Hướng dẫn cách chơi trò chơi Đánh búng/ Búng gạch

Hướng dẫn cách chơi trò chơi Đánh búng/ Búng gạch

Đánh búng là một trò chơi dân gian giúp tăng cường thể chất cho người chơi. Trò chơi yêu cầu đến sử dụng đôi tay một cách linh hoạt và còn phải là đôi tay có sức lực tốt thì mới có thể làm các hạt di chuyển đi xa được. Ngoài ra trò chơi này còn giúp phát triển trí tuệ của trẻ, giúp trẻ biết cách quan sát, tính toán, khéo léo và nhanh nhạy hơn bởi khi chơi cần phải nhắm chính xác mục tiêu cần bắn để có thể ghi điểm. Chính lối chơi cạnh tranh này mà có rất nhiều bạn nhỏ hăng say chơi cùng nhau tạo nên tinh thần đoàn kết và thêm yêu quý nhau hơn.

1. Chuẩn bị trước khi chơi

Người chơi

Trò chơi đánh búng không phân biệt độ tuổi, giới tính chơi, cả nam và nữ cùng chơi sẽ càng hấp dẫn hơn. 
Số lượng người chơi thường được chia theo nhóm, có thể chia thành hai nhóm hoặc bốn nhóm, mỗi nhóm tối thiểu là 2 người.

 

Không gian chơi

Sử dụng địa điểm là những nơi bằng phẳng, thoáng mát, có thể kể đến như sân nhà, sân trường,..

 

Chuẩn bị dụng cụ

Chuẩn bị từ 5-10 viên sỏi hoặc thay thế bằng một số loại hạt như hạt bắp, đậu hoặc hạt cây đều có thể được chấp nhận.
 

2. Cách chơi trò chơi Đánh búng

Cách chơi trò chơi Đánh búng 0

Luật chơi

Nhóm nào mất nhiều hạt nhất thì sẽ là nhóm thua cuộc

 

Cách chơi
- Đầu tiên sẽ lựa chọn người làm cái. Số hạt được chuẩn bị sẽ chia đều cho các người chơi, mỗi người chỉ lấy ra một số hạt và nắm chặt trong tay và khi cả làng cùng chìa tay ra trước mặt thì xòe tay ra, đếm xem trong tay bạn nào có nhiều quân nhất người đó sẽ được làm cái đi trước.

- Bắt đầu chơi, người cái sẽ thu hút số hạt của làng, rải ra trên mặt sân để búng. Để búng hai hạt vào nhau, dùng một ngón tay vạch giữa hai hạt này rồi búng. Cách “búng gạch” thông thường sẽ phải dùng ngón tay cái và ngón trỏ chụm vào nhau, ngón cái búng ngang, ngón trỏ búng dọc, cổ tay sát đất. Nếu búng hai hạt chạm vào nhau thì các hạt đó trở thành của người búng thành công.  

- Trường hợp nếu người chơi chạm tay vào bất cứ hạt nào giữa hai hạt thì sẽ tính là bị hỏng, hoặc khi búng hai hạt vào nhau mà mà lại chạm vào hạt khác cũng sẽ tính là hỏng. Nếu hỏng sẽ đến lượt của bạn nhóm khác chơi.

- Ngoài cách bùng trên thì còn một cách chơi nữa gọi là “búng chỉ” tức là đối thủ sẽ chỉ định hạt cần phải búng vào. Nếu búng trúng sẽ được số hạt và tiếp tục chơi, còn nếu búng trượt thì sẽ mất lượt. 

- Cứ lần lượt thay phiên nhau như vậy cho đến khi hết số hạt của cả làng thì sẽ kết thúc một ván. 
 

2021/07/20 - 341 lượt xem
2 lượt thích, 1 lượt không thích
Chia sẻ bài viết
Bài viết liên quan
Viết bình luận
Có 1 bình luận
Lê Tùng
3 năm
vui ghe