Cách giải Rubik 3x3 đơn giản cho người mới bắt đầu
1. Các quy ước, kí hiệu cần biết trước khi giải
Để bắt đầu giải Rubik 3x3, bạn cần phải hiểu và nắm rõ các quy ước cơ bản và các kí hiệu Rubik, bao gồm:
1. Hình dạng và màu sắc
Khối Rubik 3×3 được cấu tạo bởi các mảnh được ghép lại thành một khối lập phương 6 mặt. Mỗi mặt của Rubik bao gồm 9 ô vuông và được sơn phủ một trong sáu màu khác nhau, thông thường là trắng, đỏ, vàng, cam, xanh lá cây và xanh dương (một số khối khác thay thế mặt màu trắng bằng màu đen, trong đó Trắng đối diện với vàng, Cam đối diện với Đỏ, Lục đối diện với Lam.)
Xem thêm: Quá trình ra đời của Rubik
2. Các mảnh/viên của khối Rubik
Khối Rubik 3x3 bao gồm 26 mảnh/ viên Rubik ghép lại với nhau:
- Viên trung tâm: gồm 6 viên, mỗi viên trung tâm chỉ có 1 mặt màu, dù bạn quay như thế nào đi nữa thì vị trí của các viên này đều không thay đổi. Như vậy, màu của một viên trung tâm ở một mặt nào đó cũng chính là màu của cả mặt đó.
- Viên cạnh: gồm 12 viên, mỗi viên có 2 mặt màu. Các viên này nằm giữa các cạnh của khối Rubik.
- Viên góc: gồm 8 viên, mỗi viên có 3 mặt màu. Các viên này nằm ở các góc của khối Rubik.
3. Quy ước kí hiệu tên các mặt của khối Rubik
Rubik bao gồm 6 mặt, các mặt được ký hiệu theo tên viết tắt của chúng trong tiếng Anh. Việc thống nhất các ký hiệu này nhằm giúp các bạn có thể xem thêm các cách giải trong nhiều tài liệu khác. Bao gồm: R , L , U, D, F, B . Cụ thể như sau:
Lưu ý, việc các mặt màu nào được coi là R hay L hay U là tùy thuộc vào cách cầm nắm Rubik của bạn trên tay.
4. Quy ước kí hiệu về cách xoay các mặt
Quy ước về cách xoay này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc học các công thức, do đó đây là phần bạn cần lưu ý để nắm rõ nhất.
- Khi viết chữ cái các mặt in hoa như R L U D F B: có nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ ( tức 1/4 vòng ).
- Khi viết chữ cái các mặt in hoa kèm theo dấu ' như R’ L’ U’ D’ F’ B’ hoặc chữ i như Ri Li Ui Di Fi Bi: có nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.
- Khi viết chữ cái các mặt in hoa kèm theo số 2 như R2 L2 U2 D2 F2 B2: có nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 180 độ, theo chiều nào cũng được.
Ví dụ: khi gặp công thức B tức là xoay mặt B cần được xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ thì ta phải để mặt B hướng về phía mình rồi mới xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Các mặt khác cũng tương tự.
2. Trình tự 7 bước giải khối Rubik lập phương 3x3
Hiện tại trên thế giới có rất nhiều cách giải Rubik khác nhau. Tuy nhiên với người chơi cơ bản, phương pháp giải Rubik 7 bước được coi là dễ hiểu và dễ thực hiện nhất, giúp bạn dần làm quen được các kí hiệu và công thức.
Để giải khối Rubik 6 mặt 3x3x3 theo phương pháp cơ bản, chúng ta sẽ tiến hành lần lượt thông qua 7 bước với trình tự như sau:
Bước 1: Xếp tạo thành hình Chữ thập màu trắng ở tầng 1 của khối Rubik
Bước 2: Hoàn thiện xếp tầng 1 của Rubik
Bước 3: Xoay hoàn thành tầng 2 của khối Rubik
Bước 4: Tạo chữ thập màu vàng ở tầng 3
Bước 5: Đưa các viên chữ thập màu vàng về đúng vị trí
Bước 6: Đưa các viên góc màu vàng về đúng vị trí
Bước 7: Hoàn thiện xếp khối Rubik
Sau khi đã thuần thực 7 bước xoay Rubik cơ bản như trên, bạn có thể chuyển sang Phương pháp quay Rubik nâng cao bằng phương pháp Fridrich với chỉ 4 bước giải để cải thiện kĩ năng và tốc độ quay của mình.
Ngoài ra, trước khi bắt đầu chúng ta cần biết thêm một quy ước mới liên quan tới màu sắc của các tầng của khối Rubik:
Tầng 1 được quy ước tầng có mặt trắng.
