Hướng dẫn cách chơi Board game Tam Quốc Sát - Quốc chiến
Năm 2015, Tam Quốc Sát hay Huyền thoại Tam Quốc đã trở thành một hiện tượng Board Game và được độc giả bình chọn danh hiệu Board Game hay nhất năm. Có cách chơi tương đối giống bài Bang! cùng với tính chiến thuật cao, Tam Quốc Sát sau khi du nhập vào Việt Nam cũng nhanh chóng nổi tiếng và được đón nhận. Nếu bạn đang tìm hiểu về Board game này, hãy tham khảo hướng dẫn cách chơi chi tiết ở bài dưới đây của Thủ thuật chơi nhé!
Phần
1
Giới thiệu chung
Board Game Tam Quốc Sát có tên gọi tiếng Anh là Legends of the Three Kingdoms viết tắt là LTK, 3KK, được xây dựng dựa trên cuốn truyện nổi tiếng cùng tên của Trung Quốc là Tam Quốc ( hay Romance of the Three Kingdoms).
Tam Quốc Sát được sáng tạo bởi tác giả Kayak và phát hành bởi hãng YOKA vào ngày 1 tháng 1 năm 2008. Trò chơi này nhanh chóng phát triển thêm 7 phiên bản mở rộng và bản Game Online là LTK Online và bản LTK Q dành cho trẻ em.
Với cách chơi tương tự như một Board game nổi tiếng trước đó là bài Bang!, Tam Quốc Sát nhanh chóng được cộng đồng người chơi đón nhận. Bằng chứng là trò chơi đã thu về hơn 20 triệu nhân dân tệ vào năm 2009 và 100 triệu nhân dân tệ vào năm 2010 đồng thời nhanh chóng lan rộng ra nhiều các quốc gia trên thế giới khác ngoài Trung Quốc.
Tam Quốc Sát có 2 phiên bản nổi bật bao gồm:
- Tam Quốc Sát - Nội chiến
- Tam Quốc Sát- Quốc chiến
Ở bài viết này, Thủ thuật chơi sẽ giới thiệu với bạn về cách chơi cơ bản của bộ Tam Quốc Sát - Quốc chiến.
Phần
2
Một bộ Tam Quốc Sát - Quốc chiến
Một bộ Board Game Tam Quốc Sát bao gồm thành các thành phần chính như sau:
- Một quyển hướng dẫn
- Các lá bài bao gồm:
+ 4 lá bài Dã tâm gia
+ 12 lá bài Thẻ máu
+ 84 lá bài Tướng chia làm 4 Phe
+ 3 lá bài quân chủ
+ 3 lá bài Lệnh tương ứng với 3 lá bài Quân chủ
+ 6 Bookmark
+ 56 lá bài bốc
Phần
3
Mục tiêu của trò chơi
Mục tiêu của người chơi trong trò chơi sẽ phụ thuộc nhiều vào việc người chơi thuộc Phe nào.
- Nếu bạn lật tướng và số người chơi cùng phe với bạn không lớn hơn một nửa số người chơi, bạn thuộc Phe đó. Nhiệm vụ của người chơi đó là cần phải loại bỏ tất cả những người chơi khác phe của mình nhằm thống nhất thiên hạ.
- Nếu số người cùng phe lớn hơn một nửa số người chơi, người chơi sẽ trở thành Dã tâm và thuộc 1 phe riêng biệt. Người chơi Dã tâm cần phải giết tất cả mọi người chơi để giành chiến thắng.
Lưu ý: Hai dã tâm khác nhau thuộc hai phe khác nhau và cần phải tiêu diệt lẫn nhau để giành chiến thắng.
Việc trở thành dã tâm chỉ áp dụng với những người chơi lật sau cùng, khi làm cho số người chơi của 1 phe vượt quá tổng số người chơi.
Ví dụ: trong trận chiến 6-7 người, bạn là người lật tướng và chung phe với 3 người chơi đã có trên bàn thì bạn sẽ trở thành Dã tâm, còn 3 người chơi trên thì không.
