Hướng dẫn cách đá cầu giỏi từ cơ bản đến nâng cao

Môn đá cầu là một môn thể thao rèn luyên sức khỏe đôi chân, sự linh hoạt phản xạ của mắt phù hợp cho lứa tuổi thanh thiếu niên rèn luyện và vui chơi sau những giờ học đầy áp lực. Tuy nhiên, để trở thành một người chơi cầu có kĩ thuật tốt, người chơi giỏi, thì còn xuất phát từ nhiều yếu tố, nguyên nhân cũng như sử dụng nhiều giải pháp khác nhau. Cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu những bí kíp để đá cầu giỏi thông qua bài viết dưới đây.

Phần 1
Những yếu tố để đá cầu giỏi

Năng khiếu có sẵn

Đá cầu là môn thể thao cần sự linh hoạt dẻo dai của đôi chân, nhanh nhẹn của đôi mắt đó là lí do những người chơi có những năng khiếu thiên bẩm là yếu tố lợi thế để có thể chơi đá cầu giỏi. Tuy nhiên, sự dẻo dai linh hoạt này đều có thể bù đắp lại bằng quá trình rèn luyện thường xuyên.

 

Thái độ tập luyện

Để có thể đá cầu cơ bản thì khá đơn giản, người chơi chỉ cần rèn luyện một thời gian là có thể đạt đến trình độ cơ bản để biến đá cầu thành thú vui hàng ngày. Tuy nhiên, không tập luyện thường xuyên sẽ khiến người chơi không nâng cao được năng lực, hoặc tập luyện nhưng chưa nghiêm túc, thái độ hời hợt cũng làm ảnh hưởng tới trình độ đá cầu.

 

Đúng kĩ thuật

Thực tế, hầu hết người chơi đá cầu không thể đá cầu giỏi là chưa nắm và thực hiện được đúng kĩ thuật, từ đó dẫn đến rèn luyện sai. Xem thêm phần các lỗi thường gặp khi đá cầu trong phần dưới

 

Trang phục chơi phù hợp

Giày và trang phục đá cầu cũng là những yếu tố để đá cầu tốt hơn, chọn giày phù hợp sẽ giúp bạn thoái mái trong quá trình vận động, hạn chế các chấn thương khi chơi. 

Có 2 loại giày phổ biến để chơi cầu là:

Giày mỏ vịt: Da lộn hoặc da công nghiệp tạo cảm giác thoải mái khi đeo, phần mu bàn chân được làm to hơn như hình mỏ vịt. Tăng khả năng đỡ cầu, những tình huống cứu cầu cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên phần mỏ vịt này cũng khó khăn khi di chuyển và chỉ thích hợp khi đá cầu.

Những yếu tố để đá cầu giỏi 0

Giày thể thao: Được làm từ chất liệu vải nên có khả năng chơi và sử dụng khá đa dạng từ đá cầu, chạy bộ, sử dụng hằng ngày; rất nhiều mẫu mã và chất liệu cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên nếu mới tập chơi thì loại giày này sẽ bất tiện khi tâng cầu, sút hoặc móc cầu.

Những yếu tố để đá cầu giỏi 1

Phần 2
Cách cầm cầu, phát cầu giỏi

Cách cầm cầu đúng

Tay cầm cầu: (cùng với chân đá) cao ngang thắt lưng và cách người khoảng 0,3m, để cầu trên ngón tay 3 và 4, bàn tay ngửa khum lại để đỡ cầu, tay không cầm cầu co tự nhiên.

Cách cầm cầu, phát cầu giỏi 0

Cách phát cầu cơ bản

Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1 bàn chân (xa hơn tâng cầu), chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0,5m. Khi cầu rơi xuống dùng mu bàn chân đá cầu cho cầu bay lên cao – ra xa đến phía bạn hoặc qua lưới sang sân đối phương.

Bí kíp phát cầu giỏi

Cách phát cầu qua lưới và hiểm là một kỹ thuật quan trọng để có thể đá cầu lưới hay, phát cầu trong đá cầu lưới có 3 cách phát cầu đá qua lưới cơ bản (kỹ thuật đá cầu qua lưới).

- Phát cầu chân thấp chính diện

Cách cầm cầu, phát cầu giỏi 1

Đây là kĩ thuật thường được sử dụng nhiều trong tập luyện và thi đấu với mục đích đưa cầu vào cuộc, vừa khai thác điểm yếu của đối phương (thông qua chiến thuật phát cầu) để giành điểm trực tiếp hoặc đưa đối phương vào thế bị động, lúng túng để giành điểm.

Khi thực hiện động tác, người chơi đứng chân trước chân sau. Chân phát cầu để sau, bàn chân trước đặt vuông góc với đường biên ngang và mũi bàn chân cách đường biên ngang khoảng 20 cm, mép ngoài của bàn chân cách đường giới hạn khu vực phát cầu khoảng 20cm.

Mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi xoay ra ngoài sao cho trục của bàn chân hợp với nhau thành một góc 45 độ, hai gót chân cách nhau khoảng 30cm- 40cm .
Lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom, tay cùng bên chân chuẩn bị phát cầu gập khuỷu tay, bàn tay để ngửa trước bụng cầm đế cầu (ngón tay trỏ và ngón tay giữa để dưới đế cầu, ngón tay cái đặt trên đế cầu). Tay còn lại để tự nhiên dọc theo thân người. Mắt quan sát đối phương để chọn thời điểm phát cầu tốt nhất.

Khi thực hiện động tác phát cầu, tay cầm cầu tung nhẹ cầu lên cao ngang tầm mắt hoặc có thể thả cầu từ trên xuống, sao cho điểm rơi của cầu cách phía trước mu bàn chân đá khoảng 50cm. Khi cầu rơi xuống chân phía sau lăng về trước duỗi căng chân và bàn chân để mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cách mặt sân khoảng 20 - 30cm.

