Dự thi 08 -  Hành trình giải Rubik

Dự thi 08 - Hành trình giải Rubik

Bạn đến với trò chơi Rubik như thế nào ? Trong quá trình đó bạn có gặp những khó khăn gì không ? Cùng Thủ Thuật Chơi tìm hiểu những trải nghiệm trong hành trình đó của bạn Phan Hồng Anh thông qua bài dự thi 08 dưới đây nhé!

Trò chơi rubik này đến với tôi khá lâu chắc từ hồi lớp 4, hồi đó tôi đã xoay mấy lần rồi. Ban đầu khi mới chơi trò chơi này mình cảm thấy nó rất khó. Lúc lên lớp thì có mấy đứa bạn bảo là “trò chơi này hay lắm nó không có khó đâu, mày về nhà tập nhiều thì sẽ thấy nó dễ thôi.”Thế là tôi quyết định đem về chơi thử, sau một tuần thì mới thấy y như lời thằng bạn quả thực không hề khó mà còn rất tốt nữa.Thứ nhất nó luyện cho mình có một sự trí nhớ tốt, thứ hai nó giúp mình có một sự kiên nhẫn, thứ ba nó là một trò chơi giải trí lành mạnh. Nói chung là trò chơi này rất có ích cho bộ não của mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, trên thế giới này có rất nhiều loại rubik khác nhau mỗi loại có lợi ích riêng của nó. Như rubik cổ điển giúp chúng ta cải thiện trí nhớ, rubik big cube nó cho các bạn có một bàn tay vô cùng điêu luyện. Và còn rất nhiều loại rubik khác nữa, mặc dù chưa chơi những loại nó bao giờ nhưng có loại rubik như vậy thì ai mà không muốn chơi chứ.Nhưng con đường đến với rubik của mình như thế nào, nó khá đơn giản đó là nó đến một cách ngẫu nhiên. Lần đó là lúc mình còn học lớp 3, đang trên đường đi học về, thì ở vệ đường có xuất hiện một cái thứ gì đó hình hộp có đủ sắc màu.

Hành trình giải Rubik 0

Mình nhặt nó về thế nên từ đâm ra từ đó mê mẩn cái trò rubik.Vậy làm thế nào để chơi rubik một cách thành thạo, khá đơn giản bạn chỉ cần nắm thật chắc các kí hiệu xoay, bảng hướng dẫn và phải có một lòng kiên trì đến cùng.Với những bạn mới chơi thì nên xoay loại rubik 3*3*3 cổ điển để làm quen dần.Nhưng nếu bạn nào không biết giải thì sau đây sẽ là hướng dẫn:

Hành trình giải Rubik 1

Các bạn phải học thuộc thuật ngữ trên, thuật ngữ này có dùng cho tất cả các loại rubik khác nên bao giờ có dịp thì mình sẽ hướng dẫn sau bạn có thể thay chữ i bằng dấu’.

Bây giờ các bạn sẽ phải học thuật ngữ cả hai tay

Tay phải : R U R’U’

Tay trái :  L’U’ L U

Bây giờ là bắt đầu giải

1. Tầng 1

Ta quy ước tầng 1 là tầng có mặt trắng, tầng 3 là tầng có mặt vàng. Lúc đầu, ta sẽ để mặt trắng là mặt U. Để giải tầng 1 ta cần làm 2 bước: giải các viên cạnh để tạo thành hình chữ thập và sau đó giải các viên góc. Chú ý rằng các viên góc và cạnh cần phải được đưa về đúng vị trí của nó.

Tạo hình chữ thập: 

Ta cần tạo ra được cái
Bước này cực kỳ đơn giản, các bạn hoàn toàn có thể tự làm được, mình gợi ý cách làm sau: đầu tiên, ta cần tìm các viên cạnh có màu trắng, viên này có thể nằm ở tầng 1, tầng 2 hoặc tầng 3.

Đây là 2 ví dụ sai và đúng:

Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2:
B1: Sau khi chọn được 1 viên cạnh, ta phải xác định nó thuộc về vị trí nào trên khối rubik. Để làm được việc này, ta xem màu kề với màu trắng là màu gì. Ở trường hợp 1 màu đó là màu đỏ, do vậy viên cạnh phải nằm ở chỗ chữ X bên phải, ngay phía trên viên giữa màu đỏ. Ở trường hợp 2, màu đó là màu xanh lá cây, do đó viên cạnh phải nằm ở chỗ chữ X phía trước. Ta gọi vị trí mà viên cạnh cần đưa tới là goal.
B2: Sau khi xác định được goal, việc tiếp theo là tìm cách đưa mặt màu trắng của viên cạnh lên mặt U. Trong trường hợp 1, ta xoay F’, viên cạnh sẽ được đưa tới vị trí chữ X phía trước. Trường hợp 2, ta xoay R, viên cạnh sẽ được đưa tới vị trí chữ X bên phải. Ta gọi vị trí mà viên cạnh sẽ tới sau khi làm bước 2 là target.
B3: Có 1 vấn đề xảy ra là nếu làm luôn bước 2 thì mặt trắng của viên cạnh đúng là được đưa đến mặt U nhưng viên cạnh lại không nằm ở goal. Không sao, chuyện nhỏ như con thỏ đang ăn cỏ bị thằng da đỏ nó bắn bỏ, trước khi làm bước 2 ta đưa goal tới vị trí target bằng cách xoay U hoặc U’ hoặc U2. Sau đó làm bước 2 rồi lại đưa goal trở về chốn cũ bằng cách làm ngược lại cái U, U’, U2 ở trên.Ví dụ ở trường hợp 1, cách làm sẽ là (U F’ U’).Trường hợp 2 cách làm sẽ là (U’ R U).
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 1 hoặc tầng 3:
Ta xoay F hoặc F’ để đưa viên cạnh về tầng 2 rồi dùng phương pháp trên để giải.
Giải viên góc:
Từ bước này trở đi, ta sẽ lật ngược khối rubik lại, tức là mặt trắng thành mặt D còn mặt vàng thành mặt U. Việc này sẽ giúp chúng ta dễ dàng xác định vị trí các viên cần tìm. 
Đầu tiên, ta cũng phải tìm các viên góc có màu trắng, viên này có thể nằm ở tầng 1 hoặc tầng 3.
Nếu viên góc nằm ở tầng 3:
B1: Xác định vị trí mà viên góc cần được đưa tới bằng cách xem xét 2 màu còn lại của viên góc. Ta gọi vị trí đó là goal.
B2: Đưa viên góc tới vị trí ngay phía trên goal.
B3: Tùy vào từng trường hợp, ta dùng 1 trong các công thức sau để giải.
1. Dùng công thức (R U’ R’ U2) để đưa mặt trắng sang phía bên cạnh.                                                                 
2. Dùng 1 trong 2 công thức trên để giải.
Nếu viên góc nằm ở tầng 1:
B1: Dùng công thức (R U R’ U’) để đưa viên góc về tầng 3.
B2: Dùng phương pháp trên để giải.

2. Tầng 2

Ở tầng này, công việc rất nhẹ nhàng, ta chỉ cần giải 4 viên cạnh. Đầu tiên ta xác định các viên cạnh của tầng 2, đó là các viên cạnh còn lại mà không có màu vàng.Các viên này có thể nằm ở tầng 2 hoặc tầng 3.
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 3:
B1: Xác định vị trí viên cạnh cần đưa tới bằng cách xem xét 2 màu của viên cạnh. Ta gọi vị trí đó là goal.
B2: Xoay U, U’ hoặc U2 để đưa viên cạnh đến vị trí gần goal sao cho trục giữa của mặt F trùng màu (xem hình minh họa phía dưới).
B3: Tùy vào từng trường hợp, dùng 1 trong 2 công thức sau để giải:
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2:
B1: Dùng công thức (R U’ R’) (U’ F’ U F) để đưa viên cạnh về tầng 3.
B2: Dùng phương pháp phía trên để giải.

3. Tầng 3


Để giải tầng 3, ta làm 4 bước như sau:
Định hướng cạnh:
Mục đích của bước này là tạo ra hình chữ thập màu vàng ở mặt U. Có 3 trường hợp cần giải quyết, tuy nhiên ta chỉ cần học 1 công thức duy nhất. Khi làm công thức dưới đây, tầng 3 sẽ biến đổi theo thứ tự như sau:
Công thức: (F R U) (R’ U’ F')
Định hướng góc:
Mục đích của bước này là đưa toàn bộ mặt U về đúng màu (màu vàng). Có tất cả 7 trường hợp cần giải quyết.Khi làm công thức dưới đây, tầng 3 sẽ biến đổi như hình minh họa.Chú ý hình minh họa bên dưới thể hiện góc nhìn từ trên xuống, khi làm công thức ta vẫn phải giữ khối rubik sao cho mặt vàng nằm ở trên cùng.
Công thức: (R U) (R’ U) (R U2) R’
Hoán vị góc:
Mục đích của bước này là đưa các viên góc về đúng vị trí của nó. Công thức dưới đây sẽ hoán đổi vị trí của 2 viên góc như hình minh họa.Để đưa cả 4 viên góc về đúng vị trí, ta có thể phải làm công thức này 2 lần.
Công thức: (R U R' F') (R U R' U') (R' F) (R2 U') (R' U')
Hoán vị cạnh:
Đây là bước cuối cùng, 2 công thức dưới đây sẽ hoán đổi vị trí của 3 viên cạnh như hình minh họa. Để đưa 4 viên cạnh về đúng vị trí, ta có thể phải làm các công thức đó 2 lần.Lưu ý ta có thể chỉ cần nhớ 1 trong 2 công thức là có thể hoàn thành bước này, tuy nhiên khi đó thời gian làm sẽ lâu hơn.
Cuối cùng là hoàn thành

Chúc bạn thành công!

Tác giả: Phan Hồng Anh

2020/08/16 - 163 lượt xem
2 lượt thích
Chia sẻ bài viết
Bài viết liên quan
Viết bình luận
Chưa có bình luận nào