Hướng dẫn cách chơi trò chơi Truyền điện trong môn Toán
1. Mục đích trò chơi
- Trò chơi giúp luyện tập và Củng cố kiến thức của bài hay của một đơn vị kiến thức mới học như kỹ năng làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không nhớ trong phạm vi 1000; hay các từ vựng, từ đồng nghĩa, từ đồng âm...
- Trò chơi giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phản ứng nhanh, rèn luyện sự chú ý.
- Trò chơi này có thể sử dụng vào tất cả các môn học.
2. Chuẩn bị trước khi chơi
Không gian chơi
Trò chơi Truyền điện là trò chơi hoạt động tại chỗ, không có nhiều vận động, vì vậy chỉ cần không gian chơi thoáng mát, đủ chỗ cho tất cả người chơi tham gia. Địa điểm lí tương tổ chức trò chơi như trong lớp học, phòng họp, sân chơi...
Số lượng người chơi
Trò chơi Truyền điện là trò chơi tập thể, không giới hạn số lượng người chơi, không phân biệt giới tính. Tuy nhiên vì trò chơi theo chủ đề nhất định, nên chọn người chơi có cùng độ tuổi, kiến thức để người chơi có thể tham gia một cách dễ dàng.
Lựa chọn chủ đề
Trước khi tiến hành trò chơi, Quản trò nên lựa chọn trước các chủ đề phù hợp cho trò chơi và mục đích. Ví dụ: với môn Toán thì là các chủ đề về nhân, chia, cộng trừ. Môn Ngữ văn, chủ đề về từ, động từ, từ láy...
3. Cách chơi Trò chơi Truyền điện trong môn Toán
- Người chơi ngồi tại chỗ. Chọn một người làm quản trò ( nếu là lớp học thì có thể là Cô giáo hoặc Lớp trưởng).
- Quản trò chọn lựa một người chơi xung phong chơi đầu tiên.
- Người chơi đầu tiên A nhanh chóng hô một con số như “314” và chỉ tay vào một bạn B bất kì để “ truyền điện”.
- Người chơi thứ hai B nhanh chóng nói tiếp. Ví dụ “ trừ 145” rồi tiếp chỉ tay vào người chơi C để “ truyền điện”.
- Người chơi C trả lời. Nếu trả lời đúng, ví dụ” bằng 169” thì được hô một như người đầu tiên A và chỉ tay vào bạn D. Nếu trả lới sai, thì phải thực hiện một hình phạt do Quản trò đưa ra.
Lưu ý: Trò chơi có thể tiến hành với nhiều hình thức tính toán khác nhau, ví dụ nhân, chia, cộng.
4. Cách chơi Trò chơi Truyền điện trong môn Ngữ văn
Cách tổ chức của trò chơi Truyền điện trong môn Ngữ văn cũng tương tự như môn Toán, chỉ khác cách thức ra đề và trả lời. Ví dụ: Chủ đề tìm từ đồng nghĩa.
- Quản trò chỉ định một người bất kì chơi đầu tiên.
- Người chơi đầu tiên nếu ra một từ, ví dụ màu xanh và chỉ người chơi khác để “truyền điện” và yêu cầu trả lời.
- Nếu người chơi đó trả lời đúng, em đó lại có quyền nêu một từ khác trong bài trong bảng để mời bạn khác trả lời…