Phần
4
Thiết lập trò chơi bàn đầu
Chọn tướng
Tráo các lá bài Tướng và tiến hành chia cho mỗi người chơi 5 lá bài tướng và 1 thanh máu. Người chơi kiểm tra các lá bài của mình được chia nhưng không được để lộ lá bài của mình cho các người chơi khác. Trong số 5 lá bài, sẽ có 2 lá bài cùng một phe tạo thành 1 cặp. Đây sẽ là cặp tướng mà người chơi dùng để sử dụng trong trò chơi. Những lá bài còn lại không được sử dụng và cho lại vào hộp,
Mỗi người chơi đặt Thanh máu nằm ngang, một lá bài Tướng gần thanh máu đóng vai trò Chủ tướng, lá bài Tướng còn lại đặt bên cạnh đóng vai trò là Phó tướng. Các lá bài Tướng ban đầu đều được đặt úp mặt xuống.
Người chơi cần lưu ý ghi nhớ Phe, Tên, Số máu cũng như Kỹ năng của các lá bài Tướng của mình.
Xác định Số máu và Giới tính
Sau khi đã Chọn tướng xong, người chơi nhớ và cộng số máu của 2 lá bài Tướng của mình đang có tạo thành Giới hạn máu mà mình có ( làm tròn xuống). Dùng lá bài Chủ tướng để che đi một phần thanh máu sao cho số máu hiển thị đúng bằng Giới hạn máu đó. Giới hạn máu của mỗi người chơi được công khai cho tất cả những người chơi khác biết. Mỗi lần người chơi bị mất máu, người chơi sẽ tiếp tục che đi các phần máu tương ứng.
Về giới tính, nếu người chơi chưa lật bất kì Tướng nào lên, người chơi được coi là Chưa có giới tính. Nếu người chơi mở 1 lá bài Tướng lên, người chơi có Giới tính chính là giới tính của lá bài Tướng đó. Nếu người chơi mở cả 2 lá bài Tướng lên, Giới tính là giới tính của lá bài Chủ tướng.
Chia các lá bài bốc khởi điểm
Tráo đều tập lá bài Bốc lên và chia cho mỗi người chơi 4 lá bài khởi điểm. Xào lại bộ bài Bốc và đặt ở giữa bàn chơi để tất cả người chơi có thể với tới.
Phần
5
Cách chơi một ván Tam Quốc Sát
Chọn một người chơi làm người chơi đầu tiên. Các lượt tiếp theo được chơi theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
Một lượt chơi của mình, mỗi người chơi thực hiện lần lượt hành động theo 6 giai đoạn sau
Giai đoạn 1: Đầu lượt
Người chơi có thể lật lá bài Tướng và sử dụng các chức năng đang úp ở giai đoạn này. Ngoài ra, có một số kĩ năng có thể được sử dụng ở giai đoạn này.
Giai đoạn 2: Phán xét
Rút Phán xét cho những lá bài trong vùng Phán xét của mình. Nếu có nhiều hơn 1 lá bài, người chơi sẽ rút theo thứ tự từng lá, lá bài nào đến sau được xử lí đầu tiên.
Phán xét: Một số lá bài hay chức năng sẽ yêu cầu bạn lật một lá bài Phán xét. Khi đó bạn mở lá bài đầu tiên đang ở của chồng bài Rút, gọi là “ lá Phán xét”.
Tùy thuộc vào màu, chất, số trên lá bài mà sẽ dấn tới những kết quả khác nhau. Sau khi Phán xét có hiệu lực, đem lá Phán xét đưa vào chồng bài bỏ. Người thực hiện việc rút là phán xét được gọi là “ người rút Phán xét” nhưng lá bài Phán xét không được tính là bài của người đó.