Tầng 3 được quy ước tầng có mặt màu vàng.
3. Bước 1: Tạo thành hình Chữ thập màu trắng ở tầng 1
Mục tiêu
Xếp tạo thành chữ thập màu trắng ở tầng 1 của khối Rubik, trong đó các mặt cạnh của các viên màu trắng phải đúng màu với các viên tâm các mặt bên. Để tạo ra chữ thập màu trắng, bạn hoàn toàn có thể giải bằng trực quan. Nhưng nếu không bạn có thể áp dụng các cách thực hiện dưới đây.
Cách thực hiện
Trước tiên hướng mặt trắng lên phía trên. Để giải một cạnh màu trắng bạn tiến hành các bước sau đây:
Bước 1.1: Xác định 1 viên cạnh có màu trắng cần di chuyển hiện đang ở đâu.
Di chuyển viên cạnh đó ở về mặt trước - F. Lúc này, chúng ta sẽ có ba vị trí của viên cạnh này ở mặt F là: có thể nó ở tầng 1, tầng 2 hoặc tầng 3.
Bằng 1 số phép quay nhất định, đưa nó về vị trí tầng 2, ở mặt trước bên phải, tức vị trí được đánh dấu X dưới hình.
Ví dụ: nếu viên cạnh trắng này đang ở 4 vị trí sau, thì dùng F, F' hoặc F2, F2' để đưa về tầng 2.
Bước 1.2: Xác định vị trí mà viên này sẽ phải trở về. Xoay U ( Hoặc U') để đưa vị trí đó về vị trí mặt trên bên phải, tức vị trí X dưới đây. Lúc này, ta sẽ có 2 trường hợp sau:
Bước 1.3: Thực hiện công thức để đưa cạnh về vị trí X
- Trường hợp 1: Đơn giản là xoay R
- Trường hợp 2: Thực hiện U F’ U’ hay U Fi Ui
Lặp lại các bước từ 1.1 đến 1.3 để giải 3 viên cạnh còn lại. Lưu ý, tránh quay các bước quay làm ảnh hưởng tới các cạnh đã giải.
Kết thúc bước 1
Ta được kết quả là một hình chữ thập màu trắng và đúng với các màu trung tâm như sau:
4. Bước 2: Hoàn thiện tầng 1 của Rubik
Mục tiêu
Giải tất cả các viên góc màu trắng để hoàn thiện tầng 1.
Cách thực hiện
Để thuận tiện, ta quay ngược khối Rubik lại, có nghĩa là mặt màu trắng sẽ là ở dưới, mặt màu vàng trở thành trên.
Với khối Rubik này, bạn hãy quan sát tất cả khối một lượt trước khi đọc tiếp phần hướng dẫn, để xác định vị trí của các ô góc đang ở đâu. Ô góc màu trắng là ô có 3 màu, 1 mặt là màu trắng. Ở đây X được đánh dấu là vị trí mà ô góc đó phải trở về.
- Nếu viên góc nằm ở tầng 3 ( tức tầng màu vàng), dùng U hoặc U' để đưa về 3 trường hợp sau:
+ Với hình 1: Bạn sử dụng công thức xoay U R U’ R’
+ Với hình 2: Bạn sử dụng công thức xoay R U R’
+ Với hình 3: Vị trí của mặt viên góc khác một chút so với hình 1 và 2, đó là mặt màu trắng không ở mặt cạnh ( xanh, đỏ ) mà ở mặt màu vàng. Do đó đầu tiên, bạn đưa mặt viên màu trắng này sang bên cạnh như hình 1 và 2 bằng cách xoay R U’ R’ U2 .
Tiếp theo: chọn một trong hai công thức hình 1 hoặc hình 2 để giải tiếp.
- Nếu viên góc ở tầng 1 ( tức ở tầng màu trắng)
Ở trường hợp này, ta thấy rằng viên góc này đang ở đúng tầng 1, nhưng đang sai vị trí hoặc sai hướng. Có 3 trường hợp như sau:
Để giải, trước tiên, dùng công thức (R U R’ U’) để đưa viên góc về tầng 3. Sau đó, dùng phương pháp giải tầng 3 như trên để giải tiếp.
Kết quả sau bước 2
Tầng 1 hoàn thành đồng thời các ô cạnh đúng với vị trí màu các bên như hình.
5. Bước 3: Hoàn thành tầng 2 của khối Rubik
Mục tiêu
Ở tầng 2, công việc rất nhẹ nhàng, ta chỉ cần giải 4 viên cạnh, đưa chúng về đúng vị trí ở tầng 2.
Cách thực hiện
Đầu tiên ta xác định các viên cạnh của tầng 2, đó là các viên cạnh còn lại mà không có màu vàng. Các viên này có thể nằm ở tầng 2 hoặc tầng 3.
- Nếu viên cạnh nằm ở tầng 3
Bước 1: Xác định vị trí viên cạnh cần đưa tới bằng cách xem xét 2 màu của viên cạnh. Ta gọi vị trí cần tới đó là Goal. Cầm Rubik sao cho viên Goal nằm ở mặt F.
Bước 2: Xoay U, U’ hoặc U2 để đưa viên cạnh đến vị trí gần Goal sao cho trục giữa của mặt F trùng màu, tạo thành chữ T (xem hình minh họa phía dưới).
Bước 3: Tùy vào từng trường hợp, dùng 1 trong 2 công thức sau để giải:
- Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2
Bước 1: Dùng công thức (R U’ R’) (U’ F’ U F) để xếp và xoay viên cạnh về tầng 3.
Bước 2: Dùng phương pháp phía trên để giải.
6. Bước 4: Tạo chữ thập màu vàng ở tầng 3
Cuối cùng là tầng 3, tầng này luôn luôn khó khăn nhất, nếu bạn làm sai 1 bước nhỏ có thể dẫn đến chúng ta phải bắt đầu lại. Đây thực sự là tầng có phần giải khá phức tạp bạn cần thật tỉ mỉ và kiên nhẫn theo từng bước hướng dẫn:
Mục tiêu
Tạo thành hình chữ thập màu vàng ở tầng 3 của Rubik nhưng không cần phải đúng màu với các cạnh.
Cách thực hiện
Cách 1: Ở bước này, mặc dù chúng ta có 3 trường hợp của tầng 3 là: chỉ có 1 Dot, có 3 Dot hình chữ L, có 3 Dot theo đường thẳng. Nhưng phương pháp ở bước này chỉ cần một công thức đó là: F R U R' U' F'.
- Trong trường hợp 1 Dot: chúng ta cần xoay công thức này ba lần
- Trong trường hợp 3 Dot chữ L: chúng ta cần xoay hai lần. Lưu ý hướng của chữ L.
- Trong trường hợp 3 Dot đường thẳng nằm ngang: chúng ta xoay công thức này 1 lần
Khi đó tầng 3 của khối Rubik sẽ lần lượt thay đổi theo thứ tự như hình dưới. Lưu ý, Hướng của khối Rubik rất quan trọng, vì vậy hình dạng "L" phải có dạng như minh họa và đường thẳng phải nằm ngang.
Cách 2: Đây là 1 cách làm tắt, nếu như bạn đang ở dạng chữ L, bạn sẽ có thể chuyển ngay đến dạng chữ thập mà chỉ cần xoay 1 lần công thức là: F U R U' R 'F'
7. Bước 5: Đưa các viên chữ thập màu vàng về đúng vị trí
Mục tiêu
Sau bước 4, chúng ta đã tạo ra được chữ thập màu vàng ở tầng 3, nhưng có thể vị trí của chúng không đúng. Vì vậy bước này giúp đưa lại chúng về đúng vị trí, tức là các các mặt cạnh trùng với màu của viên tâm.
Cách thực hiện
Quan sát khối Rubik, kiểm tra vị trí của các mảnh cạnh màu vàng cần chuyển đổi. Cầm Rubik sao cho hai cạnh cần hoán đổi với nhau nằm ở mặt trước F và mặt trái L.
Thực hiện công thức (R U) (R’ U) (R U2) R’ U để hoán vị giữa cạnh vàng mặt F với cạnh vàng mặt L.
Kết quả bước 5
Chúng ta sẽ được hình khối rubik như sau:
8. Bước 6: Đưa các viên góc màu vàng về đúng vị trí
Mục tiêu
Đưa các viên góc màu vàng về đúng vị trí của chúng ( nhưng có thể sai hướng)
Cách thực hiện
Quan sát xem các viên góc màu vàng có viên nào đang nằm sai vị trí không. Đúng vị trí được hiểu là viên có 3 góc màu: màu vàng và 2 màu còn lại đang nằm ở giao điểm tại 3 cạnh có màu tương ứng ( không nhất thiết trùng màu tâm).
Ở bước này, một điều thú vị chúng ta sẽ thấy rằng: sẽ luôn chỉ có 0, 1 hoặc là 4 viên góc ở vị trí đúng.
