Shogi là gì? Hướng dẫn cách chơi cờ Shogi Nhật Bản cho người mới bắt đầu
Cờ Shogi là một loại cờ rất phổ biến ở Nhật Bản, thường được gọi là cờ tướng Nhật Bản. Đây là môn thể thao trí tuệ, giúp rèn luyện tinh thần, chiến thuật rất tốt. Nhiều người cho rằng chính môn cờ truyền thống này đã giúp cho người Nhật trở nên thông minh nhanh nhạy như ngày nay.
Phần
1
Giới thiệu về cờ Shogi
Cờ Shogi là gì? Shogi là một từ tiếng Nhật, có nghĩa là “ Tướng kỳ” hay “ Cờ tướng”. Tương tự như cờ tướng Trung Hoa, cờ vua,... cờ Shoghi có nguồn gốc bắt nguồn từ cờ Saturanga của Ấn Độ - một loại cờ có từ thế kĩ thứ V. Cờ Shogi có tên gọi khác là cờ Nhật bản hay cờ tướng Nhật Bản.
Shogi có cách chơi tương đối giống cờ vua, nhưng thiên biến vạn hóa hơn nhờ việc bổ sung luật Thả quân: các quân bị bắt có thể được đưa lại vào bàn cờ như quân của người đã bắt nó. Điều này khiến cho trò chơi này trở nên vô cùng độc đáo.
Theo ghi chép trong cuốn Nichureki thì cờ Shogi ra đời ở Nhật Bản vào khoảng thế kỷ XII với luật chơi nguyên thủy ( không có luật Thả quân) và đến thế kỉ thứ XVI thì nước Thả quân mới bắt đầu được áp dụng.
Mục tiêu của cờ Shogi cũng giống như cờ vua, đó là nhằm ăn được quân Vua của đối phương.
Phần
2
Bàn cờ và các quân cờ Shogi
- Bàn cờ Shogi
Bàn cờ Shogi có hình vuông hoặc chữ nhật, kích thước 9 x 9 các ô , thường được làm bằng gỗ. Các ô trong bàn cờ không có phân biệt màu sắc như cờ vua.
- Các quân cờ Shogi
Quân cờ Shogi có hình ngũ giác giống như hình cái nêm, và có kích thước bằng nhau. Mỗi người chơi ban đầu trò chơi sẽ có 20 quân cờ theo số lượng như sau:
Vua: 1 quân
Xe: 1 quân
Tượng: 1 quân
Tướng vàng: 2 quân
Tướng bạc: 2 quân
Mã: 2 quân
Hương xa: 2 quân
Tốt: 9 quân
Quân cờ của hai bên hoàn toàn giống nhau về cả hình dạng và kích thước, vì vậy để phân biệt quân cờ là của bên nào, chúng ta cần xem xét chiều của quân cờ.
Mỗi quân cờ có 2 mặt. Một mặt quân cờ được in 2 chữ Hán tự bằng mực đen, ghi tên quân cờ. Một mặt còn lại được ghi 1 - 2 chữ Hán tự khác khi quân cờ đõ được Phong cấp. Trừ quân Vua và Tướng vàng sẽ không có mặt chữ đỏ, do chúng không thể Phong cấp. Chữ Hán trên các quân cờ đã gây không biết khó khăn đối với những người không biết chữ Hán đến với bộ môn cờ này. Xem chi tiết về các quân cờ Shogi ở phần dưới.
- Sắp xếp bàn cờ Shogi
20 quân cờ của 2 bên bàn đầu khi thiết lập bàn cờ được sắp xếp theo các thứ tự như sau:
Hàng cuối cùng, sát mép bàn cờ: được sắp xếp đối xứng. Trung tâm là 1 quân Vua. Thứ tự từ ngoài vào trong lần lượt là : Hương xa, Mã, Tướng bạc, Tướng vàng.
Hàng thứ hai: chỉ có 2 quân cờ.
