Yugioh! hay Bài ma thuật có lẽ không còn là một cái tên xa lạ đối với các bạn trẻ Việt Nam. Đây là trò chơi bài được lấy cảm hứng từ bộ truyện tranh cùng tên, đã làm mưa làm gió trên thế giới và ở Việt Nam rất nhiều năm qua. Tuy nhiên, không phải bạn trẻ nào cũng có thể nhớ chính xác hết các luật chơi của trò chơi này bởi có rất nhiều quy tắc cần nhớ.Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được những điều cần thiết trước khi chơi.

Phần 1
Giới thiệu về trò chơi bài Yugioh!

Yu-Gi-Oh! thực chất là tên một bộ manga rất nổi tiếng của Nhật Bản xoay quanh thế giới các trò chơi, có tên gọi lần đầu khi phát hành ở Việt Nam là “ Vua trò chơi”. Phần lớn bộ truyện tập trung vào trò chơi hư cấu gọi là Duel Monster và trò chơi này đã được phát triển  Yu-Gi-Oh! Trading Card Game ở ngoài đời thực. 

Yu-Gi-Oh! (hay Yugioh) là một trò chơi đánh bài trong đó hai người chơi cố gắng đánh bại nhau bằng cách giảm Life Point ( Điểm sống) của đối thù về 0 bằng việc sử dụng các quân bài Quái vật, Phép thuật và Cạm bẫy.

Giới thiệu về trò chơi bài Yugioh! 0

Phần 2
Các vật dụng cần thiết để chơi

Để có thể tiến hành trò chơi, bạn cần chuẩn bị  các vật dụng hỗ trợ cho trò chơi như sau:

- Bộ bài chơi: mỗi người chơi sẽ có một Bộ bài chơi riêng biệt. Cụ thể hơn hãy xem ở phần dưới.

- Bàn chơi Yugioh: nơi tiến hành đặt các quân bài và tổ chức trò chơi.

- Một đồng xu: một vài lá bài yêu cầu phải tung đồng xu.

- Một quân xúc xắc: một số lá bài yêu cầu phải tung xúc xắc.

- Bộ đếm: các vật nhỏ dùng để đánh dấu nhằm theo dõi những hiệu ứng ảnh hướng lên các lá bài.

- Đại diện cho Quái vật (Monster Tokens): sẽ được nhắc tới ở phần Luật khác

Ngoài ra, có một số vật dụng trợ giúp khác nhưng không bắt buộc như:

- Máy tính: Để theo dõi Life Point

- Bọc bài: Bảo vệ thẻ bài khỏi hư hại.

Phần 3
Bộ bài chơi Yugioh

Mỗi người chơi trước khi chơi cần xây dựng ra 3 loại Bộ bài Yugioh để tiến hành chơi, bao gồm:

1. Main Deck: Bộ bài chính

Là bộ bài mà người chơi sẽ tiến hành rút trong quá trình chơi. Bộ bài chính yêu cầu phải có từ 40 đến 60 quân bài. Thông thường để tăng tỉ lệ rút được bài, những người chơi chuyên nghiệp sẽ chỉ chơi với hơn 40 quân bài một chút. Trong một Bộ bài chính, bạn chỉ có thể cho tối đa 3 quân bài giống nhau vào. 

2. Extra Deck: Bộ Bài  Bổ sung

Là bộ bài là bộ bài chứa các lá bài thuộc loại Synchro và Fusion Monsters ( được giải thích ở phần dưới). Đây là những quân bài có thể được đưa vào chơi nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định. Bộ bài này có thể có từ 0 đến 15 thẻ bài, và không tính vào số lượng của bộ Main Deck.

