Dự thi 04 - Lịch sử về Thế giới Rubik
Như chúng ta đã biết, ngày nay rubik đã trở thành một phần trong cuộc sống của những người yêu thích rubik. Những khối rubik đầy màu sắc, đa dạng về thể loại và thú vị qua những bước xoay đã làm cho bao nhiêu người từng phải hàng tiếng, hàng ngày,… để thỏa mãn sự tò mò để rồi những người chơi bắt đầu yêu thích nó và đã gây dưng một cộng đồng rubik lớn mạnh ở thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hôm nay, nhân kỉ niệm 1 năm ra mắt của Thuthuatchoi.com chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử thế giới rubik thông qua bài viết Dự thi 04 của bạn Tống Trường Giang
Phần
1
Phát minh vĩ đại của Ernõ Rubik
Ernõ Rubik (sinh ngày 13 tháng 7 năm 1944) tại Budapest, Hungary. Ông là một kiến trúc sư và là người sáng tạo ra món đồ chơi rubik. Được biết, mục đích ban đầu khi sáng tạo ra món đồ chơi này của ông là hỗ trợ việc giảng dạy hình học 3D cho sinh viên nhưng ông cũng không ngờ về sau nó lại trở thành một loại đồ chơi nổi tiếng. Vào năm 1974, chiếc rubik 3x3x3 đầu tiên đã ra đời (do khối 2x2 đã được phát minh vào năm 1970) Ông được cấp bằng sáng chế đầu tiên vào tháng 1/1975. Lô hàng đầu tiên được bán ra ở Budapest ngay chính quê hương của ông vào năm 1977 nhưng nó chỉ được bán độc quyền trong Hungary vì không được đăng kí ở các nước khác. Nhưng đến năm 1979, một công ti đồ chơi là Indeal Toys kí hợp đồng để mang món đồ chơi này ra các nước khác. Sau đó ít lâu, món đồ chơi mang tên “ Magic Cube” đổi tên thành “ khối Rubik” như để vinh danh người phát minh ra món đồ chơi này.
Phần
2
Cuộc thi rubik thế giới đầu tiên
Minh Thái, người Mỹ gốc Việt, là người thắng trong cuộc thi vô địch thế giới về xoay Rubik lần đầu tiên được tổ chức tại Budapest vào tháng 6 năm 1982 với thành tích 22,95 giây. Lúc đó anh mới 16 tuổi và là học sinh trung học ở Los Angeles. Nói đến đây, ắt hẳn chúng ta sẽ thấy vô cùng tự hào vì đã từng có một người gốc Việt lập kỉ lục thế giới là ta phải ngưỡng mộ. Từ đó cho đến nay, kỉ lục đó liên tục bị xô đổ. Đến nay, kỉ lục thế giới đươc ghi nhận được là 3,47 giây bởi Yu Shengdu ( người Trung Quốc).
Phần
3
Phương pháp CFOP nổi tiếng ra đời
Năm 1997, Jessica Fridrich đã công bố phương pháp giải của mình trên Rubik’s Cube Online. Phương pháp Fridrich (hay còng gọi là CFOP - từ viết tắt cho các bước) được coi là một trong những phương pháp giải nhanh nhất thế giới hiện nay. Kỷ lục thế giới và thời gian trung bình của cô đã được giữ trong nhiều năm nhờ phương pháp này, mặc dù Fridrich ước tính rằng, nó sẽ không hiệu quả khi dưới 13 giây. Cho đến nay, phương pháp Fridich vẫn là phương phổ biến và hiệu quả nhất nhiều cuber nổi tiếng hiên nay đang sử dụng phương pháp này có thể kể đến như: Felicks Zemdegs, Leo Borromeo,… và nhiều cuber khác.
Phần
4
Hiệp hội Rubik Thế giới (WCA) ra đời
Vào năm 1999, những người yêu thích khối lập phương Rubik đã có thể tìm thấy nhau trên Internet thông qua Rubik’s Game - một trò chơi điện tử trên máy tính. Từ đây, họ đã thành lập nên nhóm “Speedsolverubikscube” trên Yahoo và cho phép đăng tải thời gian cá nhân tốt nhất của họ.
Sau khi tham gia một thời gian, Ron van Bruchem và người bạn Ton Dennenbroek của mình khao khát được tổ chức một cuộc thi mà tất cả những người trong nhóm có thể gặp nhau. Năm 2003, dưới sự hướng dẫn của Dan Gosbee, họ đã tổ chức Giải vô địch thế giới Rubik tại Toronto. Cuộc thi đầu tiên này được coi là một thành công lớn, nhưng nó thể hiện rõ nhiều hạn chế, chủ yếu do chưa có quy định chặt chẽ.
Sau Giải vô địch thế giới đầu tiên, Van Bruchem gặp được Tyson Mao, họ tiếp tục tổ chức các cuộc thi ở Hà Lan, Đức và Caltech tại Hoa Kỳ. Năm 2004, họ thành lập Hiệp hội Rubik thế giới WCA.
Những môn thi đấu trong WCA gồm có:
- NxNxN - 2x2x2, 3x3x3, 4x4x4, 5x5x5, 6x6x6, 7x7x7.
- 3x3 đặc biệt - Chơi một tay (One-handed hay OH), Chơi bằng chân (With Feet hay WF), Bịt mắt (Blindfolded), Số bước ít nhất (Fewest Move hay FMC).
- Bịt mắt - 4x4x4, 5x5x5, giải bịt mắt 3x3x3 nhiều lần.
Các môn biến thể khác - Square-1, Pyraminx, Rubik’s Clock Megaminx, Skewb.
Cho đến nay, cộng đồng rubik chưa bao giờ hạ nhiệt, vẫn luôn hoạt động rất sôi nổi, và rubik cũng là cơ hội để gắn kết mọi người với nhau. Qua những giải Rubik trong nước và quốc tế, qua các buổi offline. Chúng ta phải cảm ơn rubik, cảm ơn những người có công góp phần xây dựng cộng đồng người yêu rubik lớn mạnh như ngày nay. Cảm ơn mọi người đã dành thời gian tìm hiểu cùng mình. Xin cảm ơn!
Tác giả: Tống Trường Giang
Có 14 bình luận