Cách chơi Trò chơi Chìm nổi
Đối với trẻ em, việc phát triển khả năng vận động, quan sát, sự nhanh nhẹn cũng như khả năng tập trung, khả năng phán đoán… là một trong số những ưu tiên hàng đầu trong sự phát triển. Một trong số những cách thức để phát triển phổ biến nhất chính là thông qua các trò chơi, trong đó có trò chơi Chìm nổi. Cùng Thủ Thuật Chơi tìm hiểu về cách chơi trò chơi Chìm nổi thông qua bài viết dưới đây.
Phần
1
Chuẩn bị trước chơi
Không gian chơi
Trò chơi “Chìm nổi” là trò chơi vận động tập thể, vì vậy cần không gian chơi rộng rãi, thoáng mát, bằng phẳng để không làm cản trở trong quá trình chạy nhảy, hoạt động của người chơi. Các địa điểm lí tưởng như sân chơi, sân trường, lớp học (đã dọn dẹp không gian ở giữa).
Người chơi
Trò chơi “Chìm nổi” là trò chơi tập thể, không phân biệt giới tính độ tuổi. Không giới hạn số lượng người chơi. Tuy nhiên để đảm bảo việc quản lí, trật tự khi chơi, số lượng nên từ 8 đến 10 người.
Phần
2
Cách chơi trò chơi Chìm nổi
- Bắt đầu chơi, người chơi "oẳn tù tì" để chọn ra một người chơi làm "cái".
- Người được làm "cái" được đi đuổi các bạn. Khi hô “ bắt đầu”, các bạn chạy tản ra xung quanh. Các bạn khác chạy thật nhanh sao cho "cái " không đuổi được.
- Nếu thấy "cái " lại gần người nào thì người đó ngồi thật nhanh xuống và nói "chìm", lúc đó bạn làm “cái” không được chạm vào nữa. Khi cái đi xa thì lại nói "nổi" rồi chạy tiếp.
- Nếu ai bị "cái " đập vào người coi như "chết" và đứng ra ngoài cuộc chơi, lần sau vào chơi. "Cái" nào bắt được nhiều là giỏi nhất.
- Thời gian cho mỗi lần chơi khoảng 5- 10 phút. Lần sau chơi chọn "cái " khác.
Phần
3
Một số lưu ý khi chơi
- Trước khi chơi, nên giả thích rõ ý nghĩa của các chữ “chìm” và “nổi” để người chơi rõ và gây hào hứng.
- Nhắc người chơi không dùng tay đập mạnh vào bạn mà chỉ chạm khẽ. Có thể quy định cho chạm vào lưng và tay.
- Nhắc người chơi phải thường xuyên “chìm” và “nổi”. Đọc to những chữ đó khi ngồi xuống hoặc đứng lên để gây hào hứng.
- Nên quy định kích thước sân để không tản mạn, chạy chơi xa quá.
- Trọng tài phải theo dõi để xử lý kịp những trường hợp phạm luật.
Có 2 bình luận