Hướng dẫn cách chơi trò chơi Thí nghiệm vật chìm-vật nổi

Hướng dẫn cách chơi trò chơi Thí nghiệm vật chìm-vật nổi

Trò chơi thí nghiệm vật chìm - vật nổi là trò chơi có thể được tổ chức cho các bé trong độ tuổi từ 4 tuổi trở lên. Đây là một thí nghiệm hóa học đơn giản, dễ làm và không gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ nên có thể được tổ chức chơi thường xuyên cho bé. Trò chơi giúp trẻ biết được một số phản ứng hóa học đơn giản từ đó giúp bé trả lời cho những câu hỏi về thế giới xung quanh, bước đầu định hình về sở thích khám phá những điều mới trong cuộc sống. Chi tiết cách chơi trò chơi như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi khám phá nhé!

1. Chuẩn bị trước khi chơi

Người chơi

Trò chơi “Thí nghiệm vật chìm, vật nổi” là trò chơi tập thể, không phân biệt giới tính độ tuổi. Không giới hạn số lượng người chơi. Tuy nhiên để đảm bảo việc quản lý, trật tự khi chơi, số lượng nên từ 5 đến 10 người.
 
 

Không gian chơi

Trò chơi “Thí nghiệm vật chìm, vật nổi” cần tổ chức ở những nơi rộng rãi, sạch sẽ và an toàn cho trẻ tham gia chơi. Một số địa điểm có thể tham khảo như là phòng thí nghiệm của nhà trường, khu vui chơi, lớp học,...

 

Dụng cụ chơi

Cốc nhựa hoặc cốc thuỷ tinh, nước, giấm, nước soda (baking soda), màu thực phẩm.

 

Chuẩn bị trước khi chơi 0

2. Cách chơi trò chơi Thí nghiệm vật chìm-vật nổi

- Đổ vào cốc 3 phần nước, 1 phần giấm.

- Thêm từ từ một thìa cà phê nước soda (baking soda) để tránh quá nhiều bong bóng nổi lên (bong bóng ở đây chính là khí CO2)

- Khi hết bong bóng, có thể cho thêm vài giọt màu thực phẩm để trông bắt mắt hơn.
Lưu ý chất lỏng đang lưu chuyển và nhanh chóng hoà tan màu vừa được cho vào

- Bây giờ sẽ bắt đầu quan sát phần thú vị nhất. Trẻ tìm một thứ gì đó như hạt gạo, nho khô, rau hoặc mẩu mì,.... Sau đó cắt quả nho cắt làm đôi, thả vào cốc và thử quan sát xem những thứ đó chìm hay nổi.

- Đầu tiên, khi thả những thứ trên vào cốc, chúng sẽ chìm. Nhưng chỉ vài phút sau, chúng từ từ nổi trên bề mặt, sau đó lại chìm xuống. 
Trẻ có thể quan sát hàng giờ để xem chuyện gì xảy ra giữa những thứ cho vào cốc. Trong trường hợp mọi vật chìm chậm, cô và trẻ có thể thêm một thìa cà phê nước soda khác.

- Sau khi quan sát cả quá trình xong, giáo viên cần giải thích hiện tượng trên cho trẻ hiểu: Giấm là một axit yếu, soda là một bazơ yếu. Khi axit kết hợp với bazơ sẽ giải phóng ra khí CO2. Bong bóng CO2 bám lên trên bề mặt đồ vật. Khi các thứ trong cốc nước có đủ bóng bóng, vật đó sẽ nổi lên bề mặt và giải phóng khí CO2. Sau khi giải phóng, vật đó lại chìm xuống đáy và bắt đầu lặp lại quá trình từ từ.

- Sau khi trẻ đã quan với thí nghiệm trên thì có thể để tự trẻ thực hành và giáo viên là người quan sát và hướng dẫn trẻ.

 

Cách chơi trò chơi Thí nghiệm vật chìm-vật nổi 0

2022/07/27 - 2k views
Relate posts
Write comment
No comments yet