Giải Rubik nâng cao - Bước 3: Định hướng và hoán vị 4 góc mặt U (CMLL)  theo Roux Method

Giải Rubik nâng cao - Bước 3: Định hướng và hoán vị 4 góc mặt U (CMLL) theo Roux Method

Như đã nói trong bài trước, mặc dù hầu hết những Cuber nhanh nhất thế giới đều sử dụng CFOP, nhưng vẫn có một nhóm người giải Roux cực kỳ tài năng và tốc độ không hề thua kém. Nếu bạn muốn học giải Rubik nâng cao bằng Roux Method thì hãy tham khảo chuỗi các bài viết dưới dây của Thủ thuật chơi nhé.

1. Về Phương pháp Roux nói chung

Về Phương pháp Roux nói chung 0

Các bước giải Rubik nâng cao theo phương pháp Roux bao gồm 4 bước sau:

Bước 1: Tạo một khối 1x2x3 bất kì ( First Block - FB)

Xem thêm: Hướng dẫn giải Bước 1- First Block của Roux Method

Bước 2: Tạo một khối 1x2x3 thứ hai (Second Block - SB)

Xem thêm: Hướng dẫn giải Bước 2 - Second Block theo Roux Method

Bước 3: Định hướng và hoán vị 4 góc mặt U (CMLL)

Xem thêm: Hướng dẫn giải Bước 3 - CMLL của Roux Method

Bước 4: Hoàn thiện 6 cạnh còn lại để hoàn thành Rubik (Last six edge - LSE)

Bước 4.1: Định hướng cạnh (Edge Orientation - EO)

Bước 4.2: Giải cạnh UL và UR (ULUR).

Bước 4.3: Giải tâm và cạnh mặt M để hoàn thành Rubik (Last Four Edge - L4E)

Xem thêm: Hướng dẫn giải Bước 4- LSE của Roux Method

 

Như vậy, sau khi giải xong Bước 1 và 2, bạn đã tạo được hai khối 1x2x3 trên Rubik đối diện nhau: một khối nằm ở góc dưới bên trái và một khối nằm ở góc dưới bên phải. Như vậy còn mặt U và lớp M là chưa được hoàn thành.

Trong bài viết này mình tiếp tục  giới thiệu với các bạn Bước 3: Định hướng và hoán vị 4 góc mặt U (CMLL) của phương pháp Roux.

Xem thêm: Giới thiệu chung về phương pháp Roux.

2. Định hướng và hoán vị 4 góc mặt U (CMLL)

Mục tiêu của bước 3 chính là giải hoàn thành 4 góc mặt U, tức chúng vừa đúng vị trí vừa đúng hướng.

Sở dĩ bước này được gọi là CMLL vì các phương pháp dùng để giải các góc sẽ có chữ viết tắt CxLL ( CLL: Corners of the Last Layer) và M là lớp được tự do di chuyển.

Ở đây bạn có thể chọn hai nhánh để luyện tập CMLL

Nhánh 1: Học CMLL đầy đủ - thực hiện lật góc và hoán vị góc cùng lúc

Nếu bạn đã là người chơi Rubik chuyên nghiệp, người chơi Rubik cơ bản lâu năm hoặc có tính kiên trì và trí nhớ tốt, việc học CMLL đầy đủ là lựa chọn thích hợp giúp bạn cải thiện kĩ năng Rubik của mình.

 

Nhánh 2: Học 2 look CMLL - thực hiện lật góc trước sau đó thực hiện tiếp hoàn vị góc.

Nếu bạn là người chơi mới bắt đầu tiếp cận với Rubik nâng cao, chưa sẵn sàng học CMLL đầy đủ, thì lời khuyên của mình là bạn nên tiếp cận với 2 look CMLL trước. Ưu điểm là số công thức học ít hơn, dễ hình dung, quan sát hơn, nhưng tất nhiên nhược điểm là chậm hơn CMLL đầy đủ. 

Xem thêm: Công thức 2look CMLL 

CMLL đầy đủ bao gồm 42 trường hợp khác nhau và được chia thành 8 nhóm dựa vào vị trí hiện tại của mặt vàng ở mỗi góc. Ở đây, mỗi trường hợp sẽ có ