Các trò chơi với bóng cho trẻ mầm non
1. Chuyền bóng bằng băng chuyền
Chuyền bóng bằng băng chuyền là một trò chơi thú vị mà các bạn nhỏ phải chuyền những trái bóng cùng nhau thông qua việc đặt bóng lên một băng chuyền (rổ, thùng, khay…) và sử dụng tay để đưa bóng đi dọc theo băng chuyền.
Nguyên liệu cần thiết:
+ Băng chuyền là các khay nhựa, rổ nhựa, thau, hộp giấy (tự làm hoặc mua sẵn)
+ Các quả bóng nhựa phù hợp cho việc vận chuyển
Cách chơi:
Chia các bạn nhỏ thành 2-3 đội với số lượng bằng nhau. Mỗi đội xếp theo một hàng dọc và đứng ở vị trí vạch xuất phát. Thầy, cô giáo đặt 1 băng chuyền đựng số bóng nhất định và bằng nhau với mỗi đội ở đây.
Ở vạch đích cách đó một khoảng cách phù hợp, đặt các băng chuyền tại đó. Đây là nơi để thành viên các đội vận chuyển bóng đến vị trí này.
Hai thành viên trong mỗi đội sẽ xuất phát cùng một lúc với 1 trái bóng nhựa trên tay. Di chuyển nhanh từ vạch xuất phát đến vạch đích và chuyền bóng vào băng chuyền của đội mình. Sau khi hoàn thành lượt thì quay lại vị trí cuối cùng của hàng dọc dãy đội của mình, hai thành viên tiếp theo tiếp tục thực hiện tương tự.
Trong quá trình chuyền bóng, nếu bóng bị rơi thì sẽ bị mất lượt đó, hai thành viên phải quay lại vị trí xuất phát để nhường lượt cho hai thành viên tiếp theo. Kết thúc trò chơi là khi có đội chuyền hết bóng trong băng chuyền ở vị trí xuất phát.
2. Gắp bóng bằng chân
Gắp bóng bằng chân là hoạt động dành cho từ 2 đến nhiều bé có thể tham gia. Bằng cách sử dụng chân, bé sẽ vận chuyển bóng từ chậu nước sang rổ. Dưới đây là cách chơi chi tiết:
Nguyên liệu cần thiết:
+ Bóng nhựa nhỏ nhiều màu sắc
+ Các chậu đựng nước/thau nhựa đựng nước
+ Rổ đựng bóng nhựa
+ Ghế ngồi cho bé thoải mái sử dụng chân
Cách chơi:
Đây là trò chơi có thể chơi cá nhân hoặc chơi theo nhóm đều được. Mỗi bạn nhỏ được phát bộ dụng cụ cần thiết nêu trên.
Thầy, cô giáo đặt bóng nhựa vào trong chậu/thau nước, đặt rổ đựng bóng ở ngay cạnh chậu. Đồng thời, xếp ghế nhựa để cho bé được thoải mái nhất khi hoạt động.
Bé ngồi trên ghế và dùng chân (chỉ dùng chân) để gắp bóng nhựa từ chậu sang rổ đựng kế bên. Thầy cô hãy đặt một mốc thời gian để đo xem sau đó, ai sẽ là người chuyền bóng nhiều nhất bằng chân. Đó là người chiến thắng. Rất đơn giản và thú vị đúng không nào?
3. Chuyền bóng qua đầu
Chuyền bóng qua đầu là trò chơi giúp các bé tăng cường khả năng phản xạ, kết nối với bạn bè. Đây cũng là trò chơi thích hợp cho các nhóm từ 10 người trở lên.
Nguyên liệu cần thiết:
+ Những trái bóng nhựa có kích cỡ vừa đủ để cầm nắm bằng tay
+ Rổ nhựa/thùng/hộp đựng bóng
Cách chơi:
Chia số lượng các bé tham gia chơi trò chơi chuyền bóng qua đầu thành 2 nhóm trở lên (tùy thuộc vào số lượng). Mỗi đội có số lượng thành viên là như nhau.
