Hướng dẫn cách Nhập thành trong cờ vua

Hướng dẫn cách Nhập thành trong cờ vua

Trong cờ vua, mục đích của các người chơi đó là tấn công và chiếu bí quân Vua của đối thủ. Vì vậy, việc bảo vệ quân Vua được coi là ưu tiên hàng đầu. Một trong số phương pháp hay sử dụng nhất trong cờ vua để bảo vệ quân Vua chính là nước Nhập thành. Nếu bạn chưa nắm được luật cơ bản của nước Nhập thành, hãy tham khảo bài viết sau của Thủ thuật chơi nhé.

1. Nhập thành là gì?

Nhập thành là một trong số nước đi đặc biệt nhưng cơ bản trong Cờ vua, trong đó quân Vua và một trong hai quân Xe sẽ đồng thời tham gia vào việc di chuyển. Quân Vua sẽ di chuyển hai ô vào trong theo chiều ngang, và sau đó di chuyển quân Xe ra ngoài, đứng bên cạnh quân Vua.

Nhập thành là một cải tiến gần đây của người châu Âu trong quá trình chơi cờ vua, vào khoảng thế kỉ thứ 14 hoặc thế kỉ thứ 15.

Nhập thành là gì? 0

2. Mục đích của Nhập thành

Khi thực hiện Nhập thành, nước đi này cho phép bạn thực hiện rất nhiều các việc quan trọng trong cùng một lượt:

- Sau khi khai cuộc, thông thường, những quân Tốt trước mặt quân Vua thường phải tiến lên để mở đường cho quân Tượng hoặc quân Hậu nên khiến cho khu vực trước mặt quân Vua có nhiều khoảng trống để đối thủ di chuyển vào. Vì vậy việc Nhập thành giúp cho quân Vua đang từ giữa bàn sẽ được đưa tới vị trí an toàn ở trong góc, được bảo vệ bởi ba quân Tốt trước mặt.

- Quân Xe là một trong những quân cờ rất mạnh trong bàn cờ vua. Tuy nhiên ban đầu nó nằm ở vị trí góc bàn cờ, bị che chắn bởi quân tốt và quân Mã do đó rất khó để nhanh chóng nhập cuộc được ngay. Vì vậy, sau bước Nhập thành, quân Xe có thể dời vị trí vốn có nhanh chóng.

- Nhập thành là bước duy nhất quân Vua được phép di chuyển 2 ô trong suốt ván chơi, vì vậy đây là nước đi nhanh chóng và có lợi nhất của quân Vua.

3. Điều kiện để Nhập thành

Việc Nhập thành chỉ có thể được phép thực hiện nếu tất cả các điều kiện sau được đảm bảo vào thời điểm thực hiện việc Nhập thành:

- Mỗi bên chỉ được phép nhập thành duy nhất 1 lần trong suốt cả ván cờ.

- Vua và Xe tham gia Nhập thành tính đến thời điểm Nhập thành vẫn chưa hề di chuyển khỏi vị trí lần nào. 

Ví dụ: trong hình Bên trắng được phép nhập thành cả 2 cánh nhưng bên đen thì không được phép nhập thành nữa vì Vua đã di chuyển.

Điều kiện để Nhập thành 0

- Giữa quân Vua và quân Xe tham gia Nhập thành không được có bất kỳ quân nào khác.

Ví dụ: Bên trắng không được nhập thành gần vì đang bị quân Mã chắn.

Điều kiện để Nhập thành 1

- Trong khi nhập thành Vua không bị bất kỳ quân nào chiếu, cũng như việc Nhập thành không làm cho vua đứng vào ô bị chiếu.

Ví dụ: Bên Trắng không được nhập thành vì đang bị Tb4 chiếu, do đó bên Trắng muốn nhập thành thì phải lấy 1 quân khác che chắn đường chiếu đó.

Điều kiện để Nhập thành 2

- Khi nhập thành Vua không di chuyển qua ô cờ mà đang bị quân đối phương kiểm soát.

Ví dụ: bên Trắng đang bị Ta6 kiểm soát đường chéo a6 -> f1 bên Vua không đi qua ô f1 để nhập thành được.