- Nếu có 1 viên góc ở vị trí đúng: Cầm khối Rubik sao cho viên đúng này ở vị trí FRU ( Mặt trước, phía trên, bên phải). Áp dụng công thức: U R U’ L’ U R’ U’ L
- Nếu không có viên góc nào ở vị trí đúng: bạn cần thực hiện công thức trên khoảng 2 lần để tạo được 1 góc đúng.
- Nếu cả 4 viên góc đúng thì chúc mừng bạn, bạn có thể chuyển ngay tới bước 7
9. Bước 7: Hoàn thành giải khối Rubik
Mục tiêu
Hoàn thiện giải khối Rubik bằng cách hoán đổi hướng đúng của các ô góc ở bước 6 nếu như chúng chưa đúng hướng.
Cách thực hiện
Sau bước 6, nếu các viên góc vô tình quay đúng hướng thì chúc mừng bạn, bạn đã hoàn thành khối Rubik mà không cần đến bước 7. Còn nếu không bạn cần thực hiện như sau:
- Chọn hướng cầm Rubik sao cho 1 viên góc màu vàng bị sai hướng nằm ở mặt trước, phía trên, bên phải như vị trí đánh dấu như bên dưới, tức vị trí FRU.
- Thực hiện chẵn lần (2 hoặc 4 lần) công thức sau: R’ D’ R D để định hướng đúng góc này, vì khi thực hiện công thức này, mặt màu vàng sẽ xoay tại chỗ theo chiều kim đồng hồ. Dừng thực hiện khi mặt vàng ở đúng vị trí. Việc xáo trộn các tầng 1, 2 không có vấn đề gì cả vì chúng sẽ tự về vị trí đúng sau khi bạn giải xong tất cả các góc sai.
- Dùng U / U' để chuyển các ô vàng sai hướng còn lại đến vị trí đánh dấu FRU và tiếp tục áp dụng lại công thức trên cho đến khi tất cả các ô góc vàng được giải.
Lưu ý: Ngoại trừ viên góc đầu tiên, chỉ sử dụng U và U' để di chuyển các góc còn lại tới vị trí FRU.
Xem chi tiết hơn về giải tầng 3 của Rubik 3x3
Ví dụ: Có 2 góc cần định hướng và liền nhau
Kết thúc : Khi tất cả các góc được định hướng chuẩn, thì bạn đã giải xong khối Rubik! Chúc mừng bạn đã giải được khối Rubik Cube 3x3x3.
Tầng 3 với cơ bản sẽ mất 3 bước để hoàn thành, nếu bạn muốn xem các chỉ dẫn của thể hơn về tầng 3, xem bài viết Công thức xoay Rubik tầng 3 cơ bản và nâng cao. Cảm giác của các bạn bây giờ thế nào? Mình cảm thấy rất vui khi tự tay chơi và được khối Rubik đầu tiên. Sau bài viết này, các bạn hãy luyện tập thường xuyên để cải thiện kĩ năng quay Rubik của mình.
Xem thêm: Finger Tricks - Cách xoay Rubik nhanh hơn
Sau khi thành thục việc đọc các kí hiệu Rubik và phương pháp xoay Rubik cơ bản, bạn có thể dần tiến tới việc nghiên cứu các phương pháp quay khác. Tham khảo thêm bài viết Phương pháp quay Rubik nâng cao nhé.
Sau khi giải xong Rubik 3x3, nếu bạn muốn tạo thêm các mẫu Rubik độc đáo hơn, đẹp mắt hơn. tham khảo thêm các công thức chơi mẫu Rubik 3x3 đẹp và đặc biệt tại bài viết của Thủ thuât chơi nhé.
10. Các cách giải Rubik 3x3 khác
Ngoài cách giải Rubik cơ bản trên, còn nhiều cách giải Rubik 3x3 khác mà bạn có thể tham khảo.
1. Giải phương pháp CFOP (Fridrich)
Kĩ thuật xoay Rubik theo phương pháp Fridrich được phát triển bới Jessica Fridrich. Theo đó, chúng ta chia khối Rubik ra thành các lớp, và giải tầng lớp mà không làm xáo trộn các mảnh sẵn có. Phương pháp này còn được biết đến là phương pháp CFOP.
Các bước của phương pháp này như sau:
Bước 1: White Cross - Làm dấu cộng nâng cao
Trước tiên chúng ta cần giải các mảnh cạnh trắng ở phía dưới. Bước này có vẻ là dễ nhất nhưng thật ra lại tương đối khó. Bạn cần xác định tất cả các phép quay cần thiết để hoàn thành dấu cộng trắng này sau khi kiểm tra, quan sát toàn bộ khối lập phương. Bạn sẽ thành công nếu theo chỉ dẫn của 7 bước nhỏ.