Mỗi đội được xếp thành 1 hàng dọc. Phía trên thành viên đầu tiên trong hàng của mỗi đội sẽ được đặt 1 rổ/thùng đựng bóng, với số lượng bóng như nhau. Thêm 1 thùng/rổ đựng ở cuối hàng, tại vị trí phía sau thành viên cuối cùng.
Bạn nhỏ đầu tiên của mỗi hàng sau khi nghe tiếng bắt đầu của thầy, cô giáo thì hãy sử dụng tay để nhặt bóng trong rổ trước mặt. Vẫn nhìn về phía trước và đưa bóng qua đầu cho thành viên phía sau của mình. Thành viên tiếp theo trong hàng nhận bóng bằng tay, và làm tương tự bằng cách chuyền bóng qua đầu cho thành viên ở sau mình. Cứ như thế, bóng được chuyền đến cuối hàng và thành viên cuối cùng sẽ bỏ bóng ở rổ phía sau.
Đội chiến thắng là đội chuyền hết số bóng ở rổ ban đầu trong thời gian ngắn nhất.
4. Chuyền bóng qua chân
Chuyền bóng qua chân có cách chơi tương tự như trò chơi chuyền bóng qua đầu, chỉ khác ở vị trí đưa bóng cho các thành viên.
Nguyên liệu cần thiết:
+ Những trái bóng nhựa có kích cỡ vừa đủ để cầm nắm bằng tay
+ Rổ nhựa/thùng/hộp đựng bóng
Cách chơi:
Chia số lượng các bé tham gia chơi trò chơi chuyền bóng qua chân thành 2 nhóm trở lên (tùy thuộc vào số lượng). Mỗi đội có số lượng thành viên là như nhau. Các thành viên đứng dang chân rộng hơn vai.
Mỗi đội được xếp thành 1 hàng dọc. Phía trên thành viên đầu tiên trong hàng của mỗi đội sẽ được đặt 1 rổ/thùng đựng bóng, với số lượng bóng như nhau. Thêm 1 thùng/rổ đựng ở cuối hàng, tại vị trí phía sau thành viên cuối cùng.
Bạn nhỏ đầu tiên của mỗi hàng sau khi nghe tiếng bắt đầu của thầy, cô giáo thì hãy sử dụng tay để nhặt bóng trong rổ trước mặt. Hơi cúi xuống giữa hai chân và đưa bóng qua chân cho thành viên phía sau của mình. Thành viên tiếp theo trong hàng nhận bóng bằng tay, và làm tương tự bằng cách chuyền bóng qua chân cho thành viên ở sau mình. Cứ như thế, bóng được chuyền đến cuối hàng và thành viên cuối cùng sẽ bỏ bóng ở rổ phía sau. Đội chiến thắng là đội chuyền hết số bóng ở rổ ban đầu trong thời gian ngắn nhất.
5. Chuyển bóng bằng lõi giấy
Đừng vội vứt những lõi giấy vệ sinh đi vì chúng là nguyên liệu chính cho trò chơi chuyển bóng bằng lõi giấy của các bé đấy.
Nguyên liệu cần thiết:
+ Lõi giấy vệ sinh/lõi giấy cứng hình trụ
+ Các trái bóng nhựa có kích thước nhỏ
+ 1 Rổ đựng bóng
Cách chơi:
Đây là trò chơi có thể chơi cá nhân hoặc đồng đội đều phù hợp. Mỗi cá nhân đứng ở vị trí xuất phát và được phát một lõi giấy.
Thầy, cô giáo đặt một chiếc rổ đựng các trái bóng ở vị trí xuất phát. Sau khi có tín hiệu bắt đầu, mỗi bạn nhỏ đặt 1 trái bóng nhựa lên đầu lõi giấy, đầu còn lại dùng hai tay để giữ bóng cân bằng.
Di chuyển từ vị trí xuất phát, giữ bóng trên đầu lõi giấy và đến vị trí vạch đích. Để tăng độ khó cho trò chơi thì thầy cô có thể điều chỉnh kích cỡ của trái bóng.
Trong quá trình di chuyển, nếu bóng bị rơi ra khỏi lõi giấy, người chơi đó phải nhặt bóng và quay lại điểm xuất phát ban đầu. Thành viên/đội nào vận chuyển nhanh và nhiều bóng nhất là thành viên/đội chiến thắng.
