Trò chơi chơi tập thể là yếu tố quan trọng giúp cho những buổi tiệc và những buổi dã ngoại của công ty hay tập thể thêm thành công và ý nghĩa. Cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu những Trò chơi chơi tập thể hay nhất trong nhà để các bạn và tập thể của mình có những giây phút vui vẻ bên nhau nhé.

Phần 1
Bắt sâu

Số lượng: 4 – 6 cặp (1 cặp gồm 1 nam , 1 nữ).

Vật dụng: Keo dán 2 mặt , con sâu bằng giấy hay bằng nhựa.

Cách chơi:

Bạn nữ đã bịt mắt sẽ tìm bắt mấy con sâu được dán trên quần áo của bạn nam. Cặp nào bắt xong trước xem như là thắng , được thưởng. Khuyến khích càng gần chỗ nhạy cảm càng tốt, sẽ làm trò chơi thêm vui nhộn và bựa hơn.

Bắt sâu 0

Phần 2
Vận chuyển nước

Số lượng: Chia tập thể thành 2-4 đội tùy số lượng thành viên.

Vật dụng: 2-4 xô đá tùy số lượng thành viên

Cách chơi:

Mỗi đội xếp thành hàng dọc. Khi hiệu lệnh bắt đầu, nhạc nổi lên, thành viên thứ nhất của mỗi đội sẽ di chuyển lên vị trí chiếc xô đá dùng mọi cách để làm tan chảy những viên đá trong xô. Khi nhạc thay đổi, thành viên thứ 2 lên thay thế. Sau khoảng thời gian quy định đội nào làm tan hết đá trước sẽ thắng cuộc.

Phần 3
Đập bóng bằng mông

Số lượng: Chia thành 2-4 đội tùy số lượng thành viên. 

Vật dụng:  Bóng bay đã thổi căng.

Cách chơi:  

Mỗi đội bầu ra người đội trưởng của mình lên vạch đích và nằm theo tư thế chống đẩy. Các thành viên còn lại cầm sẵn bóng bay của đội mình. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, các thành viên sẽ thổi bóng và lần lượt di chuyển lên phía đội trưởng dùng mông của mình và mông đội trưởng làm vỡ bóng. Sau thời gian quy định, đội nào làm vỡ được nhiều bóng sẽ thắng cuộc.

Đập bóng bằng mông 0

Phần 4
Chọi trứng

Số người: 5 cặp nam nữ.

Vật dụng: 10 quả trứng gà được bọc chặt bằng túi bóng, 10 sợi dây cước dài 40cm.

Cách chơi: 

Mỗi cặp sẽ là một đội đứng đối diện nhau và dàn hàng ngang trên sân khấu. Buộc một đầu dây cước vào quả trứng (đã được bọc nilon, rất dễ buộc), một đầu kia buộc vào dây lưng hoặc đỉa quần phía trước mỗi người, sao cho quả trứng cách dây lưng khoảng 20cm là tốt nhất. Hoặc để tránh gây phản cảm, có thể buộc vào đầu người chơi.

Khi ra hiệu bắt đầu, người chơi không được dùng tay, chỉ được dùng thân điều khiển quả trứng của mình sao cho đánh trúng quả trứng của bạn chơi. Ðội nào đánh vỡ 1 trong 2 quả trứng của mình sớm nhất là người thắng cuộc.

Chọi trứng 0

Phần 5
Con muỗi

Số lượng người chơi: Không giới hạn người chơi.

Cách chơi: 

Người chơi đứng thành hàng dài, dọc, ngang hoặc đứng tại chỗ.

Quản trò (hô to): “Tay đâu. Tay đâu.”

Người chơi (hô to): “Tay đây. Tay đây”.

Quản trò bắt bài hát: “Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụi rơm,chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta” – và người chơi làm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình. 

Quản trò tiếp tục đưa ngón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùng với quản trò kêu “O …O”.

Quản trò hô to “cắn vào má” và người chơi làm theo quản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi. 

Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động của quản trò. Ví dụ: quản trò nói cắn vào miệng mà tay của quản trò cắn vào tai thì người chơi không làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt.