Bước 2: First two layers (F2L) - Giải đồng thời tầng 1 và 2
Sau khi tạo xong hình chữ thập ở bước 1, ta sẽ giải First two layers ( F2L) - tức là giải cả tầng 1 và tầng 2 cùng 1 lúc bằng cách sử dụng 1 kĩ thuật để xếp các miếng góc màu trắng và các mảnh cạnh lớp thứ 2 về đúng vị trí.
Bước 3: Orienting the last layer (OLL) - Định hướng lớp cuối cùng
Là bước nhằm giải quyết mặt vàng của khối Rubik ( nhưng không cần khớp với màu của mặt cạnh khối Rubik).
Bước 4: Permutate the last layer (PLL) - Hoán vị lớp cuối cùng
Xem chi tiết: Giải Rubik 3x3 nâng cao bằng theo phương pháp CFOP (Fridrich)
2. Phương pháp ECP Method
ECP là một phương pháp giải Rubik 3x3 được phát minh bởi nhóm Kübirz dành cho Cuộc thi Phát triển Phương pháp giải - Method Development Competition vào tháng 1 năm 2021. Phương pháp này được thiết kế để việc Quan sát thành một bước trực quan, nhằm tạo ra các bước thuật toán nhanh nhất có thể.
Phương pháp giải Rubik 3x3 theo ECP bao gồm 3 bước:
Bước 1: Giải EO - Định hướng tất cả các cạnh và giải mặt D.
Bước 2: Giải COES - Định hướng góc & Tách cạnh lớp E và U
Bước 3: Giải P3L, hoặc Hoán vị 3 Lớp
Xem chi tiết: Hướng dẫn giải Rubik 3x3 bằng ECP Method
3. Phương pháp ZZ Method
Phương pháp ZZ được sáng tạo bởi Zbigniew Zborowski, một Cuber người Ba Lan vào năm 2006. Zbigniew Zborowski cũng được biết đến là người sáng tạo cả phương pháp ZB cùng với Ron van Bruchem và là một trong số những thành viên Tiêu biểu của Liên đoàn Speedcubing Ba Lan.
Việc giải Rubik 3x3 theo ZZ Method trải qua 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Giải EOLine - Định hướng cạnh và tạo đường Line
Đây là bước đặc biệt quan trọng của phương pháp ZZ. Trong bước này, người chơi cần định hướng tất cả các cạnh rồi tạo một đường thẳng “line” ở hai cạnh DF và DB ( thay vì là một dấu cộng như CFOP).
Bước 2: F2L - Giải đồng thời tầng 1 và 2
Nếu bạn đã học qua về phương pháp CFOP thì chắc chắn không lạ lẫm gì với F2L. Mục tiêu của bước 2 này cũng tương tự như F2L của CFOP đó là giải đồng thời tầng 1 và tầng 2 của Rubik.
Bước 3: LL - Giải lớp cuối cùng
Bởi vì các cạnh đã được định hướng ở bước 1 EOLine và được bảo toàn qua bước 2 F2L, nên các cạnh của lớp cuối cùng cũng đã được định hướng. Điều này giúp cho ở bước cuối cùng sẽ có đơn giản hơn và có nhiều phương pháp để giải hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn Rubik 3x3 nâng cao bằng ZZ Method
4. Phương pháp Mehta Method
Mehta là một phương pháp giải tốc độ 3x3 do Yash Mehta hay Devagio đề xuất vào năm 2020. Ý tưởng đằng sau Mehta là có nhiều bước thuật toán hơn với số lượng thuật toán hợp lý, tối đa là 200. Đồng thời, giảm số lượt di chuyển. Số lượt di chuyển trung bình từ 40-50 lượt di chuyển.
Các bước giải cơ bản bao gồm:
Bước 1: Fist Block (FB) - Giải khối đầu tiên
Bước 2: Belt - Giải “ Vành đai” hay là Lát E- E slice.
Bước 3: Orient Edges (EO) - Định hướng cạnh còn lại
Bước 4: Orient Corners (6CO) - Định hướng góc còn lại.
Bước 5: Solve Corners (6CP) - Giải góc còn lại.
Bước 6: Solve Edges (L5EP) - Giải cạnh còn lại.
11. Giải các loại và biến thể Rubik khác
Ngoài Rubik lập phương 3x3, trên thế giới còn rất nhiều loại Rubik và biến thể khác nhau. Hãy cùng Thủ Thuật Chơi tham khảo thêm ở các bài viết dưới đây:
- Cách giải Rubik Gương ( Mirror)
Chúc các bạn thành công !