3. Side Deck: Bộ Bài bên ngoài

Là một Bộ bài có từ 0 đến 15 thẻ bài, không được tính vào số lượng của bộ Main Deck. Là Bộ bài mà bạn dùng để điều chỉnh, thêm hay bớt vào Bộ bài chính giữa các hiệp đấu với một đối thủ. Người chơi có thể hoán đổi bất cứ thẻ nào từ Bộ bài ngoài này với Bộ bài Chính miễn đảm bảo số lượng tổng Bộ bài chính không thay đổi, đồng thời vẫn đảm bảo nguyên tắc: không có 3 quân bài cùng loại trong Bộ bài chính.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo 1 bộ bài (Build deck) trong Yugioh !

Phần 4
Các loại bài chơi Yugioh và cách đọc bài

Thẻ bài chơi Yugioh được chia ra làm 3 loại chính:

1. Monster Cards : Loại bài Quái vật

Các quân bài Quái vật trong Yugioh được chia thành các loại khác nhau:

Các loại bài chơi Yugioh và cách đọc bài 0 Normal Monsters: Quái vật thông thường.  Đây là các quân bài không có hiệu ứng đặc biệt nhưng thường có điểm ATK (sức mạnh) và DEF (phòng thủ) cao hơn Effect Monsters.

Các loại bài chơi Yugioh và cách đọc bài 1Effect Monsters: Là các Quái vật có hiệu ứng đặc biệt, bên cạnh các chỉ số ATK và DEF cơ bản. Chúng bao gồm 5 loại khác nhau là:

Ngoài ra, còn có các loại bài Quái vật đặc biệt là Ritual, Fusion, và Synchro. Đây là các loại bài  muốn triệu hồi chúng để chơi cần phải hi sinh một số bài quái vật nào đó.

Chi tiết một lá bài Quái vật như sau:

Các loại bài chơi Yugioh và cách đọc bài 2

 Xem thêm: 10 lá bài Quái vật mạnh nhất (ATK cao nhất) trong Yugioh

2. Spell Cards/ Bài Phép thuật và Trap Cards/Bài Cạm bẫy

Sự khác biệt chính giữa bài Phép thuật và bài Cạm bẫy đó là bài Phép thuật thường được sử dụng để tăng cường khả năng tấn công trong khi đó bài Cạm bẫy thường để phá vỡ các cuộc tấn công của đối thủ. Ngoài ra, bài Bẫy phải được đặt ở trên bàn chơi mới sử dụng được và không được sử dụng cùng lúc trong cùng 1 lượt. Còn các bài phép thuật thì có thể sử dụng cùng lúc với nhau trong cùng 1 lượt chơi. 

 

Chi tiết một lá bài Phép thuật như sau:

Các loại bài chơi Yugioh và cách đọc bài 3

Chi tiết một lá bài Cạm bẫy  như sau:

Các loại bài chơi Yugioh và cách đọc bài 4

Xem thêm: Tìm hiểu về Trap Card ( Cạm bẫy) và Spell Card ( Phép thuật) trong Yugioh!

Phần 5
Bàn chơi Yugioh!

Trò chơi Yugioh! được chơi trên một bàn chơi ( Deck) được thiết kế riêng hình chữ nhật, được chia làm 2 vùng chơi đối xứng nhau giành cho mỗi người chơi. Mỗi vùng chơi này sẽ bao gồm 6 khu vực chính sau:

Bàn chơi Yugioh! 0

1. Monster Card Zone : Khu vực đặt thẻ quái vật

Chỉ được phép đặt tối đa 5 bài Quái vật ở khu vực này. Vị trí và cách đặt của các Quái vật đặt ở đây tùy thuộc vào ý đồ chiến thuật của bạn.

2. Spell & Trap Zone: Khu vực đặt thẻ Pháp thuật và Cạm bẫy

Chỉ được phép đặt tối đa 5 bài Phép thuật và Cạm bẫy ở khu vực này. Những lá bài này có thể ở trạng thái Hoạt động bằng cách ngửa lên hoặc đang ở trạng thái Chờ bằng cách úp xuống.