+ Quân Tượng ở phía bên tay trái người chơi, vị trí phía trên Quân Mã trái.
+ Quân Xe ở phía tay phải người chơi, vị trí trên Quân Mã phải.
Hàng thứ ba: bao gồm 9 Quân Tốt.
Phần
3
Cách đi, bắt quân của các quân cờ Shogi
Quân Vua: Vua có thể đi/ ăn quân 1 ô theo mọi hướng.
Tướng Vàng: có thể đi được 1 ô về mọi hướng, trừ 2 nước đi chéo về sau ( tổng 6 cách đi). Không được phong cấp.
Tướng bạc: đi 1 ô theo 4 đường chéo và 1 ô tiến về phía trước ( tổng 5 cách đi). Sau khi phong cấp: tướng bạc đi như Tướng vàng.
Tượng: có thể theo 4 đường chèo bao nhiêu ô tùy ý, miễn là không bị chặn quân. Sau khi phong cấp: có thể đi như Tượng hoặc như Vua.
Xe: có thể đi ngang hoặc dọc bao nhiêu ô tùy ý, miến không bị chặn. Sau khi phong cấp: có thể đi như Xe hoặc Vua.
Mã: đi như Mã trong cờ vua, tức là đi theo hình chữ L, nhưng chỉ đi tiến lên đằng trước như hình ( 2 cách đi) và có thể nhảy qua các quân khác. Khi đến hàng 8 hoặc 9, Mã sẽ được phong cấp. Sau khi Phong cấp: Mã đi như Tướng vàng.
Hương xa: chỉ có thể đi theo chiều dọc, tiến lên phía trước. Sau khi phong cấp: Hương xa đi như Tướng vàng.
Tốt: chỉ đi thẳng phía trước 1 ô. Sau khi phong cấp: Tốt đi như Tướng vàng.
Phần
4
Cách chơi cờ Shogi cơ bản
- Thiết lập bàn chơi cờ Shogi
Mỗi bên người chơi được chia 20 quân cờ và được sắp xếp như hướng dẫn ở phần đặt quân cờ. Các quân cờ được lật mặt đen lên trên, hướng quân cờ về phía đối thủ.
Hai người chơi được gọi bằng 2 màu Đen và Trằng ( hay sente và gote). Khái niệm này chỉ để phân biệt giữa 2 bên, không phải dùng để chỉ màu quân cờ.
- Bắt đầu ván chơi
Khởi đầu, quân Đen đi quân trước, sau đó đến bên Trắng và tuần tự xen kẽ như vậy đến hết ván chơi. Các quân cờ phải đi theo đúng luật quy định về cách đi của chúng.
Khi tiến hành ván chơi, bạn có thể tiến hành “ Đi quân”, “ Thả quân” “ Phong cấp” cho các quân cờ theo những quy định sau:
Luật ăn quân
Tương tư như cờ vua, các quân cờ Shogi có thể “ ăn quân” hay là loại các quân cờ của đối thủ ra khỏi trò chơi khi mà chúng di chuyển tới ô mà tại ô đó đang có quân của đối thủ. Lưu ý: vẫn phải di theo đúng luật đi của từng quân cờ.
Luật Thả quân
Như đã nói: Luật Thả quân là một nét vô cùng thú vị của Cờ Shogi. Khi đó, khi đến lượt đi của mình, thay vì di chuyển 1 quân cờ, người chơi có thể đưa 1 quân bất kì bị ăn trước đó của đối phương ( dưới dạng chưa phong cấp) vào 1 ô trống bất kì trên bàn cờ và biến quân cờ đó thành của mình.
Khi thả quân, bạn không được phép ăn quân của đối thủ, quân cờ đó cũng không được phong cấp ngay nếu được đặt ở vùng phong cấp. Việc ăn và phong cấp được quyền thực hiện ở các nước đi tiếp theo.
