Lego là gì? Hướng dẫn lắp các mẫu lego cơ bản
1. Lego là gì?
Lego có xuất xứ từ tập đoàn Lego, Billund, Đan Mạch, sáng lập bởi một thợ mộc tên là Ole Krirk Christiansen (1891-158). Từ năm 1932, tập đoàn Lego đã bắt đầu làm các đồ chơi bằng gỗ. Đến 1947, tập đoàn này mở rộng sản xuất sang đồ chơi bằng nhựa.
Năm 1949, tập đoàn Lego bắt đầu sản xuất những viên gạch đồ chơi có thể lắp ráp với nhau và ngay sau đó, chúng đã nhanh chóng tạo nên tiếng vang lớn, mở ra một “tiểu văn hóa” Lego phát triển vượt trội. Tháng 7 năm 2015, có đến 600 tỷ bộ phận Lego được sản xuất.
Đến tháng 2 năm 2015, Lego đã “đánh bại” và thay thế thương hiệu Ferrari trở thành “nhãn hiệu quyền lực nhất thế giới” của Brand Finance.
Nó là viết tắt của từ “Leg Godt” (có nghĩa là “chơi hay”), trong tiếng Latin thì nó còn có nghĩa là “tôi xếp chúng lại với nhau”.
Lego bao gồm những viên gạch nhiều màu sắc có thể lắp ráp và kết nối với nhau thông qua các răng khớp, để tạo nên nhiều đồ vật như: con người, xe cộ, nhà cửa, cây cối… không có giới hạn cho sự sáng tạo từ lego. Những viên gạch được lấ cảm hứng một phần từ loại gạch tự khóa (Self-Locking Bricks) của hãng đồ chơi Kiddicraft. Tập đoàn Lego đã nghiên cứu và sửa đổi thiết kế của họ, cải tiến từ nguyên liệu ban đầu là xenlulozo axetet đến sau này là polymer ABS. Năm 1958, thiết kế của Lego được cấp bằng sáng chế.
2. Những lợi ích của Lego với trẻ em
Hình thành và phát triển lâu đời đến vậy nhưng tận cho đến ngày nay, các sản phẩm Lego vẫn luôn được yêu thích và phủ sóng khắp nơi. Nhất là với trẻ em, lego được xem là món đồ chơi quốc dân.
Điều này không thể không nhắc đến những lợi ích to lớn mà lego mang lại, như:
- Rèn luyện cho bé khả năng tư duy, phát triển thị giác thông qua màu sắc, hình thù
- Khơi gợi sự tò mò của trẻ với các miếng ghép đa dạng
- Giúp bé phát huy trí tưởng tượng và tính sáng tạo
- Rèn luyện tính kiên nhẫn, sự tập trung, tăng khả năng kết hợp linh hoạt giữa tay và mắt
- Giúp bé học cách xử lý, giải quyết vấn đề nếu gặp các tình huống lắp sai, chọn sai miếng
- Tăng khả năng sắp xếp logic cho bé
3. Hướng dẫn lắp ghép Lego
Lắp ghép Lego được xem là một hoạt động giáo dục và giải trí phổ biến. Dưới đây là một hướng dẫn cơ bản về cách lắp ghép LEGO:
- Chuẩn bị: Lựa chọn một bộ Lego cụ thể hoặc có thể dùng các khối gạch Lego từ nhiều bộ khác nhau. Những viên gạch này vốn rất bền và thậm chí bạn có thể tháo ra lắp vào đến tận 37.000 lần trong hàng chục năm, nên hãy tận dụng chúng nhé.
- Dạy cho bé Hiểu được các loại khối trong lego như: khối cơ bản (gồm các khối vuông, hình chữ nhật), các khối có góc, hay các bộ phận đặc biệt như bánh xe, cửa, cầu, và các bộ phận đặc biệt khác.
- Bắt đầu từ ý tưởng: Hãy luôn lập kế hoạch trước từ ý tưởng mà bạn có và xây dựng theo chủ đề cụ thể có thể làm cho quá trình thú vị hơn.
- Bắt đầu thực hiện
Bạn có thể lắp ráp lego một lần trước cho bé nhìn, sau đó để bé tự bắt chước. Chỉ cho bé cách bắt đầu từ đáy bằng việc đặt khối gạch lớn làm nền móng. Sau đó tiếp tục dùng các khối nhỏ để tạo chi tiết.
Kế tiếp, chỉ bé cách phân loại, sắp xếp các khối theo kích thước và màu sắc để dễ dàng tìm kiếm khi cần. Sử dụng sách hướng dẫn (nếu có) để ghép nối các thành phần.
Những lần tiếp theo, hãy để bé tự sáng tạo và thử sức, bạn có thể sẽ ngạc nhiên trước trí tưởng tượng của con đấy!
4. Tham khảo các lắp một số mẫu Lego cơ bản
Với Lego, bạn có thể lắp ghép thành các mô hình với nhiều hình dáng khác nhau tùy theo trí tưởng tượng phong phú của mình.
Những hình lego lắp theo hình thù quen thuộc nhất xung quanh chúng ta như: cây hoa, chữ và số, con người, đồ vật, ngôi nhà , con vật… sẽ vô cùng phù hợp cho những người mới bắt đầu.
Dưới đây là tổng hợp các ý tưởng độc đáo, chi tiết cách lắp ghép theo từng mô hình cụ thể từ Thủ Thuật Chơi.
Bạn hãy thử tham khảo và làm theo nhé! Chúc các bạn thành công và sáng tạo hơn nữa với bộ đồ chơi trí tuệ này!