3. Graveyard: Mộ bài

Là nơi các lá bài Quái vật đã bị tiêu diệt và các bài Pháp thuật và Cạm bẫy để sử dụng được đưa tới đây. Khu vực này là khu vực công khai do đó các thẻ bải sẽ ngửa lên để cả hai người chơi đều thấy được. Các thẻ trong Nghĩa địa phải được sắp xếp theo thứ tự lần lượt theo đúng trình tự được gửi vào đây và không được phép xáo trộn. 

4. Deck Zone: Khu vực đặt Bộ Main Deck

Bộ bài chính của mỗi người chơi được đặt úp  tại khu vực này. Người chơi sẽ rút thẻ bài mỗi lượt từ đây.

5. Field Card Zone: Khu vực đặt thẻ Môi trường

Đây là nơi chỉ dùng để đặt một số là Phép thuật đặc biệt, gọi là các lá bài Môi trường. Khu vực này chỉ dùng để đặt 1 lá bài Môi trường duy nhất. Nếu có lá bài mới được chơi, lá bài Môi trường cũ sẽ bị hủy và thay bằng lá bài mới.

6. Extra Deck Zone: Khu vực đặt Bộ Extra Deck

Nơi người chơi đặt các lá bài Bổ sung và đặt úp xuống. Bộ bài này chỉ có người chơi sở hữu nó mới được xem.

Ngoài ra còn có khu vực Pendulum Zone, mình sẽ nhắc tới trong một bài viết cụ thể về khu vực này.

Phần 6
Mục tiêu và cơ chế của trò chơi

Mỗi trận đấu bài Yugioh sẽ trải qua 3 ván đấu. Người nào dành chiến thắng đa số   ván đấu ( thắng 3/3 hay ⅔ ) sẽ là người chiến thắng cuối cùng. 

Mỗi ván đầu, mỗi người chơi sẽ bắt đầu với 8000 Life Point / Điểm sống. Người chơi chiến thắng dành chiến thắng một ván đấu nếu như:

- Trừ hết điểm Life Point của Đối thử về 0.

- Tại thời điểm cần phải Rút bài, đối thủ của bạn không thể Rút được quân bài nào do hết bài rút.

- Do kết quả của một lá bài nào đó mà bị xử thua.

Phần 7
Chuẩn bị trước khi chơi

- Người chơi cần tiến hành các bước cần thiết sau đây:

- Xáo trộn Bộ bài Chính của mình cũng như của Đối thủ.

- Đặt tất các các Bộ bài úp xuống khu vực của chúng trên Bàn chơi.

- Người chơi đưa ra cho Đối thủ xem Bộ bài Bên ngoài của mình và đếm tất cả số lá bài trong mỗi bộ bài ( làm căn cứ để đảm bảo các bộ bài của các ván đấu là bằng nhau).

- Nếu đây là ván đấu đầu tiên trong trận đấu, tiến hành trò chơi tung đồng xu hoặc kéo bua bao, để quyết định ai là người chơi đi trước. Nếu là các ván thứ 2, thứ 3, người thua cuộc của ván trước được quyền quyết định.

- Mỗi người chơi tiến hành rút 5 lá bài từ bộ Bài chính và Bắt đầu ván chơi thôi nào!

Phần 8
Gameplay - Cách chơi một vàn bài Yugioh

Yugioh là một trò chơi đánh bài theo lượt. Hai người chơi sẽ lần lượt tiến hành lượt chơi của mình cho đến khi có một người chơi dành chiến thắng. Mỗi lượt chơi được chia thành 6 Giai đoạn (Phase) theo thứ tự như sau:

1. Draw Phase: Giai đoạn Rút bài

2. Standby Phase: Giai đoạn Chờ

3. Main Phase 1: Giai đoạn Chính 1

4. Battle Phase:  Giai đoạn Chiến đấu

5. Main Phase 2: Giai đoạn Chính 2

6. End Phase: Giai đoạn Kết thúc

Cụ thể

1. Draw Phase: Giai đoạn Rút bài

Người chơi tiến hành rút 1 lá bài từ Bộ bài Chính và có quyền kích hoạt lá bài Cạm bẫy (Trap Cards) hoặc Quick-Play Spells.

