Rubik 3x3 nâng cao ZZ Method - Bước 1: Giải EOLine
ZZ Method thực chất là một sự kết hợp giữa phương pháp CFOP và Petrus, với mục tiêu tận dụng các ưu điểm và hạn chế nhược điểm của chúng.Tiếp tục chuỗi bài viết về Hướng dẫn giải Rubik nâng cao bằng ZZ Method, bài viết hôm nay Thủ thuật chơi sẽ hướng dẫn bạn Bước đầu tiên của phương pháp này là Bước 1: Giải EOLine
Phần
1
Tổng quan về ZZ Method
Như đã nói về ở bài Tổng quan Hướng dẫn giải Rubik nâng cao theo ZZ Method, ZZ Method là sự kết hợp của 2 phương pháp khá nổi tiếng là CFOP và Petrus, tập trung vào cả vào hai việc:
- Thứ nhất là giảm số bước thao tác của phương pháp CFOP
- Thứ hai là nâng cao khả năng sử dụng Finger Trick, giúp tăng tốc độ xoay.
ZZ Method bao gồm 3 bước cơ bản là:
Bước 1: Giải EOLine - Định hướng cạnh và tạo đường Line
Mục đích của Bước 1: đó là đưa Rubik vào trạng thái chỉ cần sử dụng các thuật toán L, U, R mà không sử dụng F, B hoặc D ở các bước còn lại.
Và đây cũng là bước quan trọng nhất của ZZ Method, cũng là bước được nhắc tới trong bài viết này.
Xem thêm: Giải EOLine theo ZZ Method
Bước 2: Giải F2L - Giải đồng thời tầng 1 và 2
Mục tiêu của Bước 2: đó là giải hoàn thành 2 tầng đầu tiên của Rubik cùng lúc. Khái niệm F2L chắc chắn đã khá quen thuộc với những bạn nào đã học qua CFOP.
Xem thêm: Giải F2L theo ZZ Method
Bước 3: LL - Giải lớp cuối cùng
Mục tiêu của Bước 3: là hoàn thành lớp cuối cùng của Rubik để kết thúc việc giải Rubik 3x3. Bởi vì các cạnh đã được định hướng ở bước 1 EOLine và được bảo toàn qua bước 2 F2L, nên các cạnh của lớp cuối cùng cũng đã được định hướng. Điều này giúp cho ở bước cuối cùng sẽ có đơn giản hơn và có nhiều phương pháp để giải hơn.
Phần
2
Giải EOLine - Định hướng cạnh và tạo đường Line
Bước 1 được coi là bước quan trọng nhất trong quá trình giải Rubik theo ZZ Method và cũng được coi là mất nhiều thời gian nhất để thành thạo. Đó là lí do vì sao rất nhiều người mới hoặc những người đã học CFOP khi bắt tay học ZZ Method có thể sẽ bỏ cuộc ngay từ bước đầu tiên nay.
Mục tiêu của Bước 1 về cơ bản là nhằm đạt được hai mục tiêu sau:
- Thứ nhất, định hướng tất cả các cạnh trên khối Rubik (EO- Edge Orientation).
- Thứ hai, giải cạnh DB và DF, tạo thành 1 đường thẳng với tâm ( Line).
Mục tiêu sâu xa hơn đó là khiến cho khối Rubik sau khi kết thúc bước 1 sẽ về trạng thái mà không cần đến phép quay F, B, D, chỉ cần sử dụng các bước quay L, R, U ở các bước còn lại của quá trình, làm cho các phần còn lại thực hiện với tốc độ cao hơn.
EOLine thường mất trung bình 6.127 bước và tối đa là 9 bước xoay, nhưng lại là phần khó nhất của ZZ Method bởi có thể tiến hành những bước xoay này lại tốn kha khá thời gian.
Giải EOLine bao gồm các bước nhỏ sau đây:
Phần
3
Bước 1.1 Quan sát và nhận biết các cạnh “ Tốt” và “ Xấu”
Để tiến hành được các bước Định hướng, trước tiên bạn cần phải quan sát khối Rubik để phân loại chúng thành hai loại: loại “ tốt” và loại “ xấu”.
- Loại Tốt: là các cạnh mà bạn có thể giải chỉ bằng việc sử dụng các bước xoay R, L, U và D.
- Loại Xấu: là các cạnh mà bạn không thể giải quyết chỉ với các bước xoay R, L, U và D. Chúng ta sẽ tập trung tìm các cạnh loại xấu này.
Để thực hiện được bước này trực quan hơn, chúng ta hãy tham khảo 1 mình đang có một khối Rubik, với mặt mặt Trắng ( hoặc Vàng) ở trên và Xanh lá ( hoặc Xanh da trời) ở phía trước.
Trước tiên: Quan sát các cạnh ở mặt U. Nếu bạn thấy:
- Màu Cam/ Đỏ ( tức màu của mặt L/ R): đó là cạnh Xấu.
- Màu Xanh lá/ Xanh Da Trời ( tức màu của mặt F/B): lúc này bạn sẽ quan sát thêm mặt còn lại. Nếu mặt còn lại của cạnh đó là màu Trắng/ Vàng ( tức màu của mặt U/D), thì đó cũng là cạnh Xấu.
Phương pháp quan sát cũng sẽ áp dụng tương tự với các tất cả cạnh ở mặt D, và các cạnh lớp E của mặt F và mặt B. Sử dụng phương pháp này để xem xét từng cạnh trong từng lớp một, bạn sẽ xác định ra được các cạnh Xấu.
Tips:
- Thứ tự quan sát và xác định mà mình đề xuất là:
+ Quan sát các cạnh của tầng 3 trước, tức mặt U
+ Quan sát các cạnh của tầng 1, tức mặt D.
+ Cuối cùng quan sát các cạnh của tầng 2, tức lớp E, gồm 2 cạnh mặt F và 2 cạnh mặt B tầng 2.
- Để ghi nhớ được các vị trí của cạnh Xấu, cách đơn giản nhất đó là bạn dùng ngón tay đặt trên chúng sau khi quét qua một lượt.
Tập luyện việc xác định được những cạnh xấu tốt chính xác chính là bước đầu tiên và quan trọng nhất của bước 1. Điều này có thể khiến bạn mất nhiều thời gian, làm cho tâm lí khi mới bắt đầu học ZZ Method của bạn bị trùng xuống. Phải mất hàng tháng trời để bạn có thể đạt được khả năng quan sát này mà đạt dưới 15s. Nhưng một khi đã thông thạo thì những gì còn lại của ZZ Method sẽ đơn giản hơn nhiều. Xem thêm kĩ hơn tại Phần Ví dụ
Phần
4
Bước 1.2 Định hướng cạnh (EO)
Sau khi đã xác định xong các cạnh Xấu, mục tiêu của bước 1.2 chính là Định hướng lại chúng. Trước tiên, hãy xem xét chiến lược trước và ngâm cứu các Thuật toán ở đằng sau.
Chiến lược
Như các bạn biết, mỗi khi bạn xoay ¼ mặt F/ B (hoặc F’/ B’) ( nhưng F2 và B2 thì không) sẽ làm thay đổi toàn bộ các cạnh trong một Layer. Điều này sẽ làm các cạnh “xấu” trở thành “tốt” và tốt lại trở thành “xấu”.
Vì vậy, chiến lược chung của bước 1.2 đó là đưa tất cả các cạnh “xấu” vào cùng một Layer F/ B rồi xoay một phần tư F/ B để đảo chúng lại thành “tốt”.
Tùy thuộc vào số lượng các cạnh cần phải định hướng, chi tiết giải từng trường hợp sẽ như sau:
0 : Không có cạnh nào Xấu. Tất cả đều “ Tốt”
Xác suất xảy ra: 1/2048 ~ 0.05%
Dĩ nhiên nếu rơi vào trường hợp này thì quả thật bạn quá may mắn! Tiếp tục thực hiện bước 1.2 thôi nào!
2: Hai cạnh Xấu
Xác suất xảy ra: 66/2048 ~ 3,22%.
Di chuyển một cạnh xấu đến mặt F/ B và thực hiện xoay một phần tư F/ B. Khi đó ta có 1 cạnh Tốt mới và 3 Cạnh xấu ( trước là 3 cạnh Tốt).
Vì vậy, hoán đổi cạnh Tốt mới này với cạnh Xấu còn lại nhưng không làm ảnh hướng tới F/B. thực hiện xoay một phần tư F/ B, để biến 4 cạnh Xấu thành 4 cạnh Tốt.
4: Bốn cạnh Xấu
Xác suất: 495/2048 ~ 24,17%.
Di chuyển tất cả các cạnh xấu đến mặt F/ B và xoay một phần tư F/ B.
6: Sáu cạnh Xấu
Xác suất: 924/2048 ~ 45,12%.
Di chuyển 3 cạnh xấu đến mặt F/ B và xoay một phần tư F/ B. Lúc này ta sẽ có 3 cạnh Tốt và 1 cạnh Xấu. Tổng hiện tại là 4 cạnh xấu, thực hiện tương tự như Trường hợp 4.
Hoặc có thể chia theo phương án giải 4 cạnh trước rồi cũng được.
8: Tám cạnh Xấu
Xác suất: 495/2048 ~ 24,17%.
Tác thành 2 nhóm 4 cạnh Xấu và giải như Trường hợp 4.
10: Mười cạnh Xấu
Xác suất: 66/2048 ~ 3,22%.
Tách thành 3 nhóm: 4 + 4 + 2. Ở trường hợp này, số cạnh xấu đang khá lớn. Vì vậy thay vì quan tâm cạnh Xấu, bạn hãy quan tâm đến các cạnh Tốt. Sử dụng các bước di chuyển để di chuyển 2 cạnh tốt này ra khỏi lớp F/B. Lúc này F/B sẽ chỉ còn lại các cạnh xấu. Dùng phép xoay ¼ cả hai mặt F/B như vậy bạn sẽ giải được 8 cạnh xấu và chỉ còn lại 2 cạnh xấu mà thôi.
