Ý nghĩa các quân cờ trong Cờ Tướng

Cờ tướng là một trò chơi trí tuệ được nhiều người ưa thích và đam mê. Đây cũng là loại cờ phổ biến nhất thế giới cùng với cờ vua, rất được yêu thích tại Việt Nam. Cờ tướng sử dụng bộ quân cờ và bàn cờ đặc biệt. Chúng đều có lịch sử ra đời và ý nghĩa riêng. Hãy cùng Thủ Thuật Chơi tìm hiểu về các quân cờ trong Cờ Tướng nhé!

Phần 1
Ý nghĩa quân Cờ Tướng

 

Cách di chuyển các quân cờ 0

Quân Tướng là quân quan trọng nhất trên bàn cờ, vì bên nào "ăn" được quân này của đối phương là thắng. Tuy vậy, nó cũng là quân yếu nhất do khả năng di chuyển và ăn quân hạn chế. 
Vậy quân Tướng đại diện cho điều gì ?

Ở Trung Quốc, vua là thiên tử (con trời), do vậy, nếu nhắc tới vua thì phải tôn kính, sùng bái. Bất cứ một hành động, một câu nói nào hớ hênh đối với vua đều bị ghép vào tội “khi quân” và bị xử trảm.
Quân Vua trên bàn cờ Saturanga - nguồn gốc của cờ Tướng, là bình thường, nhưng sang tới Trung Quốc thì không thể được. Các quan lại trong triều đình không thể cam lòng nhìn đám dân quê cứ réo lên tên vua, rồi chiếu, rượt đuổi…
Các nhà cải cách đã cải tên từ “vua” thành “tướng” hay “soái” cho quân này, với lời giải thích: Tướng hay soái là chỉ huy cao nhất, quan trọng nhất; bên nào giết được tướng hay soái thì hiển nhiên thừa thắng trận, đâu cần tới lượt vua.

Tuy nhiên, đó chỉ là cách thay đổi tên, thay đổi bề ngoài, hình thức mà thôi, chứ quân cờ này thực chất vẫn là vua. Vì tướng thì phải xông pha trận mạc, không thể ru rú trong cung, có hai Tượng và Sỹ kè kè bên cạnh bảo vệ như bàn cờ Tướng được. Cách đổi tên chỉ là một mẹo vặt để giữ sỹ diện cho vua mà thôi.

Phần 2
Ý nghĩa Quân Sĩ

Cách di chuyển các quân cờ 1

Như nói ở trên, Quân Sĩ là quân cờ phòng thủ, có đóng vai trò hộ giá ngay cạnh cho quân Tướng và cũng chỉ được di chuyển trong “Thành"

Chữ Sĩ  士 rất đơn giản. Nó chỉ gồm ba nét: hai nét ngang và một nét thẳng đứng. Trong văn học, Sĩ có nghĩa là học trò, là người nghiên cứu, có hiểu biết sâu rộng. Họ là những người có học vấn, thuộc làu binh sử, thường ở bên cạnh Tướng Soái để tham mưu, trù hoạch phương kế cho những cuộc hành quân, chinh phục. Quân Sĩ được xây dựng dựa trên hình tượng của những vị quân sư trung thành, như 2 cánh tay trái và phải của tướng, luôn ở cạnh hỗ trợ đưa ra quyết sách, chăm sóc và bảo vệ tận tụy cho chủ tướng. Mất đi sĩ là mất đi những sách lược, mất đi linh hồn của trận chiến, đe dọa an nguy của tướng.
 
Trong những quân cờ, quân Sĩ xem ra tầm thường và hiền lành nhất. Nó đứng kế bên vị Tướng chỉ huy, làm nhiệm vụ bảo vệ, hộ giá. Hai con Sĩ chỉ di chuyển từng bước một theo đường chéo trong cung. Chúng đi và đứng tại 5 điểm, được coi là quân cờ yếu nhất, dù rằng nếu mất Sĩ thì Tướng trong cơn nguy hiểm nếu đối phương dùng hai Xe hoặc Xe Mã Chốt tấn công. Cho nên chiến thuật bỏ Pháo đoạt Sĩ rồi dùng hai Xe tấn công là phương án thường thấy. Ở bàn cờ tàn khi còn Pháo, người chơi cờ phải chú ý giữ Sĩ để làm ngòi cho Pháo tấn công.
Có những câu nói thường nghe về con Sĩ:

"Khuyết Sĩ kỵ song Xa
Khuyết Sĩ kỵ Mã
Nhất Sĩ chòi góc cóc sợ Mã công
Tướng mất Sĩ như đĩ mất váy."