Điều kiện để Nhập thành 3

Dù các điều kiện Nhập thành có vẻ khó khăn, bạn vẫn có thể tiến hành Nhập thành nếu:

- Vua có thể đã bị chiếu trước đây nhưng miễn là nó có quân hộ giá để cản nước chiếu và không bị chiếu vào thời điểm nhập thành.

- Quân Xe tham gia Nhập thành có thể đang bị tấn công.

- Quân Xe tham gia Nhập thành có thể di chuyển qua hoặc đứng vào các ô bị kiểm soát bởi quân đối phương.

4. Cách Nhập thành

Lượt đi nhập thành của một người chơi bao gồm: dùng 1 tay  di chuyển Vua hai ô về một phía của bàn cờ (chỉ được phép đi ngang) sau đó cũng sử dụng tay đó đế di chuyển quân Xe (trong góc, hướng Vua di chuyển) ra phía ngoài, đứng cạnh Vua nhưng ở phía ngược lại.

Có 2 cách Nhập thành trong cờ vua: nhập thành gần và nhập thành xa.

- Nhập thành gần: hay còn gọi là nhập thành cánh vua.

Trong Nhập thành gần, Vua sẽ di chuyển sang ngang về phía Xe gần hơn. Ví dụ: sau khi di chuyển của bên Trắng, Vua đứng ở ô G, còn Xe sẽ đứng ở ô f.  Ký hiệu của nước nhập thành gần là: 0 – 0.

Cách Nhập thành 0

- Nhập thành xa: hay còn gọi là Nhập thành cánh Hậu

Trong Nhập thành xa, Vua sẽ di chuyển sang ngang về phía quân Xe ở xa hơn. Ví dụ: sau bước Nhập thành xa, quân Vua của bên Trắng sẽ di chuyển tới ô c còn quân Xe sẽ di chuyển tới ô d. Ký hiệu của nước nhập thành xa là: 0 – 0 – 0.

Cách Nhập thành 1

5. Chiến thuật khi Nhập thành

- Nhập thành gần tương đối an toàn cho vua hơn, do vua được đặt gần với góc của bàn cờ và tất cả các tốt ở cạnh vị trí nhập thành đều được nó bảo vệ.

- Trong nhập thành xa, vua nằm gần trung tâm hơn và tốt tại cột a khi đó không được bảo vệ; tuy nhiên vua thường di chuyển tới cột b để bảo vệ tốt cũng như để tránh xa khu trung tâm bàn cờ. Ngược lại, nhập thành xa lại có xe cơ động hơn—nó nằm tại cột d, và thông thường là có thể hoạt động tích cực ngay.

- Nói chung các kì thủ hay nhập thành gần, và rất ít khi cả hai người chơi cùng nhập thành xa. Nếu một người nhập thành gần còn người kia nhập thành xa, người ta gọi nó là nhập thành ngược nhau. Kiểu nhập thành này thông thường tạo ra các trận đấu mang tính tấn công của cả hai bên về phía vua đối phương do cả hai đều có khả năng lớn trong việc di chuyển quân để tấn công vua đối phương mà không làm suy yếu cấu trúc tốt đang bảo vệ vua của mình.

6. Lưu ý khi Nhập thành

- Di chuyển quân Vua trước rồi dến di chuyển quân Xe.

- Chỉ sử dụng một tay để di chuyển quân: Người thực hiện nhập thành di chuyển vua và xe bằng chính tay vừa cầm quân vua. Mặc dù một số người chơi thực hiện nhập thành bằng cách một tay cầm vua, một tay cầm xe, nhưng điều này trái với quy tắc của cờ vua do FIDE ban hành là mỗi một nước đi chỉ có thể thực hiện bằng một tay. Theo các quy tắc của phần lớn các giải đấu thì nếu người chơi cầm quân xe trước thì bị coi là di chuyển xe chứ không phải thực hiện nhập thành.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cơ bản về kiến thức nước Nhập thành trong cơ Vua, tìm hiểu thêm các kiến thức khác về cờ vua của Thủ thuật chơi tại các bài viết dưới đây!

2019/12/04 - 59k views
Relate posts
Write comment
There are 1 discussions
Trần Nam Khánh
a year
nếu vi phạm một trong các lỗi của luật thi đấu thì người chơi có được khiếu nại trọng tài sử thua đối phương hay ko