Giai đoạn 3: Rút bài
Rút 2 lá bài từ chồng bài Rút
Giai đoạn 4: Dùng bài
Bạn có thể sử dụng bất cứ lá bài nào trên tay nhưng cần đảm bảo các điều kiện
- Mỗi giai đoạn chỉ được dùng 1 lá bài Sát
- Không được đặt 2 lá bài cùng tên trong vùng Phán xét của cùng 1 người.
Giai đoạn 5: Bỏ bài
Khi người chơi trong không muốn sử dụng 1 lá bài hoặc không còn có thể sử dụng 1 lá bài, người chơi tiến hành bỏ lá bài đó đi.
Ngoài ra, số bài trên tay sau mỗi lượt sẽ bằng số máu hiện tại còn lại của người chơi đó. Do vậy, lúc này người chơi cần kiểm tra xem mình có vượt quá số bài được cho phép trên tay không. Nếu có, cần bỏ bài để đảm bảo giới hạn này.
Giai đoạn 6: Cuối lượt chơi
Trong giao đoạn này, một số kĩ năng có thể được kích hoạt
Phần
6
Cách cầm đặt các lá bài
Khu vực chơi của một người chơi bao gồm các lá bài trên tay, vùng trang bị và vùng phán xét. Bài của người chơi bao gồm lá bài trên tay và vùng trang bị, không bao gồm vùng phán xét. Cách đặt các lá bài trên bàn như hình bên dưới:
Phần
7
Thưởng phạt trong khi chơi
- Khi bạn là người chơi lật tướng đầu tiên trong trò chơi, bạn có thể rút 2 lá bài.
- Một lần trong trò chơi, khi bạn đã lên hai tướng và tổng máu của bạn dư 0.5 ( Ví dụ : Hạ Hầu Đôn có 2 máu và Tư Mã Ý 1.5 máu, tổng là 3.5 máu), khi đó bạn được phép rút thêm 1 lá bài.
- Một lần trong trò chơi, ngay khi cả 2 tướng đã được lật lên và là cặp đôi hoàn hảo, bạn có thể rút 2 lá hoặc hồi 1 máu.
- Khi bạn giết 1 người nào đó (chỉ áp dụng với người đã xác định phe)
+ Nếu người đó khác phe, bạn sẽ được rút từ chồng bài rút bằng với số người của phe đó còn sống ( bao gồm cả người bị giết).
+ Nếu người đó chung phe với bạn, bạn bỏ tất cả lá bài trên tay và trong vùng trang bị của bạn.
Lưu ý
- Người đã chết vẫn coi là chung phe với những người cùng nước với họ.
- Nếu bạn chết, bạn phải lật hết 2 lá bài của mình lên và lộ phe.
Phần
8
Kết thúc trò chơi
Trò chơi kết thúc khi tất cả mọi người chơi đều đã xác định được phe và trên bàn chỉ tồn tại những người cùng phe.
Khi một phe thắng, tất cả những người chung phe- dù đã chết- cũng được coi là thắng.
Phần
9
Các lá bài Tướng
Là các nhân vật đặt tên theo tác phẩm Tam Quốc. Mỗi lá bài Tướng sẽ có những kĩ năng và số lượng máu khác nhau.
Các thông tin trên lá bài Tướng
Một lá Tướng sẽ hiển thị các thông tin sau:
- Nước - Phe
- Số máu
- Tên và danh hiệu
- Kỹ năng
- Tên của tướng tạo thành cặp đôi hoàn hảo
Các phe Tướng
Các lá bài tướng được chia thành 4 phe khác nhau bao gồm:
- Phe Thục: là các lá bài Tướng có màu viền bài màu Đỏ. Bao gồm các nhân vật nổi tiếng như: Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Triệu Vân, Gia Cát Lượng, Hoàng Nguyệt Anh, Lưu Thiện…
- Phe Ngụy: là các lá bài Tướng có viền màu xanh lam. Bao gồm: Tào Tháo, Hứa Chử, Tư Mã Ý, Hạ Hầu Đôn, Chân Cơ…
- Phe Ngô: là các lá bài Tướng có viền màu xanh lá. Bao gồm các lá bài: Tôn Quyền, Chu Du, Cam Ninh, Lã Mông, Hoàng Cái,
- Phe Quần Hùng: là các lá bài có viền màu đen. Bao gồm các lá bài: Lữ Bố, Điêu Thuyền, Hoa Đà, Đổng Trác, Bàng Đức…
Tạo cặp đôi Tướng
Một số tướng sẽ ghép cặp với một số tướng khác tạo thành các cặp đôi hoàn hảo. Cặp đôi hoàn hảo sau khi đã lật cả hai tướng sẽ được chọn hồi 1 máu hoặc rút 2 lá bài.
