Các vị trí trong bóng rổ | PG – SG – SF – PF – Trung phong(C)
Bóng rổ là một trong những trò chơi phổ biến và được theo dõi nhiều nhất trên thế giới. Là bộ môn thể thao mang tính động đội cao, bóng rổ cũng có các vị trí rõ ràng và mỗi vị trí đều có vai trò khác nhau trong một trận thi đấu thực tế. Những cầu thủ chơi ở vị trí khác nhau cũng đòi hỏi khả năng, kĩ năng khác nhau. Cùng Thủ Thuật Chơi tìm hiểu kĩ hơn về các Vị trí trong bóng rổ cùng như những yếu tố cần thiết để chơi giỏi các vị trí này.
Phần
1
Tổng quan về các vị trí trong bóng rổ
Bóng rổ là một bộ môn thể thao chơi tập thể, gồm 2 đội. Mỗi đội sẽ có 5 thành viên chủ chốt trên sân cùng những thành viên dự bị. Các vị trí trong bóng rổ cũng được phân công cụ thể với những chức năng riêng với mục đích hỗ trợ lẫn nhau, duy trì đội hình và hướng đến chiến thắng. Các vị trí không được lơ là cũng như quá lấn lướt những vị trí khác. Nếu các vị trí này không làm chủ được chức năng của bản thân sẽ khiến đội hình bị chia cắt, rất khó để ghi điểm vào rổ của đối thủ.
5 vị trí có mặt trên sân trong bóng rổ là:
1. PG: Point Guard - Hậu vệ dẫn bóng
2. SG: Shooting Guard - Hậu vệ ghi điểm
3. SF: Small Forward - Tiền đạo
4. PF: Power Forward - Trung phong phụ/tiền vệ chính
Phần
2
Vị trí PG( Hậu vệ dẫn bóng)
Hậu vệ dẫn bóng/ phối bóng (Point Guard – PG) là một trong 5 vị trí chính thức trong môn bóng rổ, nếu dùng con số để thể hiện thì đây chính là vị trí số 1.
Nhiệm vụ của PG
Đây là vị trí dẫn dắt các đợt tấn công của toàn đội. Nhiệm vụ của họ là sắp xếp đội hình tấn công, quan sát đối thủ và đồng đội, từ đó đưa ra những đường chuyền có thể đặt đồng đội vào thể ghi điểm hoặc tự mình ghi điểm. Đây thường là những người có kỹ thuật, tốc độ tốt.
Các kỹ năng cần có của PG
Một hậu vệ phối bóng tốt phải nắm rõ khi nào phải phản công nhanh hoặc khi nào thì nên tấn công một cách thận trọng. Hơn nữa, vị trí này đòi hỏi cầu thủ phải luôn ghi nhớ trong đầu thời gian còn lại của đợt tấn công, thời gian của cả hiệp đấu, tỉ số và cả số lần hội ý đã sử dụng của mỗi bên,… nhằm đưa ra những quyết định tốt nhất cho đội bóng.
Thể hình không quá cao to cũng chính là lợi thế của hậu vệ phối bóng. Như đã đề cập, tốc độ, sự linh hoạt và kỹ năng kiểm soát bóng mới chính là yếu tố quyết định. Một hậu vệ có chiều cao trung bình sẽ dễ dàng điều khiển bóng hơn do trọng tâm ở sát mặt đất.
Những PG nổi tiếng trên thế giới là Derrick Rose, Bob Cousy, Oscar Robertson, Steve Nash, Magic Johnson...
Phần
3
Vị trí SG (Hậu vệ ghi điểm)
Shooting Guard (SG) – hậu vệ ghi điểm là vị trí dành cho những cầu thủ ném rổ tốt nhất của đội, có khả năng đưa bóng vào rổ cao. Đây cũng là một trong những vị trí có ít sự thay đổi nhất kể từ khi môn thể thao này ra đời.
Nhiệm vụ của SG
Nếu như PG được coi là nhạc trưởng thì SG chính là nhạc công của một đội bóng. Vị trí này chịu trách nhiệm thiết lập các lối chơi tấn công. Một Shooting Guard giỏi sẽ là mối đe dọa cho đối thủ của anh ta khi anh ta có thể ghi bàn ở bất cứ đâu trên sân.
Các kỹ năng cần có của SG
– Ném bóng tốt
– Xử lý bóng tốt
– Di chuyển nhanh, xác định phương hướng chính xác mà không có bóng
– Chơi phòng thủ mạnh
– Rebound tốt
Các siêu sao ở vị trí SG trong lịch sử NBA luôn là những cầu thủ được yêu mến nhất, trong đó Michael Jordan chính là cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng rổ thế giới. Những tuyển thủ nổi tiếng khác ở vị trí này là Ray Allen, Reggie Miller, Klay Thopmson, Steve Kerr…
Phần
4
Vị trí SF (Tiền đạo)
Small Forward (tiền phong phụ) là vị trí được đánh dấu số 3 trên sa bàn của các huấn luyện viên. Đây là vị trí được xem như chất keo gắn kết cả đội bóng và đa năng nhất trong số 5 vị trí trên sân.
Nhiệm vụ của SF
Các SF cũng chơi ở vòng ngoài như SG nhưng có xu hướng gần rổ hơn. Có thể nói Small Forward giữ vị trí khá quan trọng trong các vị trí trong bóng rổ bởi họ phải gắn kết những vị trí khác với nhau trong quá trình diễn ra trận đấu.
Các kĩ năng của SF
Cầu thủ chơi ở vị trí Small Forward thường là người đa năng, sở hữu kỹ thuật cá nhân tốt, tốc độ và khả năng linh hoạt cao. Ở vị trí phòng thủ thì thường là rebound và chạy banh lên nhanh, ăn cắp (steal) banh... Cần có thể lực, nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, tinh quái. Khả năng lên rổ và ném tốt
Các Tiên phong phụ nổi tiếng như Tobias Harris, Jabari Parker, Robert Covington, Giannis Antetokounmpo…
Phần
5
Vị trí PF (Trung phong phụ/tiền vệ chính)
Một vị trí với nhiệm vụ đặc biệt và gần như là cầu nối liên kết giữa phòng thủ và tấn công chính là tiền đạo chính – Power Forward (PF), là vị trí được đánh dấu số 4 trên sa bàn của các huấn luyện viên.
Vị trí này còn được gọi là vị Vua của sân bóng (King of Zone) – PF!
PF là sự kết hợp của Center và SF, nói cách khác, PF có thể chơi được vị trí của Center và SF, vì thế mà PF có thể chơi toàn sân dù là ở thế phòng thủ hay tấn công.
Nhiệm vụ của PF
Nhiệm vụ của PF đơn giản là cùng với trung phong kiểm soát khu vực hình thang. Các kỹ năng như bắt bóng bật bảng cũng như box out (kỹ năng chiếm vị trí tốt và đẩy những Big Men của đối thủ ra khỏi vị trí có thể rebounds) là bắt buộc đối với một PF. Trong mặt trận tấn công, họ có thể là mũi khoan của đội nhà trong những tình huống gần rổ bằng các kỹ năng Post up.
Các kĩ năng của PF
- Nhiều cách úp rổ khác nhau tạo điều kiện mạnh mẽ cho PF ghi được điểm, ví dụ như: Quay mặt úp rổ, Úp rổ chong chóng, Chong chóng xoay người.
- Ném bù: Giúp cho PF có cơ hội thứ hai để ghi điểm sau khi Rebound.
- Úp rổ khéo léo: Một kĩ năng đặc biệt mà chỉ có ở PF. Nó khó bị chặn hơn so với các kĩ năng úp rổ khác.
Các tiền vệ chính nổi tiếng Thế giới như Karl Malone, Denis Rodman, Kevin Garnet, Kevin McHale, Tim Duncan…
Phần
6
Vị trí C (Trung phong)
Trong tất cả năm vị trí, Trung phong ( Center) thường là người chơi cao nhất trên sân. Bởi vì theo truyền thống, người chơi ở vị trí này có nhiệm vụ bảo vệ khu vực gần rổ và họ phải có khả năng ghi bàn từ bên dưới/gần rổ.
Nhiệm vụ của các trung phong (center)
– Bảo vệ khu vực phòng thủ. Điều đó có nghĩa là các center cần phải chặn và thay đổi các cú ném cũng như bảo vệ khu vực dưới bảng rổ.
– Rebound: Chiều cao vượt trội của các Center khiến họ thuận lợi hơn khi thực hiện các cú rebound trong bóng rổ.
– Ghi bàn gần với rổ. Mặc dù các trung phong của bóng rổ hiện đại cũng có thể ném 3 điểm và chơi đối diện với rổ.
Cách đánh trung phong bóng rổ
- Chặn bóng
Center là một trong những vị trí chặn bóng tốt nhất của đội. Việc center thực hiện các cú chặn bóng tốt sẽ giúp cho những cầu thủ có thân hình nhỏ hơn tiến sâu vào khu vực “the lane” để có những cú ném dễ dàng.
- Rebounds
Mặc dù tiền vệ chính thường là rebounder chính trong một đội nhưng center cũng có nhiệm vụ này. Center chơi ngay dưới rổ và có nhiều cơ hội để bật lại bóng. Chính vì vậy, họ cũng được xem là rebounder mạnh mẽ.
- Posting Up (chơi khu vực dưới bảng rổ)
Khi tấn công, họ thiết lập vị trí gần với rổ, nhận đường chuyền và sau đó thực hiện một động tác (như cú móc bóng) để ghi bàn. Nhiều cầu thủ ghi bàn vĩ đại trong bóng rổ cũng là một trong những center như Kareem Abdul-Jabbar và Wilt Chamberlain.
- Chuyền bóng
Các center có thể giúp đội của họ rất nhiều bằng cách thực hiện các kỹ thuật chuyền bóng rổ. Một trung phong có thể tìm thấy đồng đội của mình (những người mà họ cảm thấy phù hợp) để chuyền bóng và ghi bàn.
Để trở thành Trung phong giỏi
Để chơi giỏi vị trí này, cầu thủ phải đảm bảo các kỹ năng cần thiết như: Xử lý bóng tốt - vượt qua - cướp bóng - dẫn bóng - bình tĩnh quyết đoán - không ích kỷ - có quyền (có tiếng nói trong team).
Các Trung phong nổi tiếng Thế giới như Yao Ming, Shaquille O'Neal
Hãy trở thành người bình luận đầu tiên