2. Standby Phase: Giai đoạn Chờ

Có một số hiệu ứng sẽ được thực hiện ở giai đoạn này. Nếu không có thì có thể bỏ qua.

3. Main Phase 1: Giai đoạn Chính 1 và Main Phase 2: Giai đoạn Chính 2

Hai giai đoạn này đều tương tự nhau và là những giai đoạn quan trọng nhất trong mỗi lượt. Ở giai đoạn này, người chơi có thể thực hiện các hành động như: Triệu hồi Quái vật, Đặt úp Quái vật ở thế phòng thủ, Thay đổi trạng thái Quái vật ( từ tấn công sang phòng thủ, ngược lại, lật mở một quái vật đang úp…), kích hoạt một lá bài Phép thuật, hoặc Đặt một lá Bẫy…

4. Battle Phase:  Giai đoạn Chiến đấu

Đây là giai đoạn bạn sẽ sử dụng các lá bài Quai vật đang ở thế tấn công của mình để tấn công  Quái vật của đối thủ. Người chơi có thể không tham gia Giai đoạn Chiến đấu và tới luôn Giai đoạn Kết thúc. Còn nếu người chơi tham gia Chiến đầu, thì cần tiến hành các hành động sau:

- Thông báo với đối thủ là bạn sẽ tiến hành Giai đoạn tấn công.

- Lựa chọn một quái vật của mình cũng như mục tiêu tấn công. Nếu không có Quái vật nào của Đối thủ trên bàn, bạn có thể tấn công trực tiếp và trừ thẳng vào Điểm sống của họ. Mỗi quái vật chỉ được phép tấn công 1 lần mỗi lượt.

- Tính toán kết quả điểm số sau khi Tấn công. ( xem kĩ hơn lại phần dưới )

- Thông báo với đối thủ là bạn Kết thúc giai đoạn tấn công.

6. End Phase: Giai đoạn Kết thúc

Giải quyết các hiệu ứng và loại bỏ những lá bài hết hiệu lực. Nếu bạn đang có hơn 6 lá bài trên tay, bạn phải bỏ chúng bớt đi.

Phần 9
Triệu hồi Quái vật (Summoning Monsters)

Để sử dụng các lá bài Quái vật, bạn cần phải tiến hành Triệu hồi chúng ( hay còn gọi là Summoning Monsters ). Một số hành động Triệu hồi khá đơn giản, nhưng cũng có những hành động Triệu hồi phức tạp cần nhiều quân bài và nhiều bước. Các loại triệu hồi được phân như sau:

- Triệu hồi Thông thường (Normal Summon): Hầu hết Quái vật Thông thường (Normal Monsters) và các Quái vật có hiệu ứng (Effect Monsters) được triệu hồi theo cách này. Theo đó, bạn chỉ cần đơn giản là  đặt ngửa chúng trên bàn chơi, ở phần đặt dành cho Quái vật. 

- Triệu hồi Cống nạp (Tribute Summon): Để triệu hồi các Quái vật có từ 5 sao trở lên bạn phải tiến hành Triệu hồi Cống nạp. Cống nạp được hiểu là việc đưa một quân bài quái vật đang chơi trên bàn vào Nghĩa đĩa, như một sự hy sinh. Với các Quái vật 5 và 6 sao, bạn phải hi sinh một Quái vật. Còn nếu nhiều hơn 7 sao, bạn phải hy sinh 2 Quái vật.

