Hướng dẫn cách chơi bài Sâm Lốc
Xuất phát từ gốc miền Bắc nước ta, game bà Sâm Lốc không còn quá xa lạ với bất cứ người Việt nào, nhất là trong những dịp tụ họp, lễ Tết. Cách chơi Sâm Lốc lại khá đơn giản và thú vị, phù hợp cho cả những người vừa mới bắt đầu. Để bạn hiểu rõ về trò chơi này, hãy cùng Thủ Thuật Chơi làm rõ luật chơi, cách chơi tại đây nhé!
Phần
1
Thông tin về bài Sâm Lốc
Bài Sâm Lốc khá giống với cách chơi tiến lên miền Nam, nhưng có sự phá cách rất đặc biệt để tạo sự cuốn hút, có thể kể đến như:
- Số lượng bài được chia thay vì 13 lá như bài tiến lên, sẽ là 10 lá cho mỗi người
- Số lượng người chơi từ 2-5 người
- Nếu chơi tối đa 5 người, 2 lá bài dư sẽ để riêng, không chia cho người chơi nào và cũng không được lật bài đó
- Lượt đi bài ngược chiều kim đồng hồ, bài người đi sau phải lớn hơn người đi trước
- Ván bài dừng lại khi có một người về nhất. Những người còn lại đếm và kiểm tra các lá bài còn lại trên tay và tính tiền.
Phần
2
Luật chơi bài Sâm Lốc
Chia bài cho mỗi người đủ 10 quân bài. Người có lá bài nhỏ nhất sẽ được quyền đi đầu tiên, bắt đầu từ ván thứ hai trở đi, ai giành chiến thắng ở ván trước thì sẽ đi lá bài đầu tiên.
Thứ tự lớn bé của bài Sâm Lốc như sau:
- Độ lớn của các quân bài theo thứ tự: 3 < 4< 5< 6< 7< 8< 9< 10< J< Q< K< A< 2.
- Sâm không phân biệt các chất cơ, rô, chuồn, bích của các con bài
Cách xếp bài Sâm lốc như sau:
- Bài lẻ (hay còn gọi là bài rác): các lá bài lẻ, không có bài giống nhau, không sắp xếp thành đôi/cặp nào
- Bài đôi: Các quân bài có 2 con có cùng giá trị kết hợp với nhau. Ví dụ: 33, 44 hoặc 55.
- Bài xám: Có 3 quân bài có cùng giá trị kết hợp với nhau trong bộ bài. Ví dụ 333, 555 hoặc 777.
- Tứ quý: Tụ bài có 4 quân giống nhau, ví dụ: 6666, 7777 hoặc 9999.
- Sảnh: tập hợp các lá bài có giá trị liên tục nhau, tối thiểu là 3 quân bài trở lên. Ví dụ: 345, 6789 hoặc 910JKA. Con nhỏ nhất trong sảnh là A, lớn nhất cũng là A. Ví dụ: nhỏ nhất A23, cao nhất QKA, không có sảnh KA2.
Phần
3
Thuật ngữ hay dùng trong bài Sâm Lốc
Có một số thuật ngữ riêng trong Sâm Lốc, cụ thể là:
- Báo sâm: dùng khi lên bài mà bạn chắc chắn rằng sẽ không ai bắt được số bài mà bạn sẽ đánh ra, đồng nghĩa với việc bạn sẽ được ưu tiên đánh trước. Nếu nhiều người cùng báo Sâm thì ai báo Sâm trước sẽ được đánh trước.
- Chặt: Dùng trong 2 trường hợp: 1 tứ quý chặt heo (chặt được 1 heo), 2 tứ quý chặt được đôi heo và tứ quý lớn chặt tứ quý nhỏ.
- Đè: chặt lần 2 trong 1 vòng chơi thì được gọi là đè. Ví dụ Tứ quý 3 chặt 2 cơ, tứ quý 4 lại chặt tứ quý 3. Tức là, người chơi ra tứ quý 3 bị đè và phải trả tiền cho người chơi chặt đè - có tứ quý 4. Trong trường hợp bị đè, người chơi ra lá 2 sẽ không mất tiền.
