Cách chơi trò chơi Thụt thò

Cách chơi trò chơi Thụt thò

Nếu bạn là giáo viên đang tìm kiếm những trò chơi mới cho học sinh để các em có thêm năng lượng, hào hứng với tiết học mới thì hãy tham khảo trò chơi Thụt thò. Tìm hiểu cách chơi trò chơi này trong bài viết dưới đây của Thủ Thuật Chơi.

1. Chuẩn bị trước khi chơi

Người chơi

Thụt thò là trò chơi không phân biệt giới tính, độ tuổi chơi hay số lượng người chơi. Thực tế khuyến khích càng đông người tham gia càng tốt, vì nó sẽ tạo ra sự hấp dẫn, tính cạnh tranh cho những người cùng chơi.

Không gian chơi

Với trò chơi này, để số lượng người chơi như trên được thoải mái nhất, cần hướng đến những nơi có không gian đủ rộng. Một số địa điểm thích hợp để chơi trò chơi Thụt thò có thể kể đến như: phòng thể thao rộng, sân trường, lớp học, sân bóng, phòng vui chơi…

Dụng cụ chơi

Một ưu điểm của trò chơi này là thầy cô hay học sinh không cần phải chuẩn bị bất cứ dụng cụ hay nguyên liệu nào. Đó là lý do nó dễ dàng được áp dụng và “được lòng” mọi người. 

Chuẩn bị trước khi chơi 0

Thời điểm chơi

Sau mỗi tiếng học, giờ chuyển tiết chính là thời gian mà học sinh thư giãn, giải lao để bước vào tiết học tiếp theo được hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng là lúc nhiều học sinh gây ồn ào, mất trật tự, ảnh hưởng đến các lớp học khác. Chơi Thụt thò vào những giờ chuyển tiết như thế này là cách ổn định học sinh một cách hiệu quả nhất, đồng thời cũng không gây ra sự mất trật tự.

Ngoài ra, trò chơi này cũng phù hợp vào các giờ sinh hoạt lớp, khởi động tiết học, kết thúc tiết học… 

2. Cách chơi Thụt thò

Trò chơi Thụt thò có luật chơi như sau: nhiệm vụ của người chơi mỗi đội là thao tác các động tác tay theo mọi yêu cầu từ phía người quản trò.

Bắt đầu chơi, thầy cô lựa chọn một người đóng vai trò là quản trò, đưa ra các hiệu lệnh. Lựa chọn bằng cách giơ tay tự nguyện, hoặc chỉ điểm, hoặc thầy cô sẽ đảm nhiệm luôn vị trí này.

Cách chơi Thụt thò 0

Do không giới hạn số lượng người chơi, hay cần chuẩn bị dụng cụ chơi nào, nên người chơi chỉ cần ngồi yên tại vị trí của mình.

Quản trò quy định luật chơi: Nếu hô “Thụt” thì người chơi phải để khuỷu tay thụt ra sau, còn khi hô “Thò” thì người chơi cần đẩy tay lên trước. Để tăng độ khó cho trò chơi, quản trò có thể linh hoạt điều chỉnh quy định, ví dụ: thụt = ngồi sụp xuống đất (với người đang ngồi trên ghế), thò = đứng dậy và nhảy lên cao. Hay thụt = nằm bò ra đất, thò = ngồi dậy và giơ 1 chân ra…

Sau khi phổ biến luật chơi, quản trò bắt đầu hô Thụt - Thò. Người chơi vừa làm vừa hô theo quản trò. Lúc khởi động, quản trò có thể hô một cách chậm rãi: Thụt - Thò - Thụt - Thò. Dần dần, để làm “nóng” trò chơi hơn, quản trò phải nhanh nhẹn và hô nhiều lần liên tiếp. Ví dụ: Thò - Thò - Thụt - Thò - Thò - Thụt…

Người chiến thắng là người thực hiện đúng toàn bộ khẩu lệnh của quản trò, sống sót đến cuối trò chơi. Nếu người chơi làm sai sẽ bị bắt ra phạt bằng cách hát hoặc nhảy… tùy theo quy định của thầy cô và người quản trò.

3. Những điều cần chú ý về trò chơi Thụt thò

Thủ Thuật Chơi mách bạn một số lưu ý khi chơi trò chơi Thụt thò, đó là:

- Mặc dù cách chơi trò chơi vô cùng đơn giản nhưng độ khó của nó lại không hề giản đơn. Bạn cần chú ý rõ vào luật quy định và nghe kỹ khẩu lệnh của người quản trò.

Những điều cần chú ý về trò chơi Thụt thò 0

- Nếu bạn đóng vị trí là người quản trò, bạn có thể làm khó người chơi bằng cách đọc lái, đọc nhỏ, đọc nhanh… để lừa người tham gia nhé.

- Thực hiện các hành động một cách an toàn để đảm bảo trò chơi diễn ra suôn sẻ và mọi người đều tận hưởng niềm vui mà trò chơi mang lại.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của chúng tôi về cách chơi trò chơi Thụt Thò. Hi vọng rằng nó sẽ hữu ích để bạn và các em học sinh có nhiều thời gian vui vẻ bên nhau, nạp thêm năng lượng và sự hào hứng để học tập thật giỏi nhé!

2023/12/23 - 163 lượt xem
Bài viết liên quan
Viết bình luận
Chưa có bình luận nào