ECP là một phương pháp giải Rubik 3x3 được phát minh bởi nhóm Kübirz dành cho Cuộc thi Phát triển Phương pháp giải - Method Development Competition vào tháng 1 năm 2021. Phương pháp này được thiết kế để việc Quan sát thành một bước trực quan, nhằm tạo ra các bước thuật toán nhanh nhất có thể. Nếu bạn đang tìm kiếm thêm 1 số thử thách mới để giải Rubik 3x3 ngoài các phương pháp phổ biến quen thuộc, hãy thử trải nghiệm thêm ECP Method để giải Rubik 3x3 thông qua bài viết dưới đây nhé !

Phần 1
Giới thiệu chung

Cuộc thi Phát triển Phương pháp giải -  Method Development Competition  được tổ chức vào tháng 1 năm 2021 là cuộc thi thứ hai trong số các sự kiện trực tuyến của Cuộc thi Phát triển Phương pháp. Trong cuộc thi này, bốn đội đã cạnh tranh nhau để tạo ra phương pháp giải tốc độ 3x3 nhanh nhất. Có bốn hạng mục bình chọn đó là: 

- Best Overall Method for Speedsolving: Phương pháp tổng thể tốt nhất để giải tốc độ
- Most Original Method: Phương pháp nguyên bản nhất
- Best Method for FMC: Phương pháp tốt nhất cho FMC
- Most Potential for Variants and Extensions: Phương pháp Tiềm năng nhất cho các biến thể và bản mở rộng.

Trong cuộc thi này, ECP Method là phương pháp chiến thắng hạng mục Most Original Method và Most Potential for Variants and Extensions.

ECP là một phương pháp được phát minh bởi nhóm Kübirz, bao gồm các thành viên: Blobinati Central, 0r1, SpaceIKEA, Cruzzader.

Ưu điểm

- Sau bước đầu tiên, hầu như toàn bộ phần còn lại là thuật toán, vì vậy sẽ có rất ít sự chậm lại khi thực hiện các động tác / tư duy trực quan
- Sử dụng việc Quan sát ban đầu để lập kế hoạch các bước trực quan là cách sử dụng bước này một cách hiệu quả nhất.
- Không sử dụng các phép quay  cả khối (về mặt kỹ thuật).
- Các thuật toán COES chủ yếu là , cho phép thực thi nhanh chóng.
- Do số lượng bước thuật toán cao, TPS tổng thể được tăng lên.
- Các thuật toán bổ sung được tạo để tránh AES.

 

Nhược điểm

- Việc nhận dạng P3L yêu cầu nhìn vào ít nhất 3 mặt, chậm hơn so với nhận dạng PLL 2 mặt hoặc nhận dạng CLL
- Không có mảnh  nào được giải trực tiếp cho đến bước cuối cùng, điều này làm tăng các điểm mù.
- Hoán vị lát E cần di chuyển E hoặc các phép quay cả khối.
- Bạn phải nắm rõ PLL để nhận dạng được CPEA, nhưng PLL không được sử dụng trong phương pháp này (Ngoại trừ trong biến thể ECP-PLLP)
- Nhiều thuật toán hơn CFOP và Roux kết hợp.

Phần 2
Các bước giải theo ECP

Các bước giải theo ECP 0

Phương pháp giải Rubik 3x3 theo ECP  bao gồm 3 bước:

Bước 1: Giải EO - Định hướng tất cả các cạnh và giải mặt D.
Bước 2: Giải COES - Định hướng góc & Tách cạnh lớp E và U
Bước 3: Giải P3L, hoặc Hoán vị 3 Lớp

Nhìn qua thì bước này không khả thi vì nó sẽ yêu cầu ghi nhớ hàng nghìn thuật toán. Thay vào đó, bước này được chia thành 2-4 bước tùy thuộc vào biến thể bạn muốn sử dụng. 
Biến thể chính được đề xuất sử dụng là ECP-CPEA, là 3-looks của P3L với 59 thuật toán
Biến thể nâng cao được đề xuất có tên là ECP-CPES, là dạng 2-look của P3L với 178 thuật toán.

Phần 3
Các biến thể ECP

ECP có rất nhiều biến thể khác nhau. Chủ yếu xuất phát từ sự khác nhau trong cách giải Bước 3 - Giải 3PL . Tất cả các biến thể đều được đặt tên theo các bước đầu tiên của chúng và được tách thành các phần khác nhau tùy thuộc vào số lượng bước mà chúng giải quyết P3L.
 

