Tháo lắp và cấu tạo bên trong của Rubik 2x2
Có thể sẽ có rất nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Tạo sao lại muốn gỡ ra và lắp lại Rubik 2x2? Việc của bạn đơn giản là giải khối Rubik 2x2 theo thuật toán chẳng là ổn sao?
Phần
1
Tại sao bạn muốn gỡ và lắp lại Rubik 2x2?
Khi chẳng may bạn làm rơi Rubik và các mảnh vỡ văng ra ngoài ? Nếu bạn đang không thể giải nổi khối Rubik 2x2? Hoặc bạn chỉ đơn giản là đang tò mò để xem cơ chế bên trong của một khối Rubik 2x2?
Cách dễ dàng nhất để đặt lại vị trí của khối Rubik đó là tách nó ra và đặt các miếng nhỏ trở lại vị trí ban đầu. Chắc chắn việc này đơn giản hơn việc bóc miếng dán trên khối Rubik ra và dán lại từng cái một rồi.
Những người chơi Rubik chuyên nghiệp thường xuyên tháo rời các khối Rubik ra để bôi trơn chúng bằng Dầu bôi trơn giúp tăng tốc độ quay.
Thỉnh thoảng khối Rubik còn bị vỡ tung khi đang được xoay do độ căng bị nới lỏng và các miếng ghép bị văng ra.
Trong tất cả các trường hợp kể trên, bạn sẽ cần lắp lại các mảnh Rubik. Nhưng dù lí do gì, bạn hãy thực hiện việc gỡ ra và lắp lại thật nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các mảnh.
Phần
2
Cách tách và gỡ khối Rubik 2x2
Để tháo khối Rubik 2x2, bạn cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Tách các mảnh Rubik 2x2 để tìm vị trí ốc vít
Phần trung tâm lõi của Rubik 2x2 của các hàng hãng sản xuất khác nhau sẽ không giống nhau nếu như bạn thử căng chúng ra. Chúng sẽ có các mặt có ốc và không. Nhiệm vụ của bạn đó là tìm kiếm vị trí của ốc vít lõi để có thể tháo rời.
Bước 2: Tháo ốc core
Sử dụng Tuốc nơ vít chuyên dụng để vặn ốc ở core trung tâm của Rubik.
Bước 3: Gỡ các mảnh Rubik
Sau khi tháo ốc core, bạn có thể dễ dàng nhấc và tháo dời các mảnh Rubik ra khỏi nhau.
Phần
3
Các loại Core Rubik 2x2
Phần Core lõi của Rubik 2x2 của các hàng hãng sản xuất khác nhau sẽ không giống nhau. Dưới đây là hình ảnh của 1 số core Rubik 2x2 mà bạn có thể bắt gặp.
- Loại 1: Có thiết kế bao gồm Core lõi và nêm giống như cấu trúc của Rubik 4x4. Đây là core thường thấy nhất của Rubik 2x2.
- Loại 2: Đây là loại core Rubik 2x2 mà trong đó 3 mảnh Rubik là trung tâm kết nối với 1 mảnh Core.
- Loại 3: Bao gồm các mảnh trung tâm lồng vào core như hình:
Phần
4
Bảo dưỡng Rubik đã tháo rời
Một Rubik xoay bị cứng không trơn mượt thường là do các nguyên nhân sau:
1. Lò xo quá cứng
2. Khô hoặc không có sili, chất bôi trơn
3. Các bề mặt chuyển động không trơn nhẵn, bị vướng.
4. Lỗ core trên viên tâm quá bé, khiến cho viên tâm xoay quanh ốc bị khó khăn.
Vì vậy sau khi tháo Rubik ra, chúng ta sẽ tiến hành tinh chỉnh, bảo dưỡng Rubik theo các nguyên nhân ở trên để giúp cho Rubik trơn mượt hơn khi xoay.
1. Bạn dùng tua vít để bật nắp trên các miếng trung tâm, sau đó nới lỏng ốc core ở bên trong ra một chút, nếu cần thiết hãy thay lò xo mới với lực nén kém hơn 1 chút. Tuy nhiên, nếu lõi trung tâm quá lỏng thì nó sẽ khiến các mảnh có thể bật ra, do đó bạn hãy cố gắng cân bằng đừng để quá lỏng cũng như quá chặt.
2. Sử dụng các loại silicon, chất bôi trơn để vệ sinh, tra vào vùng bề mặt chuyển động, khớp nối và ốc core để đảm bảo độ mượt của khối Rubik khi xoay.
Xem thêm: Những điều cần biết về Bôi trơn Rubik ( Lube Cube) và cách sử dụng
3. Gọt bớt phần via nhựa thừa ở mép các bề mặt chuyển động ở tất cả các viên trong cube. Khi gọt xong nhớ kiểm tra bằng cách sờ tay vào vùng đó, thấy trơn mịn, không gợn tay là đạt yêu cầu.
Phần
5
Cách lắp Core loại 1
Rubik có core loại 1 sẽ bao gồm các thành phần sau:
- 1 trục lõi
- 4 Nêm trung tâm hình vuông
- 8 Nêm Cạnh dùng để chèn giữa 8 mảnh Rubik
- 8 mảnh Rubik
Bước 1: Lắp 1 mảnh Rubik vào lõi
Tìm vị trí lõi Rubik có 2 khe hình vuông 2 bên và cầm như hình:
Sau đó chèn 1 góc bất kì vào khe ở giữa.
Bước 2: Chèn nêm tâm
Chèn nêm tâm vào khe giữa của Core, giữa mảnh Rubik vừa lắp vào.
Bước 3: Chèn nêm vào giữa các tâm bên cạnh
Bước 4: Lắp các mảnh Rubik còn lại vào khe đã tạo nêm
Lấy các mảnh Rubik cùng mặt với mảnh Rubik đã lắp ở bước 1 để lắp vào các khe còn lại, tạo thành 1 mặt Rubik.
Bước 5: Lắp các nêm vào vào 3 mảnh tâm vừa lắp
Bước 6: Ghép các mảnh Rubik còn lại tạo thành 1 mặt
Bước 7: Lắp nêm vào giữa 3 mảnh Rubik
Lắp 1 nêm vào giữa 2 mảnh Rubik
Thực hiện tương tự với nêm và mảnh còn lại để ghép 3 mảnh với nhau.
Bước 8: Lắp nêm tâm vào giữa 3 mảnh Rubik đã ghép
Nêm tâm là Nêm có hình vuông được lắp vào trục tâm như hình.
Chèn nêm tâm vào giữa 3 cạnh đã ghép như dưới đây:
Bước 9: Chèn 2 nêm còn lại để hoàn thành mặt
Bước 10: Lắp 2 phần Rubik lại với nhau
Tiến hành lắp 4 mảnh Rubik đã lắp với core vào 4 mảnh đã hoàn thành ở bước 9.
Phần
6
Cách lắp Core loại 2
Core loại 2 thực chất có cấu trúc chính bằng Core loại 1 khi đã lắp được 1 khối Rubik đầu tiên ở bước 2.
Do đó, cách lắp Core loại 2 sẽ được thực hiện tương tự các bước còn lại của loại 1 từ bước 3 trở đi.
Phần
7
Cách lắp core loại 3
Core loại 1 thực chất có cấu tạo tương tự Core loại 2. Trong đó chỉ có sự biến đổi của Nêm cạnh, Nêm tâm.
Hãy trở thành người bình luận đầu tiên