Đây chỉ là những ngôn từ nói lên phần nào tầm quan trọng nhỏ nhoi của quân Sĩ.

Phần 3
Ý nghĩa Quân Tượng

Cách di chuyển các quân cờ 2

Quân Tượng hay có 1 số nơi còn gọi là Tịnh/ Bồ Quân Tượng đứng bên cạnh quân Sỹ và tương đương với Tượng trong cờ vua. Chúng không được qua sông, chúng có nhiệm vụ ở lại bên này sông để bảo vệ vua. 
 
Tượng đại diện cho quân đội voi chiến. Voi chiến có sức phòng thủ tốt khi đi chung với nhau, chính vì vậy người ta thường nói tượng giao chân khá khỏe. Chỉ khi cắt đứt liên hệ của chúng, bạn mới có thể tấn công được.

Phần 4
Ý nghĩa Quân Xe

Cách di chuyển các quân cờ 3

Trong bàn cờ, Quân Xe được xem là một trong những quân thần trung thành của Tướng, người có một “võ công cao cường”, tài giỏi. Quân Xe đi và ăn theo một đường thẳng đứng hoặc ngang giống hệt quân Xe trong cờ vua. Chúng bắt đầu nước đi từ phía góc của bàn cờ, Xe được coi là quân cờ mạnh nhất trong cờ Tướng. 
 
Nhìn cách đi quân của Xe, con người sẽ nhìn thấy một ý nghĩa và đạo lý thâm sâu. Xe là quân cờ tượng trưng cho thống soái, là đai nam nhi đầu đội trời chân đạp đất, tuyệt không bao giờ đánh từ phía sau kẻ địch, đã là quân tử thì phải luôn đánh trực diện- đây cũng là tính “anh hùng” của Xe. Sự ăn quân của Xe rất tương đồng với thực tế cuộc sống “không đánh những người thất thế, yếu đuối”, cho nên trong cờ Tướng, những con cờ khác có thể ăn quân ra sao cũng được, ngoại trừ Xe không thể ăn phía sau.

Phần 5
Ý nghĩa Quân Pháo

Cách di chuyển các quân cờ 4

Quân Pháo đi giống quân Xe, theo chiều thẳng đứng hoặc ngang, nhưng ăn quân bằng cách nhảy qua 1 quân cờ khác. Hãy tưởng tượng Cửu cung với thành cao hào sâu, có lực lượng bảo vệ canh gác ngày đêm, Tướng thì chẳng bao giờ ra khỏi cung, lấy cách gì mà đột phá vào đây. Xe tuy thông suốt như thế nhưng nếu có quân đứng chặn đường thì cũng phải dừng lại. Nhưng với Pháo thì bất chấp tất cả. Pháo có thể kéo tới tận góc mà nã đạn cầu vồng vào trong cấm cung tiêu diệt Tướng. Pháo có thể kéo hẳn về cung mình dùng chính Sỹ cuả mình làm ngòi để chiếu hết tướng đối phương. Quân Pháo có quyền lực mạnh ở lúc bắt đầu, lúc bàn cờ còn nhiều quân, nhưng quyền lực đó giảm dần về sau. Trên thực tế thì có tới 70% khai cuộc là dùng Pháo. Đơn giản và thô lỗ nhất là nã ngay Pháo tiêu diệt Mã đối phương (người chơi như thế gọi là hiếu sát). Còn thông thường là hai bên cùng kéo pháo vào lộ giữa, gọi là đương đầu Pháo. Kéo Pháo cùng bên gọi là trận Thuận Pháo, kéo Pháo vào ngược bên nhau gọi là trận Nghịch Pháo (hay Liệt Pháo).
Cờ Tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường.

