Hướng dẫn chơi Đánh quay

Đánh quay, còn gọi là đánh cù hoặc đánh gụ, là một trò chơi dân gian phổ biến ở hầu hết các dân tộc của Việt Nam. Đây là trò chơi ngoài trời chủ yếu dành cho các bé trai nhưng cũng còn được thanh niên và những người già chơi, nó có thể có những tên gọi khác tùy theo sắc tộc như đánh tu lu (người Mông). Cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu về trò chơi Đánh quay trong bài viết dưới đây nhé.

Phần 1
Chuẩn bị trước khi chơi

Không gian chơi

Trò chơi quay cần được tổ chức tại nơi có mặt sân bằng phẳng, sạch sẽ, không gian rộng rãi thoáng đãng như sân trường, sân chơi...

Số lượng người chơi

Trò chơi đánh quay thường chơi theo các cá nhân với nhau, số lượng từ 3 - 5 người cùng thi đấu. Trò chơi này cần yếu tố sức khỏe và khéo léo, phù hợp với các bé trai.

Dụng cụ chơi

Để chơi được trò Đánh quay, mỗi người chơi cần chuẩn bị các dụng cụ chơi riêng của  mình bao gồm:

- Con quay: thường được làm bằng gỗ tốt, bền, thường là gỗ xoan; hoặc thứ gỗ gì dễ đẽo gọt sừng súc vật. Con quay có cấu tạo gồm 3 phần chủ yếu là thân, đinh quay và mấu để quấn dây.

Chuẩn bị trước khi chơi 0

+ Thân được chế tác theo hai hình dạng chính: hình quả chuông và hình nón cụt. Con quay thân hình quả chuông gọi là cù chuối hay quay chuối; con quay có thân hình nón cụt gọi là cù dái dê hay quay dái dê.

+ Đinh quay được đóng dọc theo trục thân quay ở phía nhỏ hơn của nó. Ở một số dân tộc, thân có phần cuối nhọn để làm đinh quay mà không cần dùng đinh đóng vào. Đinh sắt được cắt đi phần mũ thường được dùng làm đinh quay và nếu đầu quay đập dẹt thì gọi là đinh tràng. Ngoài ra bi sắt loại nhỏ cũng có thể dùng làm đinh quay và gọi là đinh bi

+ Mấu để quấn dây của cù dái dê thường ở đầu có đinh còn của cù chuối lại ở đầu kia và đối với cù chuối thì bộ phận này gọi là tu. Con quay được làm thủ công hoặc tiện bằng máy có kích thước từ nhỏ đến to tùy ý thích và phù hợp với người chơi. Để tránh bị hư hại khi bị đinh của con quay khác bổ trúng, tu còn có thể được bọc kim loại, trẻ em hay dùng vỏ đạn cỡ nhỏ hay tôn, sắt.

 

- Dây quay: dây quay được làm từ sợi có độ bền cao (sợi bện, dây đay, dây len, dây gai hoặc dây bằng vật liệu tổng hợp...) để có thể sử dụng lâu dài; chiều dài và kích thước của dây phù hợp với sải tay của người chơi cũng như kích thước con quay.

Phần 2
Luật chơi Đánh quay

Cái thú vị nhất của chơi quay chính là hình thức đánh, ở mỗi vùng, mỗi bản có hình thức đánh riêng như:

Chơi biểu diễn

Những người tham gia theo hiệu lệnh cùng bổ con quay xuống mặt sân chơi, con quay của ai quay được lâu nhất thì coi là thắng cuộc. Chơi biểu diễn còn có thể vẽ một vòng tròn trên mặt đất rồi cho con quay quay trong đó.

Hầm

Những người chơi cùng thực hiện bổ con quay, một hoặc nhiều người chơi (tùy thỏa thuận) có con quay dừng sớm nhất sẽ bị hầm, nghĩa là phải để cho những người khác bổ con quay vào con quay của mình. Thể thức này cũng có thể chia làm hai phe để chơi, hai bên cử một đại diện ra để xác định đội bị hầm.

Ăn vố, trả vố

Đây là thể thức thường dùng khi chỉ có hai người chơi, mỗi người sẽ lần lượt đặt hoặc cho con quay của mình quay để người còn lại bổ.

Ngoài ra còn có hình thức  chơi tự do hay chơi đồng đội như sau:

Chơi tự do

Là  không phân biệt người chơi và người đánh, nếu đánh trượt thì phải đi quay và người nào đánh trúng thì được đánh tiếp, còn những người quay trước không bị người khác đánh trúng thì lại được đánh. 

Chơi theo đồng đội

Chia đều những người tham gia thành hai đội, mỗi bên có từ 3 đến 5 người, thậm chí lên đến 10 người. Theo hình thức đồng đội thì chỉ cần một người trong đọi đánh trúng và thắng được đối phương là coi như đội đó thắng. Đánh quay không phải như nhiều người thường nghĩ là hai bên cùng ném con quay xuống đất, bên nào bị đổ trước là thua mà phải có luật lệ riêng.

Luật chơi Đánh quay 0

Phần 3
Các kĩ thuật chơi quay

Quấn dây

Trước khi bắt đầu chơi quay, người chơi cần biết quấn dây quay vào con quay. Cần quấn chặt dây quay vào con quay bắt đầu từ điểm mấu quấn dây tiếp xúc với thân quay, rồi quân dần lên trên. Người chơi giữ chặt đầu dây còn lại (hoặc quấn vào ngón tay) để chuẩn bị động tác ra quay hoặc bổ quay.

Bổ quay

Đây là kĩ thuật quan trọng nhất của chơi Đánh quay. Người chơi giữ chặt đầu dây còn lại (hoặc quấn vào ngón tay) để bổ con quay, nghĩa là lăng cho con quay văng ra và thường kết hợp với lực giật đầu dây đang giữ để con quay quay được nhiều vòng hơn. Theo động tác bổ có thể phân ra thành ba cách chính:

- Ra quay: được sử dụng khi bạn muốn đưa con quay của mình thoát khỏi dây cuốn và bắt đầu quay vòng tròn trên mặt đất. Khi đó, người chơi hơi cúi xuống và khuỵu chân, để con quay ở khoảng ngang bụng rồi lăng con quay ra, tay giật dây di chuyển gần như song song với mặt đất.

- Bổ thượng: người chơi đứng thẳng, tay cầm quay cao ngang gáy rồi ném quay xuống theo phương thẳng đứng, tay giật dây di chuyển từ dưới lên trên.

- Bổ vát: cách thực hiện gần như bổ thượng nhưng không theo phương thẳng đứng mà theo đường chéo.

Do vị trí của mấu quấn dây khác nhau nên khi bổ thượng hoặc bổ vát vị trí chuẩn bị của con quay cũng khác nhau ở hai loại con quay. Cù chuối được để đầu có đinh hướng lên trên còn cù dái dê thì ngược lại.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Cảm ơn bạn đã đánh giá! Hy vọng chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng hơn trong lần tới.
Bài viết liên quan

Hãy trở thành người bình luận đầu tiên

Bình luận bài viết.
25
Thích
Bình luận
Trang chủ
Video
Chia sẻ

Trả lời

Chọn ảnh