Hướng dẫn chơi cờ tướng căn bản: Dạy cách ghi chép ván cờ

Trong quá trình diễn ra ván đấu mỗi đấu thủ phải tự ghi chép nước đi vào tờ biên bản được phát trước khi ván cờ bắt đầu. Mỗi đấu thủ phải ghi cả nước đi của mình và nước đi của đối phương. Đi nước nào phải ghi kịp thời nước đó. Nước đi phải được ghi chính xác và rõ ràng.

Phần 1
Các quy định về kí hiệu quân cờ, nước đi

1. Kí hiệu bàn cờ tướng

Để ký hiệu vị trí trên bàn cờ, người ta đánh số từ 1 đến 9 cho đường dọc, và đặt tên cho đường ngang gọi là các tuyến cho hai bên người chơi Để phục vụ cho nhu cầu ghi chép và tái dựng lại các ván cờ đã đấu từ lâu, cổ nhân xưa kia đã có cách làm như thế này: Họ phân định 9 cột trên bàn cờ tượng trưng cho 9 lộ. Theo đó bên ta thì từ 9 tới 1 và bên đối thủ thì từ 1 tới 9.

Các quy định về kí hiệu quân cờ, nước đi 0

2. Về kí hiệu quân cờ

Tướng (Soái): Tg . hoặc  K = King

Sĩ:  hoặc  A = Assitant/ Advisor

Tượng: T  hoặc E = Elephant

Xe: X  hoặc R = Car/ Chariot/ Rook

Pháo: P hoặc C = Pawn/ Cannon

Mã: M hoặc H = Horse

Tốt (Binh): B hoặc P = Private

 Các quy định về kí hiệu quân cờ, nước đi 1

 

3. Kí hiệu biểu diễn nước đi

Ngoài các ký hiệu quân cờ, bạn cần hiểu được các ký hiệu biểu diễn các nước đi sau đây khi chơi đánh cờ tướng:

Dấu (.) là tiến (hoặc tấn)

Dấu (-) là đi ngang (bình)

Dấu (/) là lùi lại (thoái)

Mỗi nước đi bắt đầu từ vị trí quân cờ đang đứng trên bàn cờ

 

4. Cách ghi nước đi

- Mỗi nước được ghi theo thứ tự: số thứ tự nước đi, tên quân cờ, vị trí và sự dịch chuyển quân cờ.

Ví dụ:

         Nước đầu, Đỏ đi Pháo 2 bình 5, bên Đen mã 8 tấn 7 thì ghi:

1. P2-5 M8.7

         Nước thứ hai, Đỏ đưa Pháo ở cột 8 lùi 1 bước, Đen đưa Tốt cột 7 lên một bước.

2. P8/1 B7.1

- Nếu trên cùng một cột dọc có hai quân của một bên giống nhau thì sẽ dùng thêm chữ “t” chỉ quân trước, chữ “s” chỉ quân sau. 

Ví dụ: Nếu Pháo nằm trên một đường thì ghi Pt là Pháo trước, Ps là Pháo sau.

 

- Trong trường hợp cả năm quân Tốt nằm trên cùng một cột thì ký hiệu:

 Tốt trước (Bt)

 Tốt trước giữa (Btg)

 Tốt giữa (Bg)

 Tốt sau giữa (Bsg)

 Tốt sau (Bs)

 

Phải lưu ý rằng

Ký hiệu cờ tướng trên thế giới chưa chuẩn, chưa thống nhất như cờ vua và cờ vây. Liên Đoàn Cờ Tướng Thế Giới (WFX) có ký hiệu khác, Liên Đoàn Cờ Tướng Á Châu (AFX) có ký hiệu hơi khác, Liên Đoàn Cờ Trung Quốc lại có ký hiệu khác, Liên Đoàn Cờ Việt Nam lại có ký hiệu khác, phù hợp với ngôn ngữ của mỗi quốc gia, dân tộc.

Các phần mềm cờ tướng cũng có nhiều ký hiệu khác nhau, hoặc cho người dùng tùy chọn. Rất lung tung khó nhớ, như Tướng có thể là T, Tg, S (Soái), G (General), K (King) v.v. Tượng có thể là T, Tg, V (Voi), E (Elephant), B (Bồ). Pháo có thể là P (Pháo, Pao), C (Cannon), Ph, F. Mã có thể là M, N (Ngựa), Ng, H (Horse), N. Chốt có thể là C, Ch, T (Tốt), P (Pawn), S (Soldier), B (Binh)...

