Dự thi 06 - Cảm nhận, kỉ niệm và con đường đến với Rubik của tôi
"Cảm nhận, kỉ niệm và con đường đến với Rubik của tôi" đó là nội dung bài viết mà bạn Lê Hiếu muốn chia sẻ thông qua cuộc thi " Cùng Thủ Thuật Chơi phát triển Rubik tại Việt Nam". Hãy cảm nhận rõ hơn điều đó thông qua nội dung chi tiết dưới đây nhé!
Phần
1
Cảm nhận, kỉ niệm và con đường đến với Rubik của tôi
Trong cuộc sống tinh thần của mỗi người, đam mê là điều không thể thiếu với chúng ta, cũng chẳng riêng gì, đam mê của tôi chỉ đơn giản là những khối đủ màu mang cái tên “RUBIK”. Khi tôi chỉ vừa bước qua cấp 2, ba của tôi, cũng chính là người thầy đầu tiên dạy tôi về cái khối rubik ấy. Nghĩ là hồi đó quả thật là khó khăn, chỉ đơn giản tầng 1, tầng 2 mà 2 cha con phải mất gần 2,3 tháng để suy nghĩ ra cách giải, đến tầng 3 sau khi giải xong được mặt đáy thì chính thức chịu thua phải leo lên mạng tìm chục cái video để có thể tìm ra được cách giải. Ôi, phải nói lúc đó chính là lúc cảm thấy sướng nhất, sau bao nhiêu thời gian cũng có thể giải được cái khối đủ màu với thời gian kỉ lục là hơn 5 phút. Nhưng với bản tính trẻ con hồi đó, tôi chỉ chơi được 1,2 tháng rồi lại bỏ xó cục rubik. Cho đến khi tôi lớp 8, một người bạn cùng lớp cũng chơi rubik và “khè” tôi về những kỉ lục của cậu ta, tôi chính thức trở về con đường “giang hồ” thời ấy những khổ nỗi dù có xoay cỡ nào cũng không thể lại, ngay cả khi cục của tôi xịn hơn.
Lúc đó suy nghĩ : ”Mình xoay không lại nhưng biết giải nhiều cục là ok rồi.” Thế là một con đường mới đã khai sang, con đường của biến thể. Từ đấy bộ sưu tập của mình càng đông dân, sau mirror rồi pyraminx rồi lại tới gear 3x3, cứ mua được con nào mới thì đem lên lớp khoe rồi xoay, rồi lại luyên thuyên phán tới lui như kiểu mình biết tuốt. Cho đến khi việc tham dự buổi off đầu tiên, nhìn bộ sưu tập cùng với trình độ cao ngút trời, tôi nhận ra rằng mình chả là cái đinh gì so với họ, nhưng cũng từ đó tôi đã gặp được những người bạn cùng đam mê sở thích. Nhờ có họ chia sẻ, tâm sự về những điều bí ẩn về khối rubik, tôi cũng đã có thể mở mang được tầm mắt của mình. Và cũng nhờ họ cùng bước đi trên đam mê tôi như được tiếp sức để tiếp tục trên con đường của mình, con đường của đam mê, tình bạn và không thể thiếu những thành tựu mà kẻ nhỏ bé, kém cỏi như tôi đạt được.
Phần
2
Kinh nghiệm, kĩ năng chơi Rubik của mình
Trong quá trình xoay rubik ngoài khả năng vận dụng finger trick và look ahead thì việc học CT cũng đóng 1 vai trò ko nhỏ để cải thiện tốc độ. Đây có thể nói là 1 trong những cách dễ nhất để cải thiện tốc độ nhanh hơn mà ko phải mất thời gian rèn luyện đôi tay. Nhưng CT thực sự rất nhiều (thường là hơn 100TH) chưa kể còn nhiều CT khác nhau nữa nên dễ gây nản cho nhiều người. Vậy nên mình viết bài này để chia sẻ cách học CT (cách Fridrich) của mình trong thời gian ngắn nhất (mà ít tẩu hỏa nhập ma nhất ).
1. Yêu cầu
- Rubik đủ trơn
- Đã học qua các CT cơ bản hoặc sau cơ bản của anh kieuphong
- Finger trick tạm đủ xài
- Sự kiên nhẫn
2. Phương pháp
Đầu tiên mình sẽ nói qua về 1 lượt các nhóm CT để học bao gồm:
- F2l(41TH)
- OLL(56TH)
- PLL(21TH)
Mới đầu nhìn các TH này chắc ai cũng sẽ hoảng (kể cả mình) nhưng thực sự các TH cũng rất đơn giản nếu biết vận dụng finger trick và cách nhận biết là xong.