- Thối: Game Sâm Lốc là không được đi lá 2 cuối cùng, nếu đi lá 2 cuối cùng thì xem như thối heo.
- Ăn trắng (thắng trắng): Là kiểu thắng tới đặc biệt, thắng ngay khi chia bài xong (không cần đánh), xảy ra khi người chơi sở hữu bộ bài đặc biệt như có: Sảnh 10 Lá bài (ví dụ: 3♠ 4♦ 5♥ 6♣ 7♥ 8♦ 9♦ 10♠ J♥ Q♠); Tứ quý 2; 10 Lá cùng màu không cần đồng chất; 5 Đôi hoặc 3 xám cô (4 bộ xám trong các tụ bài như 555-666-777-888 hay 999-1010101-JJJ-QQQ).
- Cóng/Treo (giống với "Móm" trong bài Phỏm): Một người chơi chưa giải phóng được lá bài nào trong khi đã có người giải phóng hết thì sẽ gọi là thua treo.
- Đền bài: Có 2 loại đền là đền trắng và đền báo. Đền trắng là khi người chơi có bài lớn hơn nhưng không bắt để đối phương đánh tới trắng hoặc “báo Sâm thành công” thì người chơi này sẽ phải đền cho tất cả người chơi còn lại.
- Xin làng: tên gọi cho việc sau khi chia bài mình sẽ cướp cái. Nếu người chơi nhận thấy bài của mình không có ai chặn được thì xin làng - được quyền đánh trước để mọi người chặn sau. Nếu xin làng thành công thì sẽ giành hết phần thưởng, còn ngược lại sẽ phải đền cả làng.
Phần
4
Cách chơi bài Sâm Lốc chi tiết
Chia bài cho từng người, ai có lá 3 bích sẽ đi đầu tiên. Trường hợp không có 3 bích, lá nhỏ nhất sẽ đi trước.
Những người chơi còn lại sẽ sử dụng các quân bài lớn hơn hoặc các đôi tương ứng, xám cô/sảnh cao hơn để chặn bài người đi trước theo cùng độ dài hoặc dài hơn cũng được.
Nếu một người đánh ra quân bài mà những người còn lại không chặn được, người đó được tiếp tục đi tiếp ở lượt sau.
Khi có ai còn một lá bài duy nhất thì phải báo cho mọi người biết. Người ngồi trước người báo bài sẽ tiến hành chặt từng quân dể người kia không thể về nhất. Nếu không giữ được bài thì người chơi sẽ phải đền bằng tổng số bài của những người chơi đi cùng (tính cả 1 lá 2 và 1 tứ quý).
Phần
5
Tính điểm trong Sâm Lốc
Cách tính điểm trong Sâm lốc sẽ hơi phức tạp với những người mới, bạn cần lưu ý rằng:
- Với ván thắng thông thường: tính điểm bằng tổng lá bài còn lại trong tay nhân với mức cược trước ván đấu, cộng thêm một lá 2 và 1 tứ quý
- Với ván ăn trắng: Người thắng nhận 20 quân bài nhân với mức cược, thêm 1 lá 2, 1 tứ quý
- Xin làng: Nếu thắng, người chơi ăn 20 lá bài nhân với mức cược
- Đền làng: Đền cho người khác 20 lá bài nhân với mức cược
- Cóng: Bằng 15 lá nhân với mức cược, cộng thêm 1 lá 2, 1 tứ quý
- Tứ quý chặt: người bị chặt bị tính 10 lá
- Thối hai: người bị thối trừ đi 5 lá
- Chặt đè: số lượt tính nhân lên 15 lá trong một lượt chặt
Phần
6
Kết luận chung
Trên đây là những chia sẻ của Thủ Thuật Chơi về bài Sâm lốc là gì và cách đánh bài sâm lốc. Hi vọng chúng sẽ giúp bạn thắng được nhiều nhất có thể. Chúc may mắn cùng trò chơi này nhé!
Hãy trở thành người bình luận đầu tiên