12: Mười hai cạnh Xấu
Xác suất: 1/2048 ~ 0,05%.
Tuy đây là trường hợp tồi tệ nhất, nhưng may mắn cho bạn là xác suất để xuất hiện của nó cũng thấp như xác suất không có cạnh nào cần định hướng vậy.
Lúc này này, bạn ngay lập tức xoay ¼ mặt F/B để giải luôn 8 cạnh Xấu. Giờ chỉ còn lại 4 cạnh xấu ở lớp S mà thôi ha.
Thuật toán
Bởi vì có hơn 2000 trường hợp định hướng cạnh khác biệt, việc ghi nhớ một thuật toán cho từng trường hợp là không thực tế. Thay vào đó, bạn hãy học cách nhận biết các mẫu EO quen thuộc và các kỹ thuật có thể được sử dụng để giải quyết chúng.
Ở đây, chúng ta sẽ chia thành các nhóm, là các kĩ thuật nhằm đưa các cạnh Xấu về lớp F. Những kỹ thuật này cũng có thể dễ dàng được để áp dụng cho mặt B.
Nhóm 1: Trường hợp đơn giản: Xoay độc lập các cạnh
Nhóm 2: Dùng F2 và B2 trước mở đường
Nhóm 3: Di chuyển 2 cạnh cùng lúc
Nhóm 4: Di chuyển 3 cạnh cùng lúc
Nhóm 5: Di chuyển 2 cạnh và sử dụng F2
Nhóm 6: Di chuyển cạnh ra ngoài để mở lối cho cạnh khác vào
Nhóm 7: Kết hợp giữa di chuyển cạnh ra và F2
Phần
5
Bước 1.3: Tạo đường Line
Khi tất cả các cạnh đã định hướng, nhiệm vụ cuối cùng để hoàn thành bước 1 đó là giải cạnh DF và DB để tạo đường Line qua tâm của mặt D, thay vì tạo thành hai đường cắt nhau như bước 1 Cros dấu cộng của CFOP.
Việc giải quyết Line hoàn toàn bằng trực giác.
Lưu ý, không sử dụng thao tác xoay F hoặc B vì điều này sẽ lại làm thay đổi định hướng của các cạnh Tốt Xấu đã làm ở bước 1.2.
Việc giải Line thường mất từ 1 đến 3 move, và có thể cần 4 move trong một số trường hợp rất hiếm hoi.
Phần
6
Kết hợp giữa EO và Line
Khi việc định hướng cạnh bắt đầu trở nên quen thuộc hơn, bạn có thể bắt đầu có thể lập kế hoạch giữa việc giải Line trong giai đoạn định hướng cạnh EO để từ đó đạt được EOLine chỉ trong một bước.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách tiếp cận với các trường hợp định hướng dễ là hai hoặc bốn cạnh Xấu. Rồi sau đó tăng dần cấp độ lên.
Các dễ nhất để có thể tích hợp bước tạo Line với EO đó là dự đoán nơi các cạnh của Line sẽ ở sau khi định hướng cạnh, để từ đó có thể được lên kế hoạch và thực hiện mà không cần nhìn ngay khi kết thúc giải định hướng cạnh.
Bạn không cần phải cố gắng để khiến Line được giải cùng với EO luôn, bởi vì nó sẽ làm cho bước 1.1 của bạn mất hơn thời gian hơn nhiều. Chỉ nên dự doán vị trí của DF và DB rồi thực hiện nó ngay sau bước giải 1.2 mà thôi.
Phần
7
Ví dụ
Scramble: F U2 D2 B2 U' F U' R' L' D R'
Ta có khối Rubik như sau:
Quan sát: Trường hợp này có 4 cạnh xấu ở các vị trí UF, UL, DL và DB. Chiến lược định hướng cạnh cơ bản đó là sẽ đặt cả 4 cạnh vào một cạnh F / B và thực hiện xoay ¼ F / B. Cạnh DF nằm ở vị trí DR và là cạnh Tốt. Cạnh DB nằm ở vị trí LU và là cạnh Xấu.
Thuật toán thực hiện: D' L' R' U2 B
Giải thích:
- Di chuyển D' ban đầu đã đặt cạnh DF vào vị trí đúng của nó.
- L' R' U2 là các bước di chuyển để đưa các cạnh xấu vào mặt B. Lúc này cạnh DB cũng được Nhóm cùng các Mặt Xấu ở lớp B.
- Thực hiện phép xoay B để định hướng lại 4 cạnh Xấu này.
Luyện tập từng bước của Bước 1 để hoàn thành thuần thục việc Quan sát, định hướng cạnh và tạo Line. Khi bạn đã sẳn sàng, bạn có thể tiếp tục với Bước 2 của ZZ Method, đó là Giải F2L.
Có 4 bình luận