Hướng dẫn cách chơi Cờ Toán Việt Nam

Cờ toán Việt Nam là một trong số những trò chơi cờ nổi tiếng gần đây ở Việt Nam, là một sản phẩm trí tuệ mang đậm triết lí Việt, được sáng tạo bởi một nghệ nhân nặn tượng chỉ mới học hết lớp 7. Bạn có cảm thấy thú vị không? Hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu về trò chơi độc đáo này nhé!

Phần 1
Giới thiệu chung

Cờ toán Việt Nam là sản phẩm sáng tạo của ông Vũ Văn Bảy (Vũ Bảy), một nghệ nhân nặn tượng người  Bắc Ninh, Việt Nam. 

Giới thiệu chung 0

Cờ toán Việt Nam được ông Bảy “phôi thai” trong một thời gian khá dài. Trước đó, từ hồi mới 12 - 13 tuổi, dù chỉ mới học hết lớp 7, cậu bé Bảy đã thông thạo nhiều trò chơi thuộc “họ” cờ. 

Kiến thức của ông chủ yếu là do tự học, tự đọc. Qua tìm hiểu, ông thấy hiện có nhiều loại cờ nhưng lại đơn giản trong nước đi, biết chơi rồi sẽ chán ngay. Và tất cả các loại cờ mà nước ta đang chơi từ xưa đến giờ đều do du nhập từ nước ngoài. Bản thân nước ta, dù không sáng tạo ra cờ nhưng truyền thống chơi cờ đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa - thể thao từ mấy nghìn năm.

Từ những suy nghĩ ấy, trong đầu ông mới nảy ra câu hỏi: Tại sao mình không nghĩ ra một thứ cờ mang đặc trưng của nước mình? Thế là từ đó, ông lại đau đáu, mày mò ra những con số, phép tính, quy luật; đến năm 1982 thì trò chơi cờ toán do ông sáng tạo chính thức ra đời.

Cờ toán Việt Nam đã được Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật, Bộ Văn hóa - Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chính thức công nhận sản phẩm trí tuệ vào tháng 5/2005.

Giới thiệu chung 1

Cờ toán Việt Nam được xem là loại cờ giải trí vừa mang tính chất toán học và triết lý xã hội, khác hẳn so với các loại cờ đã phổ biến như cờ tướng là của người Trung Quốc, cờ vua của người phương Tây. Người chơi phải vận dụng các kiến thức về toán học giản đơn như cộng, trừ, nhân, chia để tính toán các bước đi. Trong cờ vua và cờ tướng, khi mất vua hoặc tướng là bị thua. Tuy nhiên, Cờ toán Việt Nam lại khác cờ tướng, cờ vua ở chỗ: Quân số 0 là dân chứ không phải tướng hay vua, và khi để dân bị đối phương bắt, người chơi sẽ bị thua tuyệt đối. Theo tác giả Vũ Bảy: "Khi chơi cờ toán, nó không chỉ giúp người ta tính toán mà còn dạy cho người ta phải biết lẽ sống. Tính cách từng người sẽ được thể hiện qua ván cờ toán. Nếu chỉ thích cộng, thích nhân rồi cứ nhân, cứ cộng mãi người chơi sẽ bị thất bại".

Do dựa trên các con số, phép tính, lại được sáng tạo ở Việt Nam, nên tác giả đã đặt trên loại cờ này là Cờ Toán Việt Nam.

Giới thiệu chung 2

Phần 2
Bàn cờ và quân cờ

Bàn cờ 

Bàn cờ chơi Cờ Toán Việt Nam có hình chữ nhật, gồm 99 ô, chia làm 9 cột đánh dấu từ a - i và 11 hàng đánh dấu từ 1 -11. Ô ở hàng 2 cột 5 và hàng 10 cột 5 có đường chéo là vị trí đặt quân số 0.

Bàn cờ và quân cờ 0

Quân cờ

Quân cờ chơi Cờ Toán Việt Nam có hình tròn, gồm hai màu khác nhau.Mỗi bên người chơi có 10 quân cờ. 

Trên mỗi quân có các dấu chấm tròn (hoặc viết các số) thể hiện các số từ 1 - 9 (ví dụ, quân số 1 có một chấm tròn; quân số 9 có chín chấm tròn) và một quân có số 0.

Bàn cờ và quân cờ 1

Sắp xếp bàn cờ

Quân cờ Toán học Việt Nam được đặt trong các ô. Mỗi bên người chơi sắp xếp các quân cờ ở mỗi các ô đầu ngang của bàn cờ ( từ hàng 1 và hàng 11). Các quân cờ từ 1 đến 0 được sắp xếp từ trái sang phải. 

Quân số 0 được đặt tại vị trí đường chéo.

 

Cách di chuyển của các quân cờ

Ngoại trừ quân số 0 không được phép di chuyển ra khỏi vị trí vì là 0 di chuyển, các quân còn lại 1-9 đều có thể đi theo hàng ngang, cột dọc, đường chéo.

Bàn cờ và quân cờ 2

Mỗi ô trống trên bàn cờ là một bước đi. Số bước đi tối đa được thực hiện theo trị số riêng của từng quân cờ. Chẳng hạn, số 2 có thể đi tối đa 2 ô trống, số 9 có thể đi tối đa 9 ô trống tùy mục đích của người chơi. Quân số 1, vì là 1 di chuyển, nên chỉ đi được tới duy nhất một ô kế bên ô đang đứng. 

Các quân cờ không được phép nhảy qua đầu các quân khác.