Chẳng hạn: lá Hạ Hầu Đôn có thể ghép cặp với lá Hạ Hầu Uyên.
Lật tướng và dùng kĩ năng
Người chơi chưa lật tướng sẽ không có kĩ năng, phe, hoặc giới tính. Có 2 trường hợp có thể lật tướng: 1/ Trong giai đoạn đầu lượt ; 2./ Khi sử dụng kĩ năng.
Phần
10
Các lá bài bốc
Những lá bài bốc gồm 3 loại chính là bài cơ bản, kế và trang bị, mỗi lá có một chức năng riêng biệt nhằm hỗ trợ cho các nhân vật trong quá trình chơi, giúp giảm thiếu sát thương và số máu mất đi.
Đặc điểm đặc biệt của các lá bài Bốc đó là chúng còn được đánh dấu các số từ 1-10, J,Q,K cùng các kí hiệu Rô, Cơ, Nhép, Bích ở phía trên như các lá bài Tây bình thường.
Ba loại bài bốc bao gồm:
Các lá bài Cơ bản
6 lá: Sát, Né, Đào, Rượu, Sát Lôi, Sát Hỏa.
Các lá bài Kế
12 Kế tức thời: Vô Giải Khả Kích, Vô Trung Sinh Hữu, Thuận Thủ Thiên Dương, Quá Dạ Sách Kiều, Hỏa Công, Đào Viên Kết Nghĩa, Ngũ Cốc Phong Đăng, …
3 Kế dài hạn: Sấm Sét, Binh Lương Cạn Kiệt, Lạc Bất Tư Thục.
Các lá bài Trang bị
Bao gồm
Vũ khí: Gia Cát Liên Nỏ, Thanh Canh Kiến, Hàn Băng Kiếm, Thư Hùng Song Kiếm,..
Giáp: Bát Quái Trận, Nhân Vương Khiên, Bạch Ngân Sư Mão, Đằng Giáp.
Ngựa: Ngựa Công, Ngựa Trừ.
Phần
11
Các khái niệm khác
1. Tầm
Tầm được đo là khoảng cách giữa các người chơi. Hai người chơi ngồi cạnh nhau có tầm là 1. Cứ cách một người chơi, tầm được tăng lên là hai. Nếu người chơi bị chết, người chơi đó sẽ không được tính vào tầm. Tầm ảnh hưởng tới khả năng sát thương và phòng thủ của bạn.
Ban đầu mỗi người chơi có tầm là 1, tức có thể tấn công người chơi bên cạnh. Khi trang bị vũ khí, tầm của người chơi bằng với tầm của vũ khí trang bị.
2. Phán xét
Một số lá bài hay chức năng sẽ yêu cầu bạn lật một lá bài Phán xét. Khi đó bạn mở lá bài đầu tiên đang ở của chồng bài Rút, gọi là “ lá Phán xét”.
Tùy thuộc vào màu, chất, số trên lá bài mà sẽ dấn tới những kết quả khác nhau. Sau khi Phán xét có hiệu lực, đem lá Phán xét đưa vào chồng bài bỏ. Người thực hiện việc rút là phán xét được gọi là “ người rút Phán xét” nhưng lá bài Phán xét không được tính là bài của người đó.
Hãy trở thành người bình luận đầu tiên