- Triệu hồi lật bài (Flip Summon): Khi bạn đặt úp  Quân bài Quái vật trên bàn chơi ở thế phòng thủ, quân bài này không được coi là đang được triệu hồi. Để thực sự triệu hồi những Quái vật này, bạn cần thực hiện Triệu hôi Lật bài. Một Quái vật khi được Triệu hồi Lật bài chỉ có thể chuyển sang trạng thái Tấn công, không được ở trạng thái phòng Thủ nhưng ngửa bài.  Bạn chỉ được phép chuyển sang phòng thủ ở lượt tiếp theo. 

- Triệu hồi đặc biệt (Special Summon ) Sử dụng để triệu hồi các Quái vật Đặc biệt đó là

Synchro Summon

Fusion Summon

Ritual Summon

Phần 10
Quy tắc Tấn công Quái vật

Có 3 trạng thái mà thẻ Quái vật có thể để trên bàn chơi:

- Mở - Tấn công

- Úp - Phòng thủ

- Mở - Phòng thủ

Một lá bài Quái vật ở trạng thái Mở - Tấn công được hiểu là lá bài được đặt dọc, mở ngửa lên. Lá bài ở trạng thái này có thể Tấn công và bị Tấn công. Trong giai đoạn Chiến đấu, giá trị ATK sẽ là giá trị đại diện sức mạnh cho lá bài này.

Một lá bài Quái vật ở trạng thái Mở - Phòng thủ là lá bài đặt nằm ngang, mở lên. Lá bài này không có quyền Tấn công, nhưng có thể bị Tấn công. Ở tình trạng này, giá trị DEF sẽ là giá trị thể hiện sức mạnh của lá bài khi bị tấn công. Một quái vật khi Triệu hồi không thể ở trạng thái Mở - Phòng thủ được, trừ phi đó là hiệu ứng nào đó tác động lên.

Một lá bài Quái vật ở trạng thái Úp - Phòng thủ là lá bài đặt nằm ngang, úp xuống. Lá bài này tương tự như lá bài Mở - Phòng thủ, trừ việc: Quái vật có thể được Triệu hồi ở trạng thái Úp - Phòng thủ này. Khi bị tấn công, lá bài này sẽ được lật lên để tính toán kết quả.

Kết quả  khi Tấn công như sau:

Tấn công một Quái vật đang ở trạng thái Tấn công: xét chỉ sổ ATK của hai Quái vật

- Nếu Quái vật của bạn có ATK lớn hơn ATK của Đối thủ,  Quái vật của Đối thủ sẽ bị đưa vào Mộ bài, điểm chênh lệch giữa hai số ATK sẽ bị trừ vào Life Point của đối thủ.

- Nếu hai Quái vật có điểm ATK bằng nhau, cả hai  Quái vật sẽ bị đưa vào Mộ bài.

- Nếu Quái vật của bạn có ATK nhỏ hơn ATK của đối thủ ,  Quái vật của bạn sẽ bị đưa vào Mộ bài và điểm chênh lệch giữa hai số ATK sẽ bị trừ vào Life Point của bạn.

Tấn công một Quái vật đang ở trạng thái Phòng thủ: 

- Nếu Quái vật của bạn có ATK lớn hơn DEF của Đối thủ, Quái vật của Đối thủ sẽ bị đưa vào Mộ bài và không có bị trừ điểm vào Life Point.

- Nếu Quái vật của bạn có ATK bằng hơn DEF của Đối thủ, không có chuyện gì xảy ra cả.

- Nếu Quái vật của bạn có ATK nhỏ hơn DEF của Đối thủ, điểm chênh lệch giữa hai số ATK và DEF sẽ bị trừ vào Life Point của bạn.

Quy tắc Tấn công Quái vật 0

Ví dụ:

- Ở trường hợp 1: là tấn công một lá bài tấn công. Lá bài của đối thủ bị tiêu diệt đồng thời đối thủ bị trừ điểm chênh lệch là 700 điểm.