Đánh giá các biến thể của 3PL

 

# Algs

# bước giải P3L

 Tổng số phép xoay

ECP- CPEA

170

3

55-60

ECP- CP

218

3

55-60

ECP- EP

199

3

55-60

ECP - PLLP

154

3

55-60

ECP - CPES

289

2

50-55

ECP - PESEA

595

2

50-55

ECP - P3L

18,601

1

40-45

 

Bạn nên tìm hiểu trước về cách giải các lớp cuối cùng của ZZ / CFOP, Roux’s L4E và ZZ’s Edge Orientation trước khi học giải theo ECP Method.

Phần 4
Bước 1: Giải EO - Định hướng tất cả các cạnh và giải mặt D.

Bước 1: Giải EO - Định hướng tất cả các cạnh và giải mặt D. 0

Mục tiêu của bước 1 là Định hướng tất cả các cạnh (EO- Edge Orientation) và giải mặt D nhưng không cần đúng các mặt bên.
Đây là một bước rất đơn giản nếu bạn đã quen với Định hướng cạnh và xây dựng khối. Nó thường mất khoảng 17 lần di chuyển.

Phần 5
Bước 2: Giải COES - Định hướng góc & Tách cạnh

Bước 2: Giải COES - Định hướng góc & Tách cạnh 0

COES là viết tắt của Corner Orientation & Equator Separation hay Định hướng góc & Tách lớp E. Mục tiêu của bước này đó là Định hướng các góc của lớp U trong khi tách các cạnh của lớp E và U thành các lớp tương ứng của chúng định hướng các góc của lớp U trong khi đặt các cạnh E vào lớp E, bỏ qua sự hoán vị của chúng. Bước này cần đến 111 thuật toán và hầu hết trong số chúng là 2-gen (RU). 
 
Có 66% khả năng bạn sẽ phải di chuyển xung quanh các mảnh trong lớp E trước khi thực hiện thuật toán. Đây được gọi là AES - Adjust E Slice hay Điều chỉnh E Slice. 33,75% thời gian bạn sẽ phải sử dụng R2 E * R2 E *, đó là trường hợp xấu nhất. Các thuật toán cho COES có thể được tìm thấy tại đây. Số bước di chuyển trung bình của các algs này là 11,4.

Phần 6
Bước 3: Giải P3L, hoặc Hoán vị 3 Lớp

Bước 3: Giải P3L, hoặc Hoán vị 3 Lớp 0

Trên thực tế, có quá nhiều thuật toán để Hoán vị 3 Lớp cùng một lúc, vì vậy thay vào đó, thuật toán này được chia thành 2-4 bước tùy thuộc vào biến thể bạn muốn sử dụng. Biến thể chính / được đề xuất được gọi là ECP-CPEA, được đặt tên theo bước đầu tiên của nó, hay chỉ viết tắt là ECP. Đây cũng là biến thể sẽ được giới thiệu trong bài viết này.
 
Biến thể này bao gồm 3 bước bao gồm 3 bước nhỏ:

Bước 3: Giải P3L, hoặc Hoán vị 3 Lớp 1

- Bước 3a) Giải CPEA - Hoán vị góc & Căn chỉnh cạnh
- Bước 3b) Giải EP - Hoán vị cạnh 
- Bước 3c) Giải PES - Permute E Slice

 

Bước 3a) Giải CPEA - Hoán vị góc & Căn chỉnh cạnh

Bước 3: Giải P3L, hoặc Hoán vị 3 Lớp 2

CPEA là viết tắt của Corner Permutation & Edge Alignment. Bước này có 35 thuật toán  để giải quyết các góc đồng thời căn chỉnh các cạnh, sao cho bạn chỉ có thể nhận được các góc U, H hoặc Z trong  bước tiếp theo - bước EP, giúp giảm tổng số thuật toán. Số bước di chuyển trung bình của các algs này là 12,06.
 
 
Bước 3b) Giải EP - Hoán vị cạnh 

Bước 3: Giải P3L, hoặc Hoán vị 3 Lớp 3

EP là viết tắt của Edge Permutation. Bước này sử dụng 24 thuật toán để giải các cạnh của các lớp U và D và mất trung bình 9,08 lần di chuyển. 

 

Bước 3c) PES - Permuting the E Slice

Bước 3: Giải P3L, hoặc Hoán vị 3 Lớp 4

PES là viết tắt của Permuting the E Slice. Bạn có thể sử dụng phép xoay E hoặc nhóm các phép quay như trong phương pháp Roux. Bước này mất khoảng 4 lần di chuyển

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Cảm ơn bạn đã đánh giá! Hy vọng chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng hơn trong lần tới.
Bài viết liên quan

Có 1 bình luận

Bình luận bài viết.
Lê Tùng
2 năm trước
Method mới hả ad
24
Thích
1
Bình luận
Trang chủ
Video
Chia sẻ

Trả lời

Chọn ảnh