Đây là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn cờ tướng vì tới thời đó, pháo được sử dụng trong chiến tranh với hình thức là một loại máy dùng để bắn những viên đá to. Bấy giờ, từ Pháo trong chữ Hán được viết với bộ “thạch”, nghĩa là đá. Cho đến đời nhà Tống, khi loại pháo mới mang thuốc nổ được phát minh thì quân Pháo đã được viết lại với bộ “hỏa”.Kể từ khi xuất hiện Pháo, bàn cờ tướng trở nên cực kỳ sôi động, khói lửa mịt mù từ đầu tới cuối trận với biết bao nhiêu đòn Pháo vô cùng hiểm hóc. Chính cặp Pháo này đã nâng cờ tướng lên một tầm cao hoàn toàn mới, khiến cho cờ tướng trở nên cực kỳ độc đáo, tách rời bỏ hoàn toàn bóng dáng của trò Saturanga. Người châu  u, châu Mỹ cũng có Pháo nhưng họ không nghĩ tới và không đưa được Pháo vào bàn cờ, muốn có được nó thì phải thay đổi hoàn toàn cấu trúc của bàn cờ. Nếu cờ vua vẫn để nguyên 64 ô đen trắng thì Pháo đặt vào đâu được. Đặt vào có khi lại bị vào trường hợp “quân mình bắn quân ta”. Có thể nói pháo là quân cờ lợi hại nhất trong cờ tướng.

Phần 6
Ý nghĩa Quân Mã

Cách di chuyển các quân cờ 5

Quân Mã là quân cờ có sự khôn ngoan và mưu trí với những nước đi linh hoạt bất ngờ. Và trong cuộc sống, trong khoa học quản lý con người , có những vị trí được ví như quân Mã, tuy không phải là quan trọng nhất, nhưng nhờ sự linh hoạt có thể lật ngược được cục diện.

Từ xa xưa, khi giao thông chưa phát triển thì ngựa là phương tiện hữu hiệu nhất và nó càng phát huy tác dụng trong chiến tranh với những đội kị binh dũng mãnh. Mã không chỉ là một quân cờ khôn khéo, mà còn là một quân cờ sẵn sàng hy sinh bằng những nước cờ “thí mã” để làm thay đổi cục diện và mang lại chiến thắng. Và đây cũng là một trong những đặc tính rất đáng quý khác của quân Mã.

Phần 7
Ý nghĩa Quân Tốt

Cách di chuyển các quân cờ 6

Tốt trong cờ tướng tượng trưng cho lực lượng đông đảo nhất trên chiến trường cổ xưa là bộ binh cũng vì thế mà quân tốt là quân có số lượng đông đảo nhất trong cờ tướng (5 quân)

Đây cũng là con cờ nhỏ nhất và được sắp xếp đều nhau để giúp cho việc khai cược và triển khai thế cờ được thông thoáng hơn. Tốt di chuyển theo các trục dọc của bạn cờ và mỗi lần di chuyển chỉ đi 1 ô. Đặc biệt, khi đi đến cuối hàng thì không được phong hậu hay xe. Vì vậy, khi chơi cờ mọi người cần phải hết sức cẩn trọng để có thể đưa tốt đến cuối hàng trong bàn cờ.

Theo như tư tưởng quân sự nền tảng của mình, người Trung Quốc đã thay đổi cách sắp xếp quân trên bàn cờ so với trò chơi gốc Saturanga của Ấn Độ. Cụ thể với họ lính tráng là người phải ra nơi biên ải để trấn giữ biên cương nên 5 quân tốt được xắp xếp cách đều nhau sát với biên giới trên bàn cờ là con sông.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Cảm ơn bạn đã đánh giá! Hy vọng chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng hơn trong lần tới.
Bài viết liên quan

Hãy trở thành người bình luận đầu tiên

Bình luận bài viết.
39
Thích
Bình luận
Trang chủ
Video
Chia sẻ

Trả lời

Chọn ảnh