- Ở trường hợp 2: là tấn công một lá bài phòng thủ. Do DEF của lá bài phòng thủ cao hơn ATK của lá bài tấn công vì vậy cả hai lá bài đều không bị tiêu diệt, tiêu nhiên bên tấn công bị trừ điểm chênh lệch là 100 điểm

Phần 11
Quy tắc Hiệu lực các lá bài ( Chuỗi - Chain)

Mỗi khi một thẻ có hiệu ứng được kích hoạt, đối thủ sẽ có quyền phản hồi lại bằng những lá bài có hiệu ứng của mình. Nếu họ không có quân bài nào có thể chống lại, người chơi lá bài hiệu ứng ban đầu có thể kích hoạt thêm nhiều Hiệu ứng khác. Vòng tròn này có thể tiếp tục lặp lại cho đến khi nào cả hai bên người chơi dừng sử dụng hiệu ứng. Khi một hiệu ứng bổ sung được thêm bởi một trong hai người chơi, điều này sẽ tạo ra Chuỗi - Chain.

Mỗi lá bài sẽ có Tốc độ Phép thuật ( Spell Speeds) từ 1 đến 3. Nếu bạn muốn phản hồi một hiệu ứng, thì lá bài của bạn phải có Spell Speed bằng hoặc cao hơn Spell Speed của lá bài hiệu ứng chơi trước đó. Các loại Spell Speed được chia như sau:

Spell Speed 1: Spells (Normal, Equip, Continuous, Field, Ritual), Monster Effects (Ignition, Trigger, and Flip)

Spell Speed 2: Trap (Normal, Continuous), Quick-Play Spells, Effect Monster's Quick Effects

Spell Speed 3: Counter Trap

Người chơi có quyền ưu tiền kích hoạt hiệu ứng trong lượt của mình. Tức là Người chơi có quyền lựa chọn việc sử dụng hoặc không sử dụng một Hiệu ứng; đồng thời đối thủ không được phép kích hoạt hiệu ứng trong lượt của người chơi trừ phi người chơi kích hoạt một hiệu ứng trước và nó tạo ra Chuối hoặc xảy ra một hiệu ứng tự động ( ví dụ do Trigger hay do Flip).

 

Do hầu hết các lá bài, trò chơi về Yugioh đều được viết bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, nên nếu gặp khó khăn trong quá trình chơi Yugioh, tham khảo bài viết Các thuật ngữ dịch sang tiếng Việt trong trò chơi Yugioh

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Cảm ơn bạn đã đánh giá! Hy vọng chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng hơn trong lần tới.
Bài viết liên quan

Có 5 bình luận

Bình luận bài viết.
Nhiên Thiên
2 năm trước
Có ứng dụng trò chơi Yugi oh ko ad ơi, mình mún tải về chơi quá đọc bài viết mà rất mún chơi ý, cuốn dã man lun, nếu chơi ở người luật chơi như thế nào nhỉ 🤔 vẫn chưa hiểu cho lắm
Thủ thuật chơi Channel
2 năm trước
Hi bạn. Yugioh chắc chắn là ứng dụng chơi rồi. Cả trên máy tính lẫn trên điện thoại. Trên điện thoại bạn có thể tìm Yu-Gi-Oh! Duel Links là sp chính thức phát hành bởi KONAMI. Hoặc Yugioh Master Duel.
Nhiên Thiên
2 năm trước
Sao ko tìm thấy ứng dụng Yugi-oh v ạk ? Cho xin Link để tải với ạk, tìm trên cửa hàng play nó ko ra
trọng trí
4 năm trước
ANH ơi có được triều hồi 2 được không
Thủ thuật chơi Channel
4 năm trước
Hi bạn. Ý bạn triệu hồi 2 là gì nhỉ ? Mình đang chưa hiểu lắm. Mô tả lại giúp mình nha.
351
Thích
5
Bình luận
Trang chủ
Video
Chia sẻ

Trả lời

Chọn ảnh