Hướng dẫn cách chơi Cờ người

Hướng dẫn cách chơi Cờ người

Cờ người là một bộ môn thể thao trí tuệ được ông cha ta sáng tạo dựa trên trò chơi dân gian cờ tướng ngày xưa. Theo đó, luật chơi của cờ người sẽ giống luật chơi trong cờ tướng nhưng sự khác biệt lớn nhất là sẽ sử dụng người thật để thay thế cho các quân cờ trong bàn cờ. Chính điều này đã tạo nên sự hấp dẫn cho trò chơi giải trí này và cứ đến dịp lễ tết, trò chơi cờ người lại được đông đảo người dân chào đón. Vậy cách chơi cờ người ra sao? Hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!

1. Chuẩn bị trước khi chơi

Người chơi

Cờ người thường có 32 người chơi được chia thành 2 đội, với mỗi đội có 16 người và không phân giới tính
Độ tuổi chơi là cho độ tuổi thành niên trở lên, tuy nhiên nếu nhiều bé biết luật chơi thì vẫn có thể biến thể để trẻ chơi được.

Chuẩn bị trước khi chơi 0

 

Không gian chơi

Không gian thường chọn để làm bàn cờ là những nơi rộng rãi, bằng phẳng, k có vật cản gây nguy hiểm cho người chơi. Có thể kể đến một số địa điểm thích hợp như bãi đất trống, sân làng, sân đình, nhà văn hóa, khu vui chơi,...
 

Quân bàn cờ

Trước khi trò chơi bắt đầu, các nam thanh nữ tú sẽ lựa chọn nhân vật quân mà mình hóa thành. Hai tướng được lựa chọn là những người có ngoại hình nổi bật nhất Ví dụ: Tướng đội mũ soái, mặc triều phục co lọng che, chân đi hài. Sĩ mặc triều phục của quan văn đội mũ cánh chuồn,...
32 người chơi sẽ lần lượt đứng vào các vị trí được đánh dấu trên bàn cờ theo đúng vị trí của mình.
Trò chơi có một vị giám khảo nhằm bình luận cho người xem dễ theo dõi diễn biến trận đấu và là người công bố kết quả cuộc thi
Trước khi cuộc thi diễn ra, những quân cờ người sẽ phải tập luyện các thế đi, đường võ để biểu diễn khi xung trận.


Chuẩn bị trước khi chơi 1

2. Cách chơi Cờ người

Luật chơi
- Trong cờ người, đấu thủ nào cầm quân đỏ thì là bên được đi trước, rồi mới đến quân đen, cứ vậy luân phiên nhau.
- Mỗi lần ăn quân của đối phương thì đều phải thể hiện bằng một bài biểu diễn song đấu hoặc một bài tự vệ

 

Cách chơi

- Sau khi có báo hiệu trận đấu bắt đầu, các đấu thủ cầm quân đỏ đi nước đầu tiên, rồi đến quân đen cứ vậy thay phiên nhau. Khi có đấu thủ nào thắng thì sẽ biểu diễn một màn song đấu tạo không khí vui nhộn cho cuộc thi.
- Trường hợp người đóng vai tướng là người thua trận thì trước khi bị loại bỏ, vị tướng này sẽ tung hết các tuyệt chiêu của mình để phá vòng vây. Không chỉ vậy, mỗi khi tướng sắp rơi vào bước đường cùng thì người đóng vai quân sĩ sẽ phải nhào vào thế mạng. Trận chiến cứ thế diễn ra liên tiếp nên tạo được rất nhiều hấp dẫn cho người xem.
- Cách chơi Cờ người sẽ theo luật như cách chơi cờ tướng.

Xem thêm: Hướng dẫn Luật chơi cờ tướng

Cách chơi Cờ người 0

3. Cờ người trong văn hóa hai miền Bắc Nam

Cờ người trong văn hóa Bắc bộ

- Theo văn hóa Bắc bộ, những người tham gia chơi được tuyển chọn là những gương mặt xuất chúng, gia đình nề nếp, đặc biệt 2 tướng phải là 2 người có ngoại hình nổi bật nhất.
- Người chơi khi tham gia thi đấu sẽ đứng trực tiếp trên san, mặc quần áo truyền thống, lưng thắt đai hai màu khác nhau, tay cầm cờ đuôi nheo để điều khiển các  quân cờ di chuyển, ngoài sân thi đấu sẽ có một trọng tài để công bố kết quả thi và một bình luận viên để đọc các nước đi cũng như là bình luận trận đấu cho tăng sức hấp dẫn người xem. 
- Trong màn giới thiệu và chào sân của các đội thi, 32 người tham gia sẽ múa cờ trong tiếng nhạc truyền thống và di chuyển chào sân theo vị trí đã được quy định từ trước. 2 vị tướng sẽ là hai người giới thiệu mình và các người còn lại trong đội cho đối thủ biết.
- Mỗi nước di chuyển của quân cờ đều sẽ được biểu diễn bằng một điệu múa tương ứng trước khi đi tới vị trí được chỉ định. 

Cờ người trong văn hóa hai miền Bắc Nam 0

Cờ người trong văn hóa Nam bộ

Đối với khu vực miền nam, loại cờ người được yêu thích là cờ người kết hợp võ thuật. Vẫn số lượng quân cờ và trang phục truyền thống nhưng điểm đặc biệt là khi di chuyển các quân cờ sẽ biểu diễn võ thuật bằng các bài quyền cước, binh khí trong tiếng trống dồn dập thúc giục của khán giả.
 

2021/07/17 - 4k lượt xem
60 lượt thích, 15 lượt không thích
Chia sẻ bài viết
Bài viết liên quan
Viết bình luận
Chưa có bình luận nào