Hướng dẫn cách chơi Tá lả ( Phỏm)
Phỏm (tên gọi khác Tá lả) là trò chơi bài phổ biến với bộ bài 52 lá, được nhiều người chơi lựa chọn để rèn luyện khả năng tư duy, tập trung, ghi nhớ,... Cách chơi bài tá lả vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết, đặc biệt là những người mới. Hãy cùng Thủ Thuật Chơi tìm hiểu cách chơi Tá Lả thông qua bài viết dưới đây nhé!
Phần
1
Giới thiệu chung
Trò chơi Phỏm xuất hiện vào cuối thế kỷ XX được cho là bắt nguồn tại vùng đất Luơng Tài, Bắc Ninh do các cụ tổ họ Vũ nghiên cứu và phát triển. Tục truyền rằng các cụ ở làng trong lúc chờ đánh tổ tôm đã sáng tạo ra bộ môn phỏm. Trong lúc các cụ bàn về luật chơi thì có người hầu quê Đa Tốn học lỏm được, đem về truyền bá rộng rãi cho xứ Kinh Bắc. Giờ đây truyền nhân chính thống đời thứ 22 đang duy trì và phát triển bộ môn này là ông Vũ Xuân Toàn, tuy nhiên ông không muốn các con của mình nối nghiệp bộ môn này nên cho con theo họ Ngô.
Tá lả là cách gọi miền Nam, Phỏm là cách gọi miền Bắc. Trò chơi sử dụng bài Tây 52 lá, thường có từ 3 - 4 người chơi. Nguyên tắc chơi đó là cố gắng ăn tất cả những lá bài của người khác hoặc bốc bài, tạo thành các phỏm của mình. Người có điểm thấp nhất cuối cùng ván chơi là người chiến thắng.
Phần
2
Các thuật ngữ chơi
Tương tự như các bài Tiến lên, chơi sâm..., bài tá lả cũng có rất nhiều thuật ngữ. Các bạn cần nắm rõ thuật ngữ này để có thể chơi bài dễ dàng hơn.
- Phỏm: Bộ 3 quân bài trở lên đồng chất có giá trị liên tiếp nhau, hoặc bộ 3 quân trở lên có cùng giá trị. Ví dụ: ♣4 ♣5 ♣6; ♥6 ♥7 ♥8 ♥9 ♥10; hoặc ♠4♦4♥4; ♠K♦K♣K
- Bài rác: Những lá bài lẻ không thuộc Phỏm nào.
- Ù: Người chơi có tất cả các lá bài tạo thành phỏm, không có bài rác nào, đây là người giành chiến thắng tuyệt đối.
- Ù khan: là cách gọi tên trường hợp sau khi chia bài 9 – 10 quân bài trong tay người chơi không có quân bài nào có thể kết hợp với nhau để tạo thành phỏm hay thậm chí là đôi, cặp.
- Nọc: Những lá bài còn dư lại sau khi đã chia đủ bài cho người chơi.
- Móm: Khi kết thúc ván chơi mà người chơi không hạ được Phỏm nào thì gọi là Móm.
- Ăn chốt: Ở lượt đánh cuối cùng của mình, người chơi đánh bài nhưng có người khác ăn lá bài đó.
- Gửi: Ở lượt chơi cuối, nếu bài rác của bạn có thể kết nạp vào Phỏm của người chơi đã hạ bài trước đó, Bạn có thể gửi lá bài đó đi, và lá bài này sẽ không bị tính điểm khi kết thúc ván.
- Đền: Ở lượt đánh cuối, người chơi ăn chốt của người trước, thì bất kì người chơi nào sau lượt đánh của người đó mà Ù. Người chơi vừa bị ăn chốt sẽ bị đền. Người ăn chốt sau sẽ phải đền thay người ăn chốt trước. Ngoài ra, nếu người chơi bị ăn 3 lá bài liên tục cũng bị tính là Đền.
- Tái: Sau khi hạ bài, nếu trong bàn có người ăn, các quân bài đã đánh ra sẽ được chuyển chỗ và bạn được phép đánh thêm một lượt, thì được gọi là Tái.
Phần
3
Cách chơi 1 ván Tá lả
- Mỗi ván chơi cần có ít nhất 2 người, nhiều nhất thường là 4 người. Chọn một người chia bài.
