Hướng dẫn cách giải Rubik 7x7 ( V - Cube 7)
7x7 là phiên bản khối lập phương lớn nhất có mặt trong các cuộc thi của WCA. Đây cũng là khối lập phương duy nhất được phép có thêm phiên bản gối (hình tròn, không chỉ hình khối) trong các cuộc thi. Nếu bạn tìm hiểu về về cách giải Rubik 7x7 hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Phần
1
Giới thiệu chung về V - Cube 7
V-Cube 7 là phiên bản biến thể 7×7×7 của Lập phương Rubik. Đây là phát minh của Panagiotis Verdes người Hy Lạp, đồng thời là cha đẻ của các khối V - Cube 6 đến 11x11.
Trước khi có phát minh của Verdes, khối lập phương 6x6x6 được cho là không thể sản xuất được do các ràng buộc hình học. Phát minh của Verdes sử dụng một cơ chế hoàn toàn khác so với các khối Rubik nhỏ hơn; cơ chế của ông dựa trên các bề mặt hình nón đồng tâm, góc phải có trục quay trùng với bán trục của khối lập phương.
Các bằng sáng chế cho các hình khối Lập phương đã được trao cho ông vào năm 2004 và chúng được sản xuất hàng loạt bắt đầu vào năm 2008.
Hiện tại, Max Park (Hoa Kỳ) đang giữ kỷ lục 1 phút 40,89 giây tại giải CubingUSA Nationals 2019 và cũng đang giữ kỷ lục trung bình cho 3 lần giải là 1'46.57s tại giải WCA World Championship 2019 với hạng mục dành cho V Cube 7
Xem thêm: Các kỉ lục giải Rubik cập nhật mỗi tháng
Phần
2
Các quy ước, kí hiệu
Kết cấu và màu sắc
Giống như khối Rubik, mỗi lát cắt của 7x7 đều có thể xoay, sắp xếp lại các khối nhỏ trên bề mặt câu đố. Sáu mặt của khối lập phương được tô màu 6 màu khác nhàu, vì vậy mỗi phần góc hiển thị ba màu, mỗi phần cạnh hiển thị 2 màu và mỗi trung tâm khuôn mặt chỉ có một màu.
Các viên/ mảnh
V Cube 7 có tổng cộng có 218 mảnh. Trong đó bao gồm:
- Viên góc: 8 viên.
- Viên cạnh: 12 mảnh cạnh giữa, 24 mảnh mảnh cạnh bên trong và 24 mảnh cạnh bên ngoài.
- Viên tâm: 150 viên trung tâm, mỗi mặt 25 viên.
Các mặt
Các mặt của khối Cube được đặt theo các chữ cái tiếng Anh đại diện cho chúng là:
R ( Right) - Phải
L ( Left) - Trái
U (Up) - Trên
B ( Back) - Dưới
F ( Front)- Trên
D (Down) - Dưới
Các lớp
Các lớp của khối Cube được kí hiểu bằng mặt liền trước chúng và thêm chữ số 2 hoặc 3 nhỏ ở phía dưới.
Chẳng hạn: Lớp liền kề bên trong lớp F sẽ là lớp F2
Hướng xoay
- Khi viết các chữ cái in hoa như R L U D F B... : có nghĩa là ta tiến hành xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ.
- Khi viết các chữ cái với dấu ‘ đằng sau như R’ L’ U’ D’ F’ B’: ta xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.
- Khi viết chữ in hoa và thêm số 2 đằng sau các kí hiệu như R2 L2 U2 D2 F2 B2: ta xoay các mặt tương ứng 180 độ ( chiều nào cũng được ).
Vị trí các mảnh
Xác định vị trí của các mảnh được thể hiện bằng cách liệt kê ra 3 mặt/ lớp mà nó thuộc về.
Ví dụ: Khi viết FRU, được hiểu đây là mảnh là giao điểm của 3 lớp F, R và U
Phần
3
Cách giải Rubik 7x7
Về cơ bản, Rubik 7x7 là Khối lập phương có số cạnh Lẻ, điều đó cho thấy nó sẽ có cách giải tương đối giống với với cách giải Rubik 5x5 hay còn gọi là Rubik giáo sư.
V - Cube 7 hoặc Rubik 5x5 hầu hết đều được giải bằng phương pháp Rút gọn. Tức là thông qua một số bước ban đầu để biến đổi các khối Rubik này về dạng tương đồng với Rubik 3x3x3, sau đó tiến hành giải như một Rubik 3x3 bình thường.