Quá trình mình học là bắt đầu từ F2l sau đó là PLL và cuối cùng là OLL. Bởi vì F2l ko có quá nhiều kí hiệu phức tạp mà lại dễ finger trick ngoài ra còn tạo căn bản sau này nên mình khuyên là nên học F2l đầu tiên.
F2l
Nếu nhìn số TH thì có thể nói F2l khá nhiều nhưng nếu nhìn vào CT thì hầu hết đều na ná nhau cực kì dễ học. Điều quan trọng là nhận biết và nhóm các TH với nhau. Khi mới bắt đầu học F2l mình đã nhóm vào khoảng 10 TH và với TH này vẫn có thể F2l như bình thường. Và lúc học mình khuyên đừng nên nhìn CT và học nhẩm làm gì (chỉ tổ loạn) tốt nhất là vừa làm theo CT vừa nhìn sự di chuyển các move ngoài ra nhìn dấu hiệu các cặp với nhau.
VD: có TH 2 cặp các màu chéo nhau (hoặc trùng nhau) mình thường nhận biết kiểu này
Sau khi đã nắm được sự di chuyển và đặc điểm của TH đó bạn hãy ko nhìn CT nữa và làm theo tư duy của mình ( chắc trong thời gian tới mình sẽ post cụ thể về F2l hơn).
PLL
Trong PLL bao gồm 21 TH thực sự ko quá nhiều bởi vì nếu đã biết xoay rubik thì ai cũng phải biết tầm 3-4 CT PLL nên số TH ta phải học thực sự chỉ khoảng hơn 10 TH. Kinh nghiệm của mình khi học đoạn này cũng chỉ là lựa chọn TH dễ mà học. Nhưng muốn học tầm 5 CT dễ trong 1 ngày chỉ trong vài giờ cũng ko khó nên lúc này finger trick bắt đầu có tác dụng:cool:
Mình có thể liệt kê vài finger trick hữu dụng để học PLL:
(RUR')
(RU2R')
(RUR'U')
(FRF')
(L'UL)
Còn nhiều nữa trong quá trình học PLL bạn có thể tự ngộ thêm
Các finger trick trên bạn có thể tự ngộ ra trong các TH OLL hay PLL ở hướng dẫn cơ bản quan trọng là phải xoay nhiều + xem clip thì sẽ nhanh lên finger trick hơn:cool:
Chú ý: Để tránh loạn và ko quên thì cũng như học F2l bạn hãy dành thời gian làm từ từ từng bước 1 để nhận ra sự thay đổi và các move của TH đó rồi nhóm các move lại . Sau khi học xong hôm sau bạn nên ôn lại và học CT mới luôn thì sẽ rất nhanh và khó rơi vào TH ngày 1 học xong ngày 2 học lại.
OLL
Cũng như PLL các TH
OLL hầu như nếu fingertrick tốt cũng rất dễ học thậm chí còn dễ hơn cả PLL (bởi vì rất nhiều THCT rất giống nhau). Tuy nhiên 56 TH thực sự là 1 thử thách bởi vậy phần này cũng cần chú tâm hơn 1 chút vào CT vì nhiều cái giống nhau quá cũng dễ nhầm. Thế nên cũng như PLL bạn hãy chọn các TH dễ hoặc hay gặp để học đầu tiên
VD: nhóm chữ T hoặc chữ W mỗi nhóm chỉ có 2 TH CT cũng ngắn
Và tiếp theo khi học phần nhận biết là vô cùng quan trọng đừng áp dụng quá máy móc các CT hãy áp dụng các CT đó nhưng thỉnh thoảng hãy xoay cube đi để nhìn xem tại sao nó lại như vậy thì sẽ ko bao giờ nhầm giữa chừng khi xoay. Nói tóm lại trong OLL nếu đã học PLL tốt tầm 5 CT/ngày thì sang OLL bạn có thể học tầm 5-10 CT/ngày. Tất nhiên là đừng quên ôn lại ngày hôm sau sau khi học xong
Bài viết trên là tổng hợp 1 chút kinh nghiệm của mình khi học xong các TH Fridrich.