6. Di chuyển bóng bằng chân
Chỉ với trái bóng mà không cần bất cứ nguyên liệu nào khác, các bé đã có thể chơi trò chơi di chuyển bóng bằng chân đầy thú vị này theo cá nhân hoặc nhóm đồng đội rồi đấy!
Cách chơi:
Mỗi bé được phát một trái bóng (bóng nhựa hoặc bóng cao su đều được). Tại vị trí xuất phát, bé hãy đặt bóng ở giữa hai chân và kẹp chặt để bóng không thể rơi ra.
Di chuyển từ vị trí ban đầu đến điểm đích với tư thế kẹp bóng như vậy. Lưu ý không được sử dụng tay giữ bóng trong quá trình vận chuyển.
Bé nào vận chuyển bóng bằng chân không rơi, đúng luật, đưa đến đích trong thời gian sớm nhất là người chiến thắng trò chơi này.
7. Chuyển bóng với bạn
Thêm một gợi ý về chuyển bóng cùng bạn mà thầy cô và các bậc phụ huynh có thể tham khảo.
Nguyên liệu cần thiết:
+ Bóng nhựa
+ Bàn nhựa
+ Khay chuyển bóng
Cách chơi:
Với trò chơi này, cần ít nhất mỗi đội 2 thành viên. Có thể chơi lần lượt từng đội hoặc cùng lúc, tùy theo sự sắp xếp của thầy cô, phụ huynh của bé.
Hai thành viên đứng ở vị trí hàng ngang, cách nhau bởi một chiếc bàn dài hoặc một dãy bàn xếp liên tiếp. Lưu ý độ dài của bàn bằng hoặc lớn hơn không quá nhiều với hai sải tay của các bé.
Sử dụng chiếc khay đựng, đặt bóng trên khay và hai thành viên cần di chuyển từ đầu bàn đến cuối bàn mà bóng trên khay không bị rơi ra. Để làm được điều này đòi hỏi hai bé phải di chuyển cùng nhau thật nhẹ nhàng, đều bước.
Kết thúc lượt chơi là lúc bóng được đưa về vị trí cuối cùng. Đội chiến thắng là đội hoàn thành trong thời gian ngắn nhất.
8. Đá bóng
Nguyên liệu cần thiết:
+ Một quả bóng nhẹ và to (phù hợp với kích thước của trẻ).
+ Một không gian an toàn để chơi, ví dụ như một sân, phòng rộng hoặc bãi cỏ.
Cách chơi:
Trước khi bắt đầu, hãy nói cho trẻ biết về quả bóng, cách ném, đá. Hãy nhấn mạnh rằng bóng cần được sử dụng một cách an toàn và tránh ném vào khu vực đầu và mặt của nhau.
Với trò chơi đá bóng, trẻ tập trung vào hai kỹ năng cơ bản: chạy - đá bóng, chúng hỗ trợ tăng cường khả năng vận động và rèn luyện kỹ năng đá cho trẻ.
Thầy cô hoặc phụ huynh có thể linh hoạt lựa chọn khung thành: hai cửa, giữa một ô trống, một hộp, thùng to hay có điều kiện thì là một khung gôn nhựa. Đảm bảo việc an toàn trong suốt trò chơi để ngăn chặn các tình huống nguy hiểm.
9. Tung, bắt bóng với cô và bạn
Chơi tung, bắt bóng với cô và bạn là một hoạt động thú vị và phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mầm non. Chỉ với nguyên liệu là một trái bóng nhựa nhẹ, bé đã có thể chơi trò chơi này rồi.
Cách chơi:
Hãy xếp các bé thành một vòng tròn, thầy, cô giáo cũng đứng các bé. Phát bóng cho một bạn bất kỳ, người này sẽ dùng tay và ném bóng lên trên.
Những người khác trong vòng tròn sẽ không di chuyển vị trí của mình và cố gắng bắt bóng bằng tay. Nếu bắt bóng thành công, người này có cơ hội ném bóng lại cho người khác.
Thầy cô cũng có thể tăng thêm độ khó bằng cách tăng dần khoảng cách vòng tròn để trẻ ném bóng thoải mái hơn.