Do đó, tổng quan cách giải Rubik 7x7 sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Giải các viên trung tâm
Bước 2: Giải các viên cạnh bên trong
Phần
4
Bước 1: Giải các viên trung tâm
Để giải bước này, bạn cần phải nắm rõ về vị trí của các màu của khối Rubik như thế nào. Bởi vì khác với Rubik 3x3, các tâm của V- Cube 7 không cố định với nhau vì vậy có thể xảy ra việc các tâm màu không đúng vị trí của chúng. Nếu bạn không chắc chắn, hãy nhìn vào các viên góc để xác định.
Chiến thuật giải
Chiến thuật thứ tự sắp xếp gợi ý là:
- Với mỗi mặt
+ Trước tiên, xây dựng 4 góc tâm bên trong
+ Xây dựng 4 cạnh tâm bên trong.
+ Xây dựng 4 góc tâm bên ngoài
+ Xây dựng 4 cạnh trong bên ngoài
+ Cuối cùng, xây dựng 8 cạnh ngoài cùng.
- Với các mặt
+ Xây dựng 1 mặt bất kì
+ Xây dựng mặt đối diện với mặt đã giải. Lúc này công việc đơn giản hơn vì trung tâm gần như đã được giải, bạn chỉ điều chỉnh lại một số tâm sai.
+ Xây dựng mặt thứ 3 bất kì
+ Xây dựng mặt đối diện mặt thứ 3.
+ Xây dựng mặt thứ 5 và 6 tương tự.
Công thức giải
Phương pháp giải sau đây dùng để giải quyết các viên trung tâm của mặt U. Sau đó bạn tiếp tục lặp lại với các mặt khác bằng việc chuyển chúng thành mặt U. Các bước giải lần lượt cho một mặt như sau:
Bước 1.1: Tìm bất kì một mảnh trung tâm nào mà vị trí đúng của nó là thuộc mặt U. Giữ khối lập phương sao cho mảnh đó nằm trên mặt F hoặc D. Ta gọi mảnh đó là A.
Bước 1.2: Đặt lại vị trí của mảnh A đó.
- Nếu viên đó ở mặt F, xoay mặt F sao cho mảnh này nằm ở vị trí phía trên bên phải, tức là là giao của lớp U2 (hoặc U3) với lớp R2 ( hoặc R3 , R4 ).
- Nếu viên đó nằm ở mặt D, xoay mặt D sao cho mảnh này nằm ở vị trí phía dưới bên phải, tức là giao của lớp F2 ( hoặc F3) và lớp R2 ( hoặc R3 , R4 ).
Bước 1.3: Xác định vị trí đúng của A trên mặt U, ta gọi là vị trí B. Xoay mặt U sao cho vị trí B sẽ ở phía sau bên phải trên mặt U tức là giao của lớp B2 ( hoặc B3) với lớp R2 ( hoặc R3) đảm bảo điều kiện sau:
- A và B nằm trên cùng chỉ số lớp R. ( Ví dụ cùng lớp R4 ).
- A nằm ở mặt F hoặc D. B nằm ở mặt U.
- Chỉ số lớp U ( hoặc F) của A = Chỉ số lớp B của vị trí B ( Ví dụ: Viên A ở U2 thì vị trí B ở B2)
Bước 1.4: Tùy thuộc vào vị trí của A và B, chúng ta sẽ sử dụng một trong số những công thức sau để đưa A về B như sau:
Vị trí hiện tại (A) |
Vị trí cần tới ( B) |
Công thức |
Hình minh họa |
F U2 R4 |
U B2 R4 |
R4 U' L2' U R4' U' L2 |
1 |
F U2 R3 |
U B2 R3 |
R3 U' L2' U R3' U' L2 |
2 |
F U2 R2 |
U B2 R2 |
R2 U' L2' U R2' U' L2 |
3 |
F U3 R4 |
U B3 R4 |
R4 U' L3' U R4' U' L3 |
4 |
F U3 R3 |
U B3 R3 |
R3 U' L3' U R3' U' L3 |
5 |
F U3 R2 |
U B3 R2 |
R2 U' L3' U R2' U' L3 |
6 |
D F2 R4 |
U B2 R4 |
R42 U' L22 U R42 U' L22 |
|
D F2 R3 |
U B2 R3 |
R32 U' L22 U R32 U' L22 |
|
D F2 R2 |
U B2 R2 |
R22 U' L22 U R22 U' L22 |
|
D F3 R4 |
U B3 R4 |
R42 U' L32 U R42 U' L32 |
|
D F3 R3 |
U B3 R3 |
R32 U' L32 U R32 U' L32 |
|
D F3 R2 |
U B3 R2 |
R22 U' L32 U R22 U' L32 |
|
Hình minh họa nhìn từ trên xuống, tức nhìn từ mặt U
Bước 1.5: Lặp lại các bước từ 1.1 đến 1.4 để hoàn thành tất cả 16 mảnh trung tâm của mặt U về vị trí đúng.
