Đi cầu kiều là một trò chơi rất đơn giản mà không kém phần thú vị, đặc biệt hay xuất hiện ở các dịp Lễ Tết. Trò này không đơn thuần là trò vui tiêu khiển mà nó chứa đựng những nét đẹp văn hóa và mang giá trị truyền thống dân tộc. Cùng Thủ Thuật Chơi tìm hiểu cách chơi Đi cầu kiều trên cạn thông qua bài viết dưới đây nhé.
“Tôi bảo” là trò chơi thú vị không giới hạn số lượng người tham gia. Chơi “Tôi bảo” giúp người chơi không chỉ rèn luyện phản xạ nhanh nhạy, mà còn cải thiện, tăng cường khả năng lắng nghe. Cùng Thủ Thuật Chơi tìm hiểu về trò chơi này nhé!
Bà Ba đi chợ là trò chơi rèn luyện trí nhớ và có thể tổ chức cho nhóm từ 4-10 người chơi. Thông qua việc chơi trò chơi, giúp người chơi không chỉ phát triển trí tuệ, mà còn cải thiện phản xạ, phản ứng nhanh. Cùng Thủ Thuật Chơi tìm hiểu về trò chơi này nhé!
Trò chơi vẽ tranh là trò chơi vận động trí tuệ giúp các bé độ tuổi mầm non (từ 4 tuổi trở lên) có thêm thời gian sinh hoạt vui vẻ và được tự do sáng tạo ra những bức tranh theo trí tưởng tượng của bản thân. Không chỉ có vậy, trò chơi còn giúp cho trẻ làm quen và đếm được các số từ 1 - 10, nhận biết các chữ số, xác định được số tương ứng với số lượng. Chi tiết trò chơi như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi khám phá nhé!
Trò chơi thêm vào và bớt đi là trò chơi không chỉ giúp các bé có những thời gian chơi vui vẻ, thích thú mà nó còn giúp cho trí não của trẻ phát triển tốt hơn. Thông qua trò chơi, trẻ sẽ được làm quen và hiểu về các khái niệm “thêm vào”, “bớt đi”, “giữ nguyên” và tương ứng là những con số để bé luyện tập. Ngoài ra, việc cho các dấu (+), trừ (-) và bằng (=) vào để minh họa cho trẻ giúp trẻ bước đầu làm quen với các phép tính trong toán học. Trò chơi thường được tổ chức cho các trẻ từ 4 tuổi trở lên. Chi tiết trò chơi ra sao, hãy cùng Thủ thuật chơi khám phá nhé!
Trò chơi đoán từ qua chữ cái là trò chơi luyện tập trí não dành cho các bé từ 5 tuổi trở lên. Thông qua chơi trò chơi, các bé sẽ có cơ hội phát triển khả năng phán đoán từ và suy luận logic để tạo thành 1 câu chuyện có nghĩa. Dưới đây là chi tiết cách chơi, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Trò chơi hát to, hát nhỏ là trò chơi dành cho các bé từ 4 tuổi trở lên giúp các bé nâng cao được sự tập trung qua việc nắm bắt các động tác của giáo viên. Chính vì có trò chơi này mà sẽ giúp cho giáo viên phát hiện được nhiều năng khiếu âm nhạc của các bé dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, việc ca hát sẽ tạo ra không khí vui vẻ giúp các bé cảm thấy yêu trường lớp nhiều hơn, thích đến trường nhiều hơn. Chi tiết trò chơi như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi tim hiểu nhé!
Trò chơi học từ đồng dao, đặc biệt là học từ đồng dao về các loại đỗ là một trong những trò chơi vận động dành cho các bé nhằm giúp trẻ phân biệt được tên gọi và hiểu được công dụng của từng loại đỗ trong các món ăn. Chi tiết trò chơi được Thủ thuật chơi mô tả chi tiết dưới đây!
Trò chơi cò bắt ếch là một trò chơi vận động dành cho độ tuổi mầm non. Thông qua trò chơi, các bạn sẽ được chỉ dạy và thêm hiểu biết về các loài động vật quanh ta, môi trường sống và thức ăn, tập tính của chúng. Qua đó sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy, phán đoán cũng như là rèn luyện kỹ năng vận động thô trong khi chơi. Chi tiết trò chơi diễn ra như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu chi tiết!