- Chia mỗi người chơi 9 lá bài và người chia (hoặc người thắng) sẽ được 10 lá bài. Tất cả lá bài dư sau khi chia được gọi là Nọc, đặt ở giữa bàn chơi, úp xuống.
- Bắt đầu ván chơi, người chia bài có 10 lá sẽ là người đánh đầu tiên. Vòng chơi theo chiều kim đồng hồ.
Người đầu tiên sẽ đánh ra 1 lá bài bất kỳ. Người tiếp theo sẽ ăn lá bài đó nếu lá bài hợp với các lá bài đang có trên tay người này tạo thành Phỏm; nếu không ăn thì bốc 1 lá bài trong Nọc. Nếu ăn được một lá bài, các lá bài đã đánh của mỗi người sẽ được di chuyển sang chồng bài đánh của người khác, sao cho cho số lá bài đánh xuống sẽ bằng nhau theo lượt đánh.
Ví dụ: Trước khi ăn mỗi người chơi có 3 lá bài đánh xuống. Sau khi ăn, chồng bài đã đánh của một người chơi chỉ còn 2, các chồng còn lại có 3, thì di chuyển 1 quân bài đánh từ chồng của người sắp đánh sang để cân đối là 3-3-3 bài đã đánh, người chơi sắp đánh thì có 2 lá bài đã đánh.
- Sau khi ăn/bốc bài, người chơi đánh ra 1 lá bài. Người tiếp theo lại ăn lá bài hoặc bốc bài từ Nọc.
- Cứ như vậy trò chơi diễn ra khi có một người chơi Ù. Hoặc nếu không có ai Ù, khi chồng bài đánh của người chơi sau khi đánh xong có 4 lá, người chơi phải hạ Phỏm và giữ lại các lá bài rác để chờ tính điểm. Người chơi có thể Tái hạ khi có một người bị ăn chốt. Sau khi tất cả người chơi đã Hạ hết phỏm, tính điểm để quyết định người chiến thắng. Người có điểm thấp nhất là người chiến thắng.
Cách tính điểm của ván
- A, J, Q, K được tính điểm lần lượt là 1, 11, 12, 13. Các lá bài khác có giá trị tương đương số trong lá bài đó.
- Nếu có người cùng điểm số, ai hạ bài trước thì người đó thắng.
- Từ số điểm và thứ tự hạ để quyết định thứ tự về Nhất, Nhì, Ba, Bét của người chơi. Khi đó mỗi người chơi sẽ có điểm thưởng như sau:
+ Người về nhất: + 6 điểm
+ Người về nhì: - 1 điểm
+ Người về ba: - 2 điểm
+ Người về bét: - 3 điểm
+ Người bị ăn chốt: - 4 điểm
+ Người ăn chốt: + 4 điểm
+ Người ù, ù khan: + 15 điểm (trong đó, mỗi người trong ván chơi bị mất 5 điểm)
+ Người cháy/móm: thì mất 4 điểm cho người người thắng.
Phần
4
Mẹo để chiến thắng trò chơi
Để dễ chiến thắng trò chơi Tá lả, bạn hãy tham khảo các mẹo dưới đây nhé:
- Chơi câu bài
Có 2 cách chơi là chơi sảnh và chơi câu bài. Nếu không ù, việc phân định người thắng thua sẽ dựa vào tổng điểm của bài rác, do đó nếu giữ những con có giá trị cao như J, Q, K thì bạn sẽ khó chiến thắng.
Do đó, cách chơi đánh những con bài có giá trị lớn trước là cách chơi khôn ngoan, được nhiều người áp dụng => Gọi là chơi câu bài.
- Chơi xé cạ: Cách chơi này buộc bạn phải quan sát, đoán được bài đối thủ để dụ họ đánh ra con bài mình đang cần.
- Đánh phá phỏm: Trường hợp không có khả năng ù thì bạn quan sát để ăn quân chốt của đối thủ.
- Phải quan sát, tính toán và biết phán đoán, suy luận
Chỉ với 4 lượt chơi thì ván bài tá lả sẽ kết thúc (nếu không có ai ù) cho nên bạn phải quan sát, tinh toán bài phù hợp nếu muốn giành chiến thắng.
+ Bạn cần quan sát để ghi nhớ các lá bài đối thủ đã ra, từ đó đưa ra chiến thuật đánh/để lại lá bài nào.
+ Tính toán xem số điểm, con bài nào đánh ra sẽ không bị ăn.
Hãy trở thành người bình luận đầu tiên