Bước 1.6: Cầm Rubik sao cho các mặt chưa giải lần lượt thành mặt U. Lặp lại các bước từ 1.1 đến 1.5 cho tất cả các mặt để hoàn thành việc giải các mảnh trung tâm của V - Cube 6
Phần
5
Bước 2: Giải các viên cạnh trong
Trong bước này, mục tiêu của chúng ta đó là ghép cặp các viên cạnh bên trong của mỗi cạnh cho đúng màu.
Để giải các viên cạnh bên trong, chúng ta tiến hành theo các bước sau, bằng cách hoán đổi vị trí của 3 cạnh, đó là:
Bước 2.1: Tìm bất cứ mảnh cạnh bên trong nào chưa được khớp. Ta gọi viên này là A. Giữ khối Rubik sao cho A nằm ở vị trí U F R3
Bước 2.2: Tìm mảnh cạnh bên trong còn lại, ta gọi là viên B. Sử dụng những thao tác xoay bất kì để đưa B về vị trí U B.
Bước 2.3: Quan sát mặt U, kiểm tra mặt trên lớp U của viên A và B có phải là hai màu khác nhau không.
Nếu không, ta phải tiến hành lật lại cạnh bằng cách thực hiện: B' U R' U'.
Bước 2.4: Tìm bất kì một cạnh bên nào chưa giải và đặt chúng ở vị trí U R B3, nhưng không ảnh hưởng hai viên A và B ban đầu. Ta gọi viên này là C.
Nếu không có cạnh nào như vậy, thì thực hiện bước xoay U2 R3 U2 R3 U2 R3 U2 R3 U2 R3 để tạo ra một cạnh như vậy.
Bước 2.5: Thực hiện công thức: R3 B' R B R3' để tiến hành hoán vị ghép cặp A với B và đẩy viên ở vị trí cạnh B đến C như sau:
Bước 2.6: Thực hiện lại các bước từ 2.1 đến 2.5 để liên kết tất cả các cặp cạnh bên trong với nhau.
Phần
6
Bước 3: Giải các viên cạnh bên ngoài
Trong bước này, chúng ta cần ghép các viên cạnh bên ngoài với cặp viên cạnh bên trong đã hoàn thành ở bước 3.
Các bước cần thực hiện ở đây bao gồm:
Bước 3.1: Tìm bất kì cạnh bên ngoài nào mà đang không khớp với cặp cạnh bên trong. Giữ khối lập phương sao cho mảnh đó nằm ở vị trí U F R2. Gọi nó là A.
Bước 3.2: Tìm cặp cạnh bên trong phù hợp với cạnh đã xác định ở bước 3.1. Sử dụng bất cứ bước di chuyển nào nhằm đưa cặp cạnh đó về vị trí U B.
Bước 3.3: Kiểm tra xem cặp cạnh bên trong có hiển thị khác màu ở mặt U so với mảnh cạnh ngoài không.
Nếu không, tiến hành lật cặp cạnh bên trong bằng cách thực hiện B' U R' U'
Bước 3.4: Tìm bất kì một cạnh ngoài nào chưa đúng vị trí và đặt nó vào vị trí U R B2 mà không làm ảnh hưởng các mặt khác.
Nếu không có mảnh nào như vậy, thì thực hiện công thức U2 R2 U2 R2 U2 R2 U2 R2 U2 R2 để sinh ra một số mảnh cạnh sai vị trí.
Bước 3.5: Thực hiện R2 B'R B R2' để ghép cặp như hình:
Bước 3.6: Lặp lại các bước từ 3.1 đến 3.5 để giải tất cả các mảnh cạnh bên ngoài.
Phần
7
Bước 4: Giải V - Cube 7 theo phương pháp giải Rubik 3x3
Sau bước 3, chúng ta đã có một khối lập phương 7x7 được rút gọn về thành một khối 3x3 do đã giải hết các tâm và các cạnh. Từ đây, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp giải Rubik 3x3 để thực hiện. Nếu bạn chưa học cách giải Rubik 3x3, xem bài viết hướng dẫn của Thủ thuật chơi nhé.
Có 20 bình luận