Bàn cờ và quân cờ 3

Phần 3
Cách chơi 1 ván Cờ Toán Việt Nam

Trước khi bắt đầu ván chơi, đặt bàn cờ chơi ở giữa. Sắp xếp quân cờ vào bàn cờ ở vị trí ban đầu

Chọn một người chơi đi trước. Hai người chơi lần lượt thực hiện lượt chơi của mình

Khi đến lượt của mình, người chơi được phép di chuyển và ăn quân cờ 1 quân cờ đảm bảo các nguyên tắc như sau:

- Di chuyển quân: áp dụng theo nguyên tắc di chuyển đã nói ở mục trên: Ngoài quân 0, các quân cờ khác được được tối đa số bước bằng số điểm của mình. Các quân cờ không được phép nhảy qua đầu các quân khác.

- Bắt quân: Khi muốn bắt quân của đối phương, tiến hành như sau:

Bước 1: di chuyển quân sao cho có hai quân đứng trong hai ô liền nhau theo chiều dọc hoặc ngang hoặc chéo (để tạo thành một phép tính và phía trước không có quân của đối phương đứng cản).

Cách chơi 1 ván Cờ Toán Việt Nam 0

Bước 2: Sau đó dùng các phép cộng (+), hoặc trừ (-), hoặc nhân (x), hoặc chia (:) với nhau để ra đáp số. Đáp số của mỗi phép tính là nước đi có thể bắt được quân của đối phương, tức là khoảng cách từ quân ngoài cùng của phép tính đến quân bị ăn.

Cách chơi 1 ván Cờ Toán Việt Nam 1

Chẳng hạn

Người chơi có quân 8 và quân 5 đứng liền nhau, 8 đứng dưới, 5 đứng trên theo hàng dọc thì có thể lấy 8-5=3 hoặc 8+5=13 để bắt quân đang đứng ở ô thứ ba của đối phương (tính từ ô của quân 5 đứng trước) nếu muốn đánh tiến.

Sau đó, lấy quân số 8 thế vào vị trí mà quân số của đối phương bị bắt. Còn nếu muốn bắt lùi thì lấy 5+8=13 và bắt quân đang đứng ở ô thứ 3 bắt đầu tính từ quân số 8.

 

Chú ý

- Nếu kết quả của phép cộng hoặc nhân mà lớn hơn 10 thì chỉ lấy số của hàng đơn vị để tính điểm bắt quân.

Ví dụ: 5+8=13 thì 3 là điểm để bắt quân của đối phương. 

- Nếu là phép chia có dư thì có thể lấy số dư để bắt quân. 

Ví dụ:

Lấy quân 8 chia cho quân 5 bằng 1 dư 3 thì ô cờ được bắt quân của đối phương là ô cách quân 5 là 1 hoặc 3 ô. 

- Quân bé hơn không được sử dụng phép Trừ, Nhân, Chia lấy dư với quân lớn.

- Phép cộng và nhân có số 0 ở hàng đơn vị thì được tính là không có giá trị.

- Nếu phía trước có quân của đối phương đứng cản thì không thể bắt được quân của đối phương. 

Ví dụ:

8+5=13 thì có thể bắt được quân số bất kỳ của đối phương (1, 2, 3, 4...) đang đứng ở ô thứ 3 tính từ quân số 5 của bên mình, nhưng nếu ở ô thứ 1, 2 có quân đối phương đang đứng thì không thể bắt được quân ở ô thứ 3 kể trên.

- Số phép tính do hai người chơi thỏa thuận bạn đầu. 

Ví dụ: chỉ chơi phép cộng

- Chiều tấn công là chiều của phép tính.

Ví dụ: 1+2 thì dùng quân 1 tấn công về phía quân 2

          2+1 thì dùng quân 2 tấn công về phía quân 1.

 

Kết thúc trò chơi

Trong quá trình chơi, bất kể khi nào, cứ bắt được quân số 0 của đối phương là thắng tuyệt đối. Tuy nhiên, khi rơi vào trường hợp mà hai bên đều không thể bắt được số 0 ( hai bên còn ít hơn 2 quân, hai bên chơi 1 thời gian dài nhưng không thể ăn quân 0 của nhau…) có thể kết thúc trò chơi và phân định thắng thua bằng cách tính điểm.

Mỗi quân cờ có số điểm tính theo trị số của nó. Chẳng hạn quân số 1 là 1 điểm, số 2 là 2 điểm...  Tổng cộng số điểm để tính ra điểm cuối cùng của mỗi người chơi. Người chơi nào có điểm lớn hơn là người thắng ván chơi đó. 

Trước khi chơi, hai bên có thể thỏa thuận thang điểm cho mỗi ván là 10-15-20-...-45 điểm và chơi 1 -3-5-7... ván. 

Nếu chơi nhiều ván chơi, tính trên tổng số ván thắng để tính thắng - thua. Nhưng trong quá trình thi đấu, bên nào bị đối phương bắt quân số 0 là bị xử thua tuyệt đối - dù trước đó đang dẫn trước 1-2-3-4-... ván.

Ví dụ:

Ván 1: A thắng B với tỉ số 10-7

Ván 2: A thắng B với tỉ số 12-5

Ván 3: B thắng A tuyệt đối (tức B bắt được quân số 0 của A).

=>Kết quả cuối cùng: B thắng A chung cuộc.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Cảm ơn bạn đã đánh giá! Hy vọng chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng hơn trong lần tới.
Bài viết liên quan

Hãy trở thành người bình luận đầu tiên

Bình luận bài viết.
44
Thích
Bình luận
Trang chủ
Video
Chia sẻ

Trả lời

Chọn ảnh