Quân được thả phải có khả năng thực hiện các nước đi hợp lệ ở các lần tiếp theo. Do đó, Tốt, Mã, Hương xa không được phép thả trên hàng xa nhất ( do không thể di chuyển tiến). Quân Mã không được đặt trên hàng 8.
Quân Tốt cần đảm bảo các nguyên tắc sau khi Thả quân:
+ Quân Tốt không được thả trên cùng 1 cột dọc với một quân Tốt khác chưa được phong cấp cùng 1 bên. Nếu có cả 5 quân Tốt chưa được phong cấp trên tất cả các cột thì không được phép thả quân Tốt nào
+ Quân Tốt có thể thả tạo thành thế Chiếu Vua nhưng không được chiếu hết. Các quân khác được phép Thả và Chiếu hết.
Luật phong cấp
Đối với cờ Shogi, vùng Phong cấp là 3 hàng cuối cùng phía bên kia bàn cờ, tức là vùng đặt quân ban đầu của đối thủ. Khi một quân cờ đi ngang qua vùng Phong cấp ( dù là chỉ đi ngang qua để đến vùng ngoài, nhưng không phải Thả quân) thì quân cờ đó cũng có thể Phong cấp, nhưng không bắt buộc.
Khi chọn Phong cấp, quân cờ sẽ được lật mặt Đỏ lên để thể hiện giá trị mới và di chuyển theo cấp mới của nó.
Khi bị bắt quân, các quân đã phong sẽ quay lại dạng ban đầu của chúng.
Chiếu và chiếu hết
Khi một kỳ thủ đi một nước cờ mà lượt đi cờ tiếp theo có thể ăn quân Vua của đối thủ thì nước đi cờ đó được gọi là “ Chiếu Vua” và Vua lúc đó đang “ bị chiếu”. Khi đó đổi thủ cần chạy quân Vua đi chỗ khác hoặc dùng các quân cờ khác để che chắn không bị ăn quân. Nếu đối thủ không thể đi một nước cờ như trên thì nước chiếu được gọi là “ Chiếu hết” và người “ Chiếu hết” là người chiến thắng.
- Kết thúc ván cờ Shogi
Một kỳ thủ bắt được Vua của đối phương là người thắng cuộc. Trong thực tế việc này ít xảy ra vì một bên sẽ tự nhận thua khi thấy không cứu vãn được thất bại. Các kỳ thủ có thể bị xử thua nếu đi một nước đi không hợp lệ.
Ngoài ra, kết thúc trò chơi có thể kết thúc ở thế cờ hòa, có 2 cách xử hòa như sau
+ Lặp lại nước đi: Nếu thế cờ lặp đi lặp lại 4 lần với nước đi của cùng 1 kỳ thủ, thì nước cờ nay coi như không tính. Hai thế cờ được coi là giống nhau khi quân trong tay và thế cờ trên bàn cùng giống nhau. Tuy nhiên, thế cờ đó không được là thế chiếu Vua, kỳ thủ nào chiếu lặp 4 lần sẽ bị xử thua ngay.
+ Vua cùng tồn tại: khi cả hai quân Vua cùng vào vùng phong cấp của bên mình và cả hai đều không còn khả năng chiếu hết đối phương hoặc ăn thêm quân. Khi tình trạng này xảy ra thì dùng cách tính điểm các quân của từng bên để tìm ra người thắng cuộc: mỗi quân Xe hoặc Tượng tính 5 điểm, và các quân khác trừ Vua tính 1 điểm (quân phong cấp chỉ tính như quân thường). Bên nào có ít hơn 24 điểm sẽ bị xử thua. Nếu cả hai bên đều có ít hơn 24 điểm thì ván cờ sẽ không được tính.
Nếu bạn đã nắm rõ được các luật chơi cờ Shogi và bắt đầu muốn cải thiện kĩ năng chơi của mình, hãy học thêm về 5 thủ thuật hay khi chơi cờ Shogi cho người mới bắt đầu
Có 2 bình luận