Phần 6
Chim, Thú, Cá

Số lượng người chơi: Không giới hạn người chơi.

Cách chơi: 

Những người chơi đứng thành vòng tròn hoặc ngồi tại chỗ. 

Quản trò đứng giữa vòng tròn, vừa đi vừa nói “Chim, thú, cá…” bất ngờ chỉ một người đứng trong vòng và hô “chim”, “thú”, hoặc “cá”. Người bị chỉ định phải lập tức nói tên con “chim”, con “thú”, hoặc con “cá” nào đó.

Ví dụ: Quản trò nói “Chim”, người bị chỉ phải nói: họa mi, két, sơn ca, chào mào, v.v…

Người chỉ định không được lập lại con “chim”, “thú”, hay “cá” đã được nói trước, hoặc ngập ngừng sẽ bị phạt.

Phần 7
Nhà điêu khắc

Số lượng người chơi: Nhóm người chơi từ 10-15 người.

Cách chơi: Chọn một người chơi làm nhà điêu khắc, sắp tất cả các người trong vòng tròn theo bất cứ hình thể nào (người được sắp xong không cử động), xong đâu đấy nhà điêu khắc đi từng người và tìm mọi cách để chọc người đó cười hoặc cử động. Người đầu tiên làm sai (cười hoặc cử động) sẽ trở thành nhà điêu khắc.

Chú ý: Ðể trò chơi thêm vui nhà điêu khắc có thể cho biết hình tượng mình nặn.

Ví dụ: Thưa quí vị đây là con khỉ phi châu nè. À! cái miệng nó chưa được nhọn, tôi phải sửa lại một chút nè ...

Phần 8
Nói ngược làm ngược

Số lượng người chơi: Không giới hạn người chơi.

Cách chơi:

Người chơi ngồi tại chỗ. Quản trò chỉ bộ phận trên cơ thể mình và nói bộ phận khác

Người chơi phải chỉ bộ phận khác đó và nói bộ phận mà quản trò đã chỉ. Người chơi không phản ứng nhanh, chỉ sai hoặc nói sai bị phạt.

Ví dụ : Quản trò chỉ đầu và nói đây là cái chân

Người chơi phải chỉ chân và nói đây là cái đầu.

Phần 9
Soi gương

Số lượng người chơi: Chia làm các cặp chơi. Số lượng từ 5  đến 7 cặp.

Cách chơi

Chia thành các cặp người chơi. Một người đóng vai trò là gương, một người đóng vai trò là người soi gương. Người soi gương làm bất cứ động tác gì người chơi đóng vai gương phải làm theo y hệt như soi trong gương (nếu sai bị phạt).

Phần 10
Tìm kho tàng

Số lượng người chơi: Không giới hạn người chơi.

Cách chơi:

Một người đóng vai trò là người đi tìm kho báu. Người chơi này sẽ đi ra ngoài tầm nhìn.

Những người khác ngồi tại chỗ, chọn một người trong vòng làm “kho tàng”. Khi người đi tìm bước vào, người trong vòng vỗ tay để hướng dẫn; người tình nguyện bước càng gần “kho tàng” tiếng vỗ tay càng to, càng xa tiếng vỗ tay càng nhỏ.

Chú ý: Tiếng vỗ tay phải liên tục. Người tình nguyện có thể chỉ được 3 lần. Nếu sau ba lần người ấy đoán sai phải bước ra khỏi vòng, và trong vòng phải chọn người khác làm kho tàng.

Phần 11
Con thỏ, ăn cỏ

Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm.

Cách chơi:

- Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”

- Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”

- Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “ăn cỏ”

- Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”

- Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”

- Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”

- Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”

Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau).

Phần 12
Mưa rơi

Số lượng người chơi: Không giới hạn người chơi.

Cách chơi:

Người chơi ngồi tại chỗ hoặc vòng tròn.  Quản trò giơ tay lên cao và nói “Mưa rơi mưa rơi”. Quản trò đưa tay càng cao thì người chơi vỗ tay càng lớn. Quản trò đưa tay thấp xuống thì người chơi vỗ tay càng nhỏ. Quản trò phải nhanh nhẹn đưa tay lên xuống liên tục. Trò chơi không có phạt.

Phần 13
Tai đây mũi đây

Số lượng: 50 người, không chia đội

Cách chơi: Quy tắc trò chơi: tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ lấy tai trái (quy định cho tất cả). Người quản trò hô “Tai đây mũi này” thì tất cả đồng loạt đổi tay – tay trái giữ lấy mũi – tay phải giữ lấy tai trái.

Chú ý: để trò chơi khó hơn người quản trò quy định thêm sau khi buông tay để đổi mọi người phải vỗ tay 1 cái thật lớn. Người quản trò phải nhanh tay và nhanh mắt để bắt những người phạm lỗi để phạt.

Phần 14
Bà Ba đi chợ

Số lượng: ít nhất 2 đội tham gia – mỗi đội từ 4 -> 10 người.

Cách chơi:

Quản trò quy định  về luật chơi ban đầu: tìm trái cây, thức ăn, vật dụng … theo một chữ nhất định nào đó. Hai đội vào vị trí riêng biệt của mình, giấy viết đặt phía trước mỗi đội cách xa 2 -> 4m. Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người (của mỗi đội) lên ghi những trái cây có chữ “N” đứng đầu vào giấy, sau 30 giây đến 1 phút trọng tài ra hiệu lệnh cho những người thứ nhất về cho những người thứ hai lên … Sau cùng thời gian đội nào ghi được nhiều nhất đội đó thắng. 

Trò chơi có thể thay đổi nhiều nội dung: từ mua trái cây đến mua thịt, cá, con vật,…).

Phần 15
Xé giấy

Số lượng: Chia 2 đội (Nam – Nữ đều nhau)

Cách chơi:

Mỗi đội lần lượt cử 1 Nam 1 Nữ lên thực hiện. Nam + Nữ đứng xoay lưng lại với nhau, 2 người cầm 2 miếng giấy. Sau đó 1 trong 2 người sẽ ra lệnh cho người kia gấp giấy rồi xé. Những người phía dưới (không tham gia) không được nhắc nhở cho đội mình, sau 1 thời gian như nhau đội nào có số đôi (giấy xé giống nhau) nhiều là đội đó thắng.

Phần 16
Nếu thì

Số lượng: Không hạn chế, chia 2 đội nam và nữ.

Cách chơi:

Nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người trang bị 1 miếng giấy nhỏ. Quy định cho bên Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” , còn bên nữ bằt đầu bằng chữ “Thì”. Sau 3 phút lần lượt mời 1 bạn Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình… Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình (như 1 trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng hoặc tặng quà lưu niệm.

Phần 17
Nhà báo tìm dũng sĩ

Số lượng: Từ 10 đến 30 người, không chia đội

Cách chơi: Trọng tài chỉ định 1 thành viên làm nhà báo sau đó mời nhà báo ra khỏi phòng (nhà báo không được nhìn vào phòng) – tiếp tục trọng tài chỉ định 1 người làm dũng sĩ (mời dũng sĩ đứng lên cho mọi người ngắm dung nhan), sau đó mời dũng sĩ ngồi xuống và mời nhà báo vào phòng. Nhà báo có nhiệm vụ tìm ra dũng sĩ bằng 3 đến 5 câu hỏi tuỳ quy định.

Phần 18
Tìm nghề nghiệp

Số lượng: 10 người đến 30 người, chia thành 2 -> 3 đội

Cách chơi:

Chia người chơi thành 2 -> 3 đội nhóm, trọng tài ghi 1 nghề vào miếng giấy (nhiều nghề nhiều miếng giấy). Mỗi đội cử 1 người (thứ tự) lên bốc thăm, trúng nghề nào thì phải diễn tả nghề đó cho đồng đội nêu đáp án. Người chơi chỉ được diễn tả bằng hình thể, không được nói. Sau 30 giây đội đó không trả lời đúng thì các đội khác có quyền trả lời – nếu đúng là đội đó thắng, còn đội kia sẽ thua.

Trò chơi chỉ diễn ra cho từng đội một, mỗi đội chỉ được trả lời 5 lầni lên bốc thăm, xem xong phải trả giấy thăm lại cho trọng tài. Khi trả lời áp dụng luật đếm nốc ao (1 -> 10) (có thể dùng khăn bịt miệng người trả lời cho khách quan).

Phần 19
Phản xạ nhanh

Số lượng người chơi: Không giới hạn người chơi

Cách chơi:

Quản trò phổ biến trò chơi gồm 3 động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vô tay thì tất cả cùng vỗ tay và làm theo vỗ tay 1 cái… với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng vậy.

Sau khi đã chơi thử, quản trò phổ biến lại trò chơi (khó hơn): quản trò hô vỗ tay thì tất cả vỗ tay nhưng động tác thì đứng lên. Khi Quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống. Quản trò hô ngồi xuống thì tất cả ngồi xuống nhưng động tác thì đứng lên.

Cứ thế trò chơi tiếp tục,   ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do quản trò áp dụng.

Phần 20
Tìm bạn

Số lượng: Từ 30 đến 40 người, chia 2 đội Nam và Nữ

Vật dụng: cắt giấy hình trái tim, sau đó cắt trái tim làm 2 mảnh sao cho không đường cắt nào giống nhau, số lượng phụ thuộc người chơi

Cách chơi:

Phát một nửa trái tim đều cho Nam và Nữ (trên nửa của Nam ghi “Nếu”, còn bên Nữ ghi “Thì”. Sau khi nghe hiệu lệnh tất cả các đôi Nam, Nữ tìm nửa của mình ghép lại, đôi nào nhanh nhất sẽ được giải – sau đó lần lượt từng đôi đọc lên những câu viết của mình.

Phần 21
Hái cam

Số người chơi: 5 cặp, hoặc có thể nhiều. Nhưng buộc phải chia ra các cặp trai gái mới vui.

Vật dụng: 5 quả cam, hoặc táo.

Cách chơi:

Mỗi cặp sẽ là một đội đứng đối diện với nhau như Trò chơi chọi trứng. Một người trong mỗi cặp đặt quả cam vào trước yết hầu, dùng cằm và cổ quặp quả cam lại sao cho không được rơi.

Khi bắt đầu, bạn chơi còn lại trong mỗi cặp phải dùng cổ và cằm của mình lấy được quả cam ở phía bên kia. Cặp nào làm rơi quả cam khỏi vị trí cằm thì bị loại. Cặp nào lấy được quả cam trước là cặp thắng cuộc.

Hái cam 0

Phần 22
Mặc quần tiếp sức

Số người chơi: Cả đội đều chơi, nếu số người các đội không bằng nhau thì chọn số người chơi có thể chơi là nhiều nhất.

Vật dụng: Chuẩn bị 3 cái quần đùi loại to, diêm dúa, càng cổ quái càng tốt.  3 cái cọc

Cách chơi:

Cả 3 đội chơi cùng lúc. Cắm 3 cái cọc cách mỗi đội chơi 10m. Mỗi đội được phát 1 cái quần đùi. Khi có hiệu lệnh của trọng tài. Người thứ nhất của mỗi đội mặc quần đùi (cho phép vừa chạy vừa mặc sao cho phải mặc được quần trước khi đến cọc), sau đó chạy qua cọc, chạy về đến nơi mới được cởi quần đùi đưa cho người thứ 2. Cứ như vậy đến người cuối cùng. Người cuối cùng mặc quần rồi chạy đến cọc cởi quần đùi mắc lên cọc. Đội nào mắc được quần lên cọc trước đội đó thắng.

Mặc quần tiếp sức 0

Phần 23
Đánh trống lảng

Số lượng người chơi: Không giới hạn

Cách chơi:

Quản trò hỏi người chơi một chuyện gì đó. Người này không được trả lời câu hỏi đó nhưng nói lảng qua một câu chuyện khác.  Ai trả lời ngập ngừng thì bị phạt.

Ví dụ: Quản trò: Hôm qua anh ở đâu ?

Người chơi: Hôm nay trời đẹp quá !

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Cảm ơn bạn đã đánh giá! Hy vọng chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng hơn trong lần tới.
Bài viết liên quan

Hãy trở thành người bình luận đầu tiên

Bình luận bài viết.
191
Thích
Bình luận
Trang chủ
Video
Chia sẻ

Trả lời

Chọn ảnh