Cách chơi trò chơi Nu na nu nống
Nu na nu nống là một trong rất nhiều các trò chơi dân gian đã đi vào tuổi thơ của không biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Trò chơi này phù hợp với mọi lứa tuổi, giúp các bé vừa học đếm, vừa học hát lại biết cách chơi với nhau vui vẻ, đoàn kết. Cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu về cách chơi Trò chơi dân gian Nu na nu nống nhé.
Phần
1
Chuẩn bị trước khi chơi
Số trẻ tham gia: Trò chơi không giới hạn về số lượng người chơi, không giới hạn độ tuổi, càng đông càng vui. Tuy nhiên nếu áp dụng cho môi trường các bé nhỏ tuổi mẫu giáo, thì chỉ nên từ 6-10 trẻ để dễ chơi, dễ kiểm soát.
Không gian chơi: Chọn không gian chơi sạch sẽ, thoáng rộng và yên tĩnh do trẻ có hoạt động ngồi và hát cùng nhau. Địa điểm gợi ý phù hợp nhất là trong lớp học, phòng tập thể, sân chơi cỏ sạch…
Học bài đồng dao: Trước khi tổ chức trò chơi cần tiến hành cho trẻ học thuộc bài đồng dao để trẻ khi tham gia không bị bỡ ngỡ. Xem chi tiết nội dung bài đồng dao ở mục dưới.
Phần
2
Ý nghĩa trò chơi
Nu na nu nống hay nhiều vùng đọc thành "lu la lu lống" là trò chơi phù hợp với mọi lứa tuổi, vừa giúp các bé vừa học đếm, vừa học hát lại biết cách chơi với nhau vui vẻ, đoàn kết. Cùng Thủ Thuật Chơi tìm hiểu về cách chơi Trò chơi dân gian Nu na nu nống này nhé.
Phần
3
Cách chơi Nu na nu nống
- Các trẻ tham gia chơi ngồi xuống thành một hàng, bên cạnh nhau. Chân duỗi thẳng về phía trước.
- Bắt đầu hát bài đồng dao. Trẻ vừa hát vừa lấy tay đập nhịp vào đùi sao cho mỗi từ của bài hát rơi vào một nhịp gõ vào 1 chân liền nhau. Gõ nhịp chân từ trẻ đầu hàng lần lượt đến các trẻ bên cạnh.
Ví dụ: Khi hát từ “ nu”, lấy tay đập nhẹ vào một chân của trẻ đầu tiên. Tiếp đến khi hát đến từ “ na”, đập tay vào chân thứ 2 của trẻ đầu tiên. Đến từ “nu”, đập tay vào chân kế của trẻ thứ 2… Lần lượt như vậy cho đến khi kết thúc bài hát.
- Khi đến từ “ trống” cuối cùng( hoặc “ thụt” trong phiên bản lời thứ 2), chân của trẻ nào gõ nhịp từ “ trống” thì co chân đó lại và lần chơi tiếp theo sẽ không gõ nhịp vào chân đó nữa.
- Tiếp tục chơi vòng chơi tiếp theo từ chân tiếp theo chân vừa co lên đó.
- Người chơi lần lượt rút hết chân của mình lên.
- Trò chơi có 2 cách chọn người chiến thắng:
+ Cách thứ nhất: Chân của bé nào gặp từ “trống” thì co chân đó lại, bé nào co đủ hai chân đầu tiên người đó sẽ về nhất, bé co đủ hai chân kế tiếp sẽ về nhì… bé còn lại cuối cùng sẽ là người thua cuộc.
+ Cách thứ hai: Bé nào co đủ hai chân đầu tiên là người thắng cuộc.
Phần
4
Bài hát Nu na nu nống
Bài đồng daocho trò chơi Nu na nu nống có nhiều phiên bản tùy vùng miền, nhưng thường bắt đầu bằng câu "nu na nu nống". Dưới đây là 2 lời hát phổ biến nhất thường được sử dụng
Lời hát phiên bản 1
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở hội thi đua
Thi chân đẹp đẽ
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống.
Lời hát phiên bản 2
Nu na nu nống
Cái trống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi phật khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà ú ụ
Nhà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tay xòe tay thụt
Hãy trở thành người bình luận đầu tiên