PS: Lời khuyên cuối cùng khi học đó là làm chậm và xoay cube càng nhiều càng tốt khi học CT có như vậy mới ko bao giờ nhầm và dễ ngộ ra được cách xoay từ 4 hướng.
Phần
3
Hướng dẫn giải Rubik 2x2
Và mình sẽ hướng dẫn các bạn chơi 1 loai rubik đó chính là con lập phương 2x2 một cách đơn giản và nhanhn nhất
Nếu bạn biết giải 3x3 cổ điển thì có nghĩa rằng bạn đã biết luôn cả cách giải Rubik 2x2 rồi đấy. Rubik 2x2 thực chất là một khối 3x3 thông thường không có các cạnh và mảnh trung tâm (phần cố định). Vì vậy, về cơ bản, việc giải Rubik 2x2 sẽ giống hệt như chỉ giải các góc của 3x3 mà thôi.
Hướng dẫn cách giải Rubik 2x2 dành cho người mới bao gồm 3 bước sau:
Bước 1: Giải tầng đầu tiên
Bước này tương tự như bước 2 của phương pháp giải 3x3 cho ngưới mới. Đầu tiên, bạn hãy chọn một mặt để cố gắng giải quyết trước (trong ví dụ này tôi sẽ chọn mặt trắng).
Mục tiêu là hoàn thành mặt màu trắng, trong khi các mặt bên của từng mảnh cũng phải khớp với nhau.
Dưới đây là 3 trường hợp cơ bản giúp bạn giải quyết một mảnh góc mà không làm hỏng các góc khác:
Hai trường hợp khác, khi bạn đã có mảnh góc nằm ở đúng vị trí nhưng mặt trắng lại sai hướng. Hãy đẩy nó xuống tầng hai và áp dụng công thức giống như 3 trường hợp trên.
Bước 2: Đưa các viên góc về đúng vị trí
Sau khi giải tầng đầu tiên, hãy lật khối Rubik xuống để màu trắng trở thành mặt đáy.
Mục tiêu trong bước này là đưa 4 viên góc ở tầng trên về đúng vị trí mà chưa cần đúng hướng. Vậy như nào là "đúng vị trí" ?? Hãy theo dõi hình dưới nhé.
Như bạn thấy trong hình, viên góc có 3 màu vàng-xanh dương-cam (khoanh đỏ) được gọi là đúng vị trí. Lý do là nó đã gồm 3 màu của 3 mặt xung quanh, chỉ là chưa đúng hướng mà thôi.
Tiếp theo, bạn quan sát xem tầng trên đã có bao nhiêu viên góc nằm ở đúng vị trí, rồi áp dụng một trong ba trường hợp dưới đây (viên góc đúng vị trí được bôi đỏ):
Trường hợp 1: Có một góc nằm đúng vị trí, bạn cầm sao cho giống hình rồi thực hiện công thức: (U R U' L') (U R' U' L). Công thức này có tác dụng hoán vị 3 góc còn lại theo chiều ngược kim đồng hồ.
Trường hợp 2: Có 2 góc kề nhau đúng vị trí, 2 góc còn lại cần hoán đổi cho nhau. Thực hiện công thức sau để hoán vị (tráo đổi) 2 góc kề: L F' L' D' L' D F.
Trường hợp 3: Có 2 góc chéo nhau đúng vị trí, 2 góc chéo còn lại cần hoán đổi cho nhau. Thực hiện công thức sau để hoán vị 2 góc chéo: F L F L' D' L' D.
Bước 3: Định hướng các góc
Như vậy là 4 góc tầng trên đều đã nằm đúng vị trí, ta chỉ cần định hướng lại chúng là xong cách giải Rubik 2x2. Trong bước này, bạn sẽ cầm cục Rubik trong tay sao cho viên góc chưa được định hướng nằm ở vị trí trước-phải-trên (FRU) rồi thực hiện công thức: R 'D' R D (2 hoặc 4 lần).
Sau khi định hướng một viên góc xong, cục Rubik của bạn sẽ trông như rối tung lên nhưng đừng lo lắng. Hãy xoay U hoặc U' để đưa viên các góc còn lại chưa được định hướng vào vị trí FRU và lặp lại công thức trên. Cứ làm như vậy cho đến khi khối Rubik 2x2 của bạn được giải hoàn toàn.
Một vài ví dụ:
Chúc bạn thành công !
Tác giả: Lê Huỳnh Minh Hiếu
Có 1 bình luận