Trò chơi dân gian Tó Cối của dân tộc Tày - Thái thường được tổ chức vào dịp lễ hội, bản làng vào 14/7 âm lịch. Đây là một trò chơi vận động đơn giản không cần tới không cần dụng cụ chơi, sân chơi hẹp, phổ biến rộng rãi nên được đông đảo các em thiếu niên và thanh niên trong làng, bản hay chơi. Trò chơi thể hiện được sức mạnh, khéo léo và có ý thức trong sử dụng kỹ thuật, chiến thuật chơi để chiến thắng đối phương. Nếu không thắng trực tiếp thì thắng gián tiếp bằng số điểm ghi được. Diễn biến chi tiết của trò chơi như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Đánh cầu lông gà (hay còn gọi tâu tí) là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu của dân tộc người Mông. Cái tên “tâu tí” ra đời được bắt nguồn từ âm thanh được tạo ra giữa quả cầu và chiếc vợt gỗ và vào nhau. Đây là trò chơi được khá nhiều cặp đôi yêu thích và tham gia. Trong khi chơi, họ có thể trao đổi, tìm hiểu và cùng nhau tâm sự, trò chuyện, chia sẻ mọi chuyện với người bạn chơi của mình. Chính vì vậy đã có không ít đã nên duyên vợ chồng khi tham gia trò chơi này. Tuy nhiên không chỉ có các nam thanh nữ tú cùng nhau chơi mà những bạn nhỏ hoặc người lớn tuổi cũng có thể chơi nhằm rèn luyện sức khỏe và sự dẻo dai, linh hoạt .Thông thường người Mông sẽ tổ chức chơi tại nhà cô gái vào buổi tối nên lông gà làm cầu nên là màu trắng. Dụng cụ để chơi cũng khá đơn giản và dễ làm, chỉ cần vợt gỗ và một cái cầu làm từ lông gà là đã có thể tổ chức trò chơi này rồi. Chi tiết về cách làm cầu và cách chơi như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Ném Pao được xem là trò chơi dân gian truyền thống, đặc sắc của người dân tộc Mông. Quả Pao còn được coi là một vật để minh chứng cho tình yêu của đôi lứa. Vào những dịp lễ hội, các cặp đối có ý với nhau thường mượn trò chơi này để bày tỏ tình cảm của mình cho đối phương biết. Quả Pao của người Mông được làm từ những vật liệu rất đơn giản, họ tận dụng những vải vụn để nhồi làm ruột Pao, sau đó dùng những miếng vải đẹp nhất để làm vỏ bọc bên ngoài. Cách chơi trò chơi này cũng rất đơn giản nhưng thấm đậm ý nghĩa nhân văn về tình người bởi đối với người Mông ở Yên Bái, quả Pao dường như không có tuổi, nó gắn bó với họ từ lúc còn là trẻ thơ cho đến cuối đời. Vậy trò chơi này diễn ra như thế nào hãy cũng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Xúc xắc xúc xẻ (Súc sắc súc sẻ) được xem như là một trò chơi thường được những trẻ em nghèo vùng quê tổ chức chơi, đặc biệt là vào dịp lễ tết. Cứ đến tết về các em bé tụm năm tụm bảy đi cùng nhau quanh thôn xóm của mình đến những nhà có điều kiện để xin tiền. Trong khi vừa đi thì các em vừa cùng nhau hát vang bài đồng dao với những lời chúc tốt đẹp và có ý mang đến điềm lành, may mắn cho các gia chủ. Hiểu được ý nghĩa từ bài hát đồng dao đó, ngày nay trò chơi vẫn thường xuyên được tổ chức cho các bạn nhỏ cùng nhau chơi, nhất là các bạn ở độ tuổi mầm non. Khi chơi, các bạn sẽ được các cô giáo sắp xếp cho các tốp chơi ngồi cùng nhau hoặc chơi theo nhóm nhỏ. Đây vừa là cách để giúp các em linh hoạt và bổ sung vốn ngôn ngữ phong phú cho bản thân vừa giúp các em tạo mối quan hệ gắn kết, tinh thần tập thể cùng nhau hơn. Trò chơi này có thể sử dụng để khuấy động không khí ở thời điểm đầu giờ học tạo hưng phấn cho các bé. Chi tiết trò chơi như thế nào hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Đáo đĩa - Đáo mẹt là một trò chơi dân gian rất nổi tiếng và được đông đảo mọi người tham gia chơi. Trò chơi này thường xuất hiện ở các vùng quê sông nước, đặc biệt là trong những hội hè thuộc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Trò chơi không chỉ mang đến cho mọi người sự vui vẻ thoải mái mà còn là cách khuyến khích tài năng và sự khéo léo, nhanh nhẹn, hoạt bát cho những người tham gia chơi. Trò chơi thường hay được tổ chức ở bờ sông, bờ ao nên nếu những bạn nhỏ cũng tham gia chơi thì nên khuyến khích các bạn biết bơi hoặc có thể mặc áo phao để chơi. Vậy trò chơi này diễn ra như thế nào hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Đáo cọc (hay ú đáo) là một trò chơi dân gian không chỉ hấp dẫn đối với trẻ em mà còn được nhiều người lớn yêu thích và tham gia. Đây là trò chơi hướng đến sự vui vẻ chứ không có tính sát phạt, ăn thua như các trò chơi khác bằng tiền xu như đáo đĩa chẳng hạn. Không chỉ mang lại những giây phút sảng khoái cho mọi người mà còn giúp người chơi rèn luyện sự khéo léo tuyệt vời của mình. Trò chơi thường được tổ chức tại sân đình của làng và thường được chuẩn bị 2 cọc tre và một số viên đá tròn để làm dụng cụ chơi. Có rất nhiều địa phương vẫn còn tổ chức trò chơi trong các dịp lễ hội nhưng nơi tổ chức lâu dài và thu hút nhất vẫn thuộc về làng Lũng Ngoại, phủ Vĩnh Tường, tình Vĩnh yên (Vĩnh Phúc) và thường được tổ chức vào khoảng mùng ba tới mùng bảy tháng giêng hàng năm. Vậy chi tiết cách chơi trò chơi này như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Chọi dế (đá dế, đấu dế) là một trò chơi tiêu khiển của các bậc vương giả ở Trung Quốc ưa thích từ hàng nghìn năm nay. Khi du nhập vào Việt Nam, trò chơi đã được rất nhiều người dân ưa chuộng, đặc biệt là những bạn nhỏ ở vùng quê. Để có thể tiến hành trò chơi, trẻ con thường tự mò mẫm bắt dế tự nhiên về đá chọi với nhau cho vui. Những con dế được chọn là những con dế đực và khỏe. Chi tiết về cách chọn dế và cách chơi chọi dế như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi khám phá nhé!
Đi cầu tre (hay đi cầu khỉ) là một trò chơi dân gian thường được tổ chức ở các con mương, kênh, rạch tại các làng quê Việt Nam. Trò chơi đã mang đến cho người chơi những phút giây thư giãn và tạo một sân chơi vô cùng náo nhiệt và đậm tính dân dã, thôn quê. Không chỉ vậy, trò chơi còn giúp người chơi khi tham gia rèn luyện sự can đảm, mạnh dạn, kỹ năng giữ thăng bằng, cũng như là trau dồi thêm nhiều kiến thức liên quan đến đời sống và thiên nhiên. Tuy trò chơi này mang đến nhiều lợi ích cho người chơi nhưng vì cách chơi là đi qua các con mương, kênh rạch trên chiếc cầu nhỏ nên cũng sẽ tạo ra một số nguy hiểm như rơi xuống nước gây đuối nước. Chính vì vậy, cần đảm bảo những người tham gia chơi là những người không sợ nước, biết bơi hoặc phải chuẩn bị áo phao khi tham gia chơi. Chi tiết trò chơi như thế nào hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Đấu gậy bảy (hay đẩy gậy) là một trong những trò chơi đòi hỏi những người tham gia phải là người có sức khỏe, bền bỉ và nhanh nhạy biết chớp thời cơ để giành chiến thắng. Trò chơi có thể là thi đơn hoặc đấu đội (mỗi đội có 2 người), tuy nhiên đấu đội thì đòi hỏi mỗi thành viên trong đội đều phải phối hợp ăn ý với nhau, cùng nhau hợp sức để giành chiến thắng. Dụng cụ của trò chơi này cũng rất đơn giản, dễ làm vì chỉ cần một cây gậy với mỗi bên được sơn một màu khác nhau là có thể bắt đầu chơi. Chi tiết chơi trò chơi này như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi khám phá nhé!
Kéo xèng xèng là một trò chơi dân gian rất nổi tiếng ở thế hệ 8x,9x và đặc biệt đối với những bạn vùng nông thôn thì đây là trò chơi được chơi thường xuyên trong những giờ học tập mệt mỏi hoặc là khi tụ tập cùng nhau vui đùa. Trò chơi không chỉ giúp tạo ra không khí sôi nổi khi chơi mà qua đó còn rèn luyện cho người chơi sự khéo léo nhanh nhẹn ở đôi tay. Nguyên liệu làm nên vật dụng này cũng khá đơn giản và dễ kiếm. Chỉ cần một nắp vỏ chai bia và một sợi dây đã có thể tạo nên được một món đồ chơi vô cùng bổ ích. Vậy cách chơi trò kéo xèng xèng như thế nào? Các bước làm đồ chơi ra sao, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Trồng cây chuối là một trò chơi dân gian thường được các cô giáo mầm non tổ chức cho các bạn nhỏ chơi nhằm tạo không khí vui vẻ và thoải mái trong quá trình học tập. Đây cũng là trò chơi hướng đến việc chơi tập thể tạo ra mối quan hệ khăng khít hòa đồng giữa các bạn nhỏ với nhau nhiều hơn. Trò chơi chỉ cần vận động một cách nhẹ nhàng giúp cho đôi bàn tay của người chơi linh hoạt uyển chuyển hơn. Vậy trò chơi này diễn ra như thế nào hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Bắt chạch bắt lươn (hay bắt chạch trong chum) là một trò chơi dân gian có từ lâu đời và được rất nhiều địa phương tổ chức trong dịp lễ, tết, trong đó làng Dưng(Vĩnh Phúc) được xem là nơi diễn ra trò chơi thường xuyên và sôi động nhất. Vào ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm, khi phiên chợ đầu tiên bắt đầu thì cũng là lúc nơi đây tưng bừng mở hội. Trò chơi mang biểu tượng cho sự phồn thực,tình yêu đôi lứa, ước vọng sinh sôi của con người, động vật và mùa màng. Đây còn xem như phương tiện tạo ra không khí ngày Tết thêm vui nhộn và náo nhiệt. Chi tiết trò chơi này như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi khám phá.
Chọi trâu (hay đấu ngưu) là một trò chơi truyền thống của người dân làng chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng thường diễn ra vào ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm. Lễ hội diễn ra mang ý nghĩa cầu yên hòa cho những người đi biển. Hình ảnh sừng trâu như là biểu tượng của mặt trăng, thủy trăng. Hành động trâu húc nhau được ví như sự vận động của thủy triều. Cho đến ngày nay, trong văn hóa của người dân Hải Phòng thường lưu truyền câu ca cổ: “Dù ai buôn đâu bán đâu/Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về”. Vậy chi tiết trò chơi chọi trâu diễn ra như thế nào,hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Nhảy ngựa là một trò chơi dân gian không chỉ để lại dấu ấn kỷ niệm tuổi thơ vui chơi mà gắn liền với đó có thể là cả thương tích trên cơ thể như trẹo chân, gãy tay, xước chân,... và đã có không ít phụ huynh ngăn cản những đứa con không được chơi. Tuy nhiên chúng ta vẫn không phủ nhận về mức độ hấp dẫn, nguồn năng lượng mà trò chơi này mang đến. Vậy chi tiết trò chơi như thế nào,có đáng để chúng ta trốn nhà để rủ nhau cùng chơi hay không, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Đánh phết là một trò chơi dân gian giúp rèn luyện thể lực, sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết cộng đồng. Hàng năm, trò chơi này luôn thu hút được đông đảo các nam thanh niên trai tráng tham gia để cùng nhau thể hiện lại tinh thần thượng võ của dân ta. Nguồn gốc của trò chơi này theo nhiều người truyền lại là có liên quan đến tục thờ mặt trời (quả phết chuyển động từ đông sang tây và ngược lại). Nhưng cũng có những người lại cho rằng trò chơi này gắn với sự tích Hai Bà Trưng luyện tập binh sĩ. Tuy nhiên, dù nguồn gốc của trò chơi là gì thì nó cũng đã đem đến cho mọi người những giây phút sảng khoái khi được cùng nhau hò reo cổ vũ người chơi. Vậy trò chơi này diễn ra như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi khám phá!