 

- Phát cầu chân thấp nghiêng người

Cách cầm cầu, phát cầu giỏi 2

 Gần giống với tư thế phát cầu thấp chân chính diện. Nhưng bàn chân trước hợp với đường biên ngang một góc 40 độ - 45 độ và mũi bàn chân cách đường giới hạn phát cầu khoảng 30cm - 40 cm . Thân trên xoay sang phải (nếu chân phát cầu là chân phải ) sao cho trục vai gần như vuông góc với đường biên ngang.

- Kỹ thuật phát cao chân nghiêng người (được áp dụng nhiều khi thi đấu)

Cách cầm cầu, phát cầu giỏi 3

Gần giống với tư thế phát cầu thấp chân nghiêng mình. Nhưng bàn chân trước hợp với đường biên ngang một góc 35 độ - 45 độ và mũi bàn chân cách đường giới hạn phát cầu khoảng 40cm - 50cm.

Phần 3
Cách tâng cầu giỏi

Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi

Cách tâng cầu giỏi 0

Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0,3 – 0,5m, cách ngực 0,2 – 0,4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi. Di chuyển về nơi cầu rơi rồi co gối chân đá lăng nhẹ và lướt lên.

Các lỗi thường gặp

– Tâng quá xa hoặc quá thấp.

– Di chuyển không đúng hướng cầu rơi hoặc di chuyển chậm.

 

Tâng cầu bằng mu bàn chân

Cách tâng cầu giỏi 1

Chuẩn bị 2 chân đứng rọng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0,5m, khi cầu rơi xuống, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0,5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu.

Các lỗi thường gặp

– Tung cầu lệch hướng.

– Đưa chân sớm quá hoặc muộn quá.

– Di chuyển không đúng hướng cầu rơi hoặc chậm.

 

Bí quyết tâng cầu giỏi

Trong thi đấu thì mỗi người chỉ được chạm cầu tối đa là 2 trạm vì vậy việc hoàn thiện kỹ thuật tâng cầu cơ bản ( đỡ cầu) khi phòng phủ là rất quan trọng, tâng cầu làm sao để nhịp khống chế tiếp theo được thuận lợi nhất để làm cầu cho đồng đội kết thúc.

- Bạn có thể sử dụng mu bàn chân(kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân) để đỡ cầu với những đường cầu xa người và cao.

- Dùng lòng trong chân để khống chế với đường cầu thấp chính diện hay mồi cầu cho đồng đội ở nhịp thứ hai.

- Dùng đùi để tâng cầu hay đỡ cầu khi cầu đi trực diện.

Tất cả các cách tâng cầu trên thành thục được chủ yếu là do cảm giác cầu là kỹ năng nên để làm tốt bạn cần phải tập luyện thường xuyên, nguyên tắc chung để có được cách đá cầu hay thì bạn phải đổi bằng thời gian và những giọt mồ hôi của mình.

Phần 4
Cách tấn công ghi điểm giỏi

Mục đích của những cách tấn công này là khiến đối phương không đỡ được cầu để rơi cầu và bên bạn sẽ dành điểm. Có khá nhiều cách để có thể ghi điểm và giành chiến thắng dưới đây là những cách cơ bản nhất.

- Kỹ thuật đánh đầu: Bạn sử dụng sức bật và khả năng đánh đầu để khiến đối phương rất khó xác định phương hướng đặc biệt khi cầu được nêu ở gần lưới trên phần sân của mình.

- Kỹ thuật bạt cầu (kỹ thuật đạp cầu): Đây là một kỹ năng khá khó bạn cần có cảm giác cầu tốt, sức bật và có độ dẻo của cổ chân và sự linh hoạt của các khớp chân, thực hành đúng và chuẩn sẽ cực kỳ đẹp mắt.

Cách tấn công ghi điểm giỏi 0

- Kỹ thuật móc cầu: Là một cách dứt điểm đầy tốc độ, cầu rơi từ trên cao xuống với tốc độ cao gần như đối phương không có cơ hội đỡ cầu, mà chỉ còn cách nhảy lên chắn cầu. Để thực hiện kỹ năng này cần có sự kết hợp ăn ý giữa người nêu cầu và người bật nhảy móc cầu. Người bật nhảy cần có sức bật tốt, cổ chân dẻo và cảm giác không gian tinh tế để có pha móc cầu mạnh và hiểm.

Cách tấn công ghi điểm giỏi 1

Phần 5
Cách chuyền cầu giỏi

Tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai. Chân trước chân sau cách nhau 1/2 bàn chân, mắt nhìn theo cầu. Khi bạn chuyền cầu sang cách người 0,5m bên phải. Chân thuận đá lăng từ dưới lên trên và tiếp xúc với cầu. Kết thúc chân thuận tiếp đất sẽ chuẩn bị các kỹ thuật khác (bên trái thì ngược lại).

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Cảm ơn bạn đã đánh giá! Hy vọng chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng hơn trong lần tới.
Bài viết liên quan

Có 5 bình luận

Bình luận bài viết.
Đinh Hary
4 năm trước
làm cách nào để đạt điểm cao
Thủ thuật chơi Channel
4 năm trước
Hi bạn. Bạn mong muốn đạt điểm cao trong thi đấu đá cầu hay tâng cầu ?
Pham Trang
3 năm trước
Trong nội dung tân cầu
Mai Phương
1 năm trước
Tôi muốn đá cầu
binh 7
8 tháng trước
cảm ơn bn hihi
1.5K
Thích
5
Bình luận
Trang chủ
Video
Chia sẻ

Trả lời

Chọn ảnh