Phần 2
Quy định về việc ghi chép nước đi khi thi đấu

1. Trong quá trình diễn ra ván đấu mỗi đấu thủ phải tự ghi chép nước đi vào tờ biên bản được phát trước khi ván cờ bắt đầu. Mỗi đấu thủ phải ghi cả nước đi của mình và nước đi của đối phương. Đi nước nào phải ghi kịp thời nước đó. Nước đi phải được ghi chính xác và rõ ràng.

a) Trong trường hợp còn thời gian ít hơn 5 phút, đấu thủ được phép không ghi biên bản. Khi đó trọng giúp ghi biên bản cho đấu thủ tới khi ván đấu kết thúc. Khi ván đấu kết thúc, các đấu thủ phải ghi bổ sung các nước mình còn thiếu trong thời gain 5 phút đó để nộp đầy đủ biên bản cho trọng tài.

b) Quy trình hoàn thành biên bản được tiến hành như sau:

– Sau khi kết thúc ván đấu, biên bản phải được ghi hoàn chỉnh, mỗi đấu thủ tự ghi tỷ số ván đấu vào biên bản của mình rồi đưa cho trọng tài.

– Trọng tài nhận biên bản, ghi phán quyết bên nào thắng, thua hay hòa rồi ký vào biên bản.

– Sau đó trọng tài đưa biên bản cho hai đấu thủ để cả hai ký tên vào biên bản của mình và của đối phương. Chỉ khi ký xong biên bản, đấu thủ mới được rời khỏi phòng thi đấu.

– Nếu phát hiện có sự nhầm lẫn, sai sót về tỷ số thì đấu thủ yêu cầu trọng tài sửa đổi hay giải thích. Nếu chưa đồng ý, được đề đạt ý kiến của mình lên tổng trọng trọng tài hay ban tổ chức để xử lý.

 

2. Nếu ván đấu có kiểm tra thời gian, do phải đi rất nhanh không thể ghi kịp tại thời điểm diễn ra nước đi thì phải ghi bổ sung ngay nước ghi thiếu vào thời gian tiếp theo.

a) Được phép mượn biên bản của đối thủ để bổ sung nước đi của mình, nhưng không được mượn liên tục để gây mất tập trung cho đối phương. Nếu đối phương phát hiện ý đồ này thì được thông báo cho trọng tài. Trọng tài xét thấy như thế thì sẽ ghi cho người mượn 1 lỗi tác phong.

b) Nếu một đấu thủ trong biên bản của mình không ghi 4 nước liên tục mà không chịu ghi bổ sung trong quá trình ván đấu thì bị xử một lối kỹ thuật. Nếu tái diễn 3 lần việc này trong một ván đấu thì bị xử thua ván cờ.

c) Để kiểm soát việc ghi biên bản đúng quy định trên, trọng tài được phép xem biên bản của đấu thủ.

Trong trường hợp vì lý do đặc biệt không thể ghi biên bản được do đấu thủ quá nhỏ, chưa biết chữ, người dân tộc không biết tiếng quốc ngữ, người mù chữ hay bị thương ở tay… thì phải báo cáo trước cho ban tổ chức để xác nhận và có biện pháop giải quyết thích hợp.

d) Biên bản thuộc quyền sở hữu của ban tổ chức, nên sau mỗi ván đấu trọng tài bàn phải nộp đầy đủ cho ban tổ chức. Đấu thủ nào muốn chép lại ván cờ của mình thì ngay sau khi ký biên bản xong có thể mượn lại của trọng tài để sao chép. Việc sao chép phải tiến hành ngay trong phòng thi đấu và không được đem ra ngoài. Sau khi sao chép xong phải đưa lại cho trọng tài để nộp cho ban tổ chức.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Cảm ơn bạn đã đánh giá! Hy vọng chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng hơn trong lần tới.
Bài viết liên quan

Có 2 bình luận

Bình luận bài viết.
Lê Hữu Nghị
4 năm trước
Mình nghĩ quân xe nếu kia hiệu tiếng Anh là R thì là Rook theo quân cờ vua chứ không phải Car
Thủ thuật chơi Channel
4 năm trước
Hi Nghị. Thực ra thì cũng có nhiều phiên bản dịch khác nhau của quân Xe như Car, Rook, Chariot. Nhưng về cơ bản đều thống nhất kí hiệu chung là R. Mình đã update 1 số tên để mọi người có thêm thông tin.
62
Thích
2
Bình luận
Trang chủ
Video
Chia sẻ

Trả lời

Chọn ảnh