Các trò chơi với bóng bay cho trẻ mầm non

Các trò chơi với bóng bay cho trẻ mầm non

Ở lứa tuổi mầm non, các hoạt động vui chơi được khuyến khích bởi nó giúp các bé khỏe mạnh, phát triển kỹ năng vận động, kết nối cùng bạn bè đồng trang lứa… Bóng bay là một trong số những vật liệu quen thuộc và sử dụng nhiều trong các trò chơi cho trẻ mầm mon. Các trò chơi bằng bóng bay giúp con chạy nhảy giải tỏa năng lượng, phát triển sự kết hợp giữa tay, chân, mắt. Dưới đây là những gợi ý của Thủ Thuật Chơi về các trò chơi với bóng bay, ba mẹ đừng bỏ qua nhé!

1. Tung hứng với bóng bay

Với mọi lứa tuổi trẻ em, hẳn đây là một trò chơi vô cùng phổ biến phải không nào? Chỉ với một vài trái bóng bay cùng quy tắc chơi rất đơn giản: dùng tay để đánh bóng lên không trung, không để bóng rớt xuống đất, bé đã có thể tham gia trò tung hứng này rồi.

Đây là hoạt động đòi hỏi và hỗ trợ việc xác định đường rơi của trái bóng, bé cần quan sát kỹ, di chuyển, sử dụng lực ở tay để đỡ và đập bóng. Cơ bắp tay sẽ được cải thiện rất nhiều từ trò chơi này.

Tung hứng với bóng bay 0

Các ba mẹ, thầy cô nên chuẩn bị những trái bóng được thổi không quá căng để tránh việc đập tay khiến bóng nổ, cũng đừng để bóng quá nhỏ vì sẽ khó tung bóng lên cao. 

Bên cạnh đó, để thêm tính gay cấn cho trò chơi, các thầy cô nên tổ chức hoạt động này với số lượng trẻ mầm non nhiều, mỗi con được phát một trái bóng với màu sắc khác nhau. Vừa giúp con nhận biết màu sắc, vừa tăng thêm độ khó cho trò chơi.

2. Vẽ lên trái bóng bay

Bằng cách vẽ các hình thù theo ý thích hoặc theo mẫu có sẵn, trò chơi vẽ lên trái bóng bay sẽ giúp trẻ mầm mon tăng khả năng sáng tạo, làm quen với màu sắc, luyện tập khả năng dùng bút, màu…

Nguyên liệu cần thiết:

+ Bóng bay 
+ Máy bơm bóng bằng tay
+ Bút lông đen, bút màu nước… không độc hại (nếu có bút chuyên dụng cho vẽ bóng thì tốt nhất)

Cách chơi:

Đầu tiên, cần chuẩn bị bóng bay. Thầy cô giáo nên bơm bóng bay đủ to để các em nhỏ có thể dễ dàng vẽ lên bóng. Phát cho mỗi con một trái bóng riêng và một cây bút để vẽ.

Vẽ lên trái bóng bay 0

Cho trẻ xem hình ảnh mẫu (nếu có) hoặc đưa đề bài cho các con, sau đó hướng dẫn các con vẽ lên bóng. Thầy cô cũng có thể để trẻ tùy ý sử dụng màu sắc, lựa chọn đề tài để thỏa sức sáng tạo, tưởng tượng của bé!

3. Dán bóng bay

Để hỗ trợ việc cải thiện chiều cao, vóc dáng cho trẻ mầm non, các hoạt động vui chơi đòi hỏi việc nhảy lên sẽ giúp ích rất nhiều. Dán bóng bay có thể coi là phiên bản đơn giản hơn của trò chơi bóng chuyền.

Khi chơi dán bóng bay, toàn thân trẻ đều được vận động. Lúc này, các động tác bật nhảy hay vươn tay dán bóng giúp toàn bộ xương cột sống, xương chân kéo giãn hết cỡ. 

Nguyên liệu:

+ Những trái bóng bay đã được thổi căng
+ Băng dính trong suốt

Dán bóng bay 0

Cách chơi:

Thầy cô giáo mầm non chuẩn bị một đoạn băng dính dài, được dán cố định vào hai bên tường/cột… Điều chỉnh chiều cao băng dính thích hợp để trẻ được nhảy lên thoải mái.

Phát cho mỗi bé một trái bóng và quy tắc chơi rất đơn giản: sử dụng chân để bật nhảy, tay để đưa bóng lên dây băng dính phía trên đầu. Người chiến thắng là người dán được bóng đầu tiên hoặc dán với số bóng nhiều nhất. 

4. Rồng rắn nối bóng

Rồng rắn nối bóng là biến tấu của trò chơi Rồng rắn lên mây. Để bé chơi trò này cùng bạn bè, thầy cô cần chuẩn bị: 5-6 bóng bay loại vừa (lớn) hoặc tùy theo số lượng thành viên trong một lần chơi, kẻ vạch xuất phát và vạch đích.     

Rồng rắn nối bóng 0

Cách chơi: 

- Các bé xếp hàng dọc ở vạch xuất phát, mỗi bé được phát 1 trái bóng (trừ bé đứng ở đầu dãy).
- Từ bé ở vị trí thứ hai, mỗi bé kẹp 1 quả bóng được phát ở giữa hai người. Ví dụ, với hàng dọc gồm 5 bé sẽ có 4 quả bóng bay được kẹp ở giữa các bé.
- Khi tín hiệu bắt đầu vang lên, đội hình sẽ di chuyển đến vạch đích mà không được để bóng rơi và không được dùng tay trong quá trình này.
- Đội thắng cuộc là đội vận chuyển được nhiều bóng về đích nhất. 
- Trong quá trình chơi, đội nào làm rơi bóng khỏi chỗ nối giữa 2 người thì sẽ phải bắt đầu lại từ đầu/ quay lại vạch xuất phát.

5. Chim cánh cụt chuyền bóng

Chú chim cánh cụt khi di chuyển sẽ như thế nào nhỉ các bé? Đó chính là dáng đi lắc lư lạch bạch ngộ nghĩnh đúng không nào?

Chim cánh cụt chuyền bóng 0

Mô phỏng lại hình ảnh chú chim cánh cụt khi di chuyển, thầy cô có thể cho bé chơi trò chơi mang tên Chim cánh cụt chuyền bóng với cách chơi rất đơn giản.

Đặt một quả bóng ở giữa đầu gối của bé và nhiệm vụ của bé là đi từ vạch xuất phát đến vạch đích mà không được làm rơi bóng. Thầy cô cũng có thể tăng thêm độ khó, thử thách cho trò chơi này bằng cách đặt thêm các chướng ngại vật rải rác trên quãng đường di chuyển. Bé về đích đầu tiên mà không đánh rơi bóng sẽ là người chiến thắng. Trường hợp làm rơi bóng, bé phải làm lại từ đầu.

6. Chuyền bóng bằng giấy

Với một tờ giấy khổ to bất kỳ và trái bóng bay, các bé có thể cùng bạn bè tham gia hoạt động thú vị mang tên chuyền bóng bằng giấy.

Chuyền bóng bằng giấy 0

Cách chơi nó thì vô cùng đơn giản:

- Chia mỗi đội gồm 2 thành viên, có thể xếp xen kẽ các bé trai và bé gái cùng nhau
- Mỗi đội được phát một trái bóng bay và một tờ giấy mềm khổ to (chiều dài khoảng 30 cm trở lên)
- Hai thành viên sẽ giữ 2 đầu của tờ giấy và đứng song song với nhau. Trái bóng được đặt ở giữa tờ giấy
- Di chuyển từ vạch xuất phát đến vạch đích để không trái bóng nào bị rơi khỏi tờ giấy
- Đội chiến thắng là đội về đích nhanh nhất mà không vi phạm luật chơi.

2023/11/26 - 206 lượt xem
Bài viết liên quan
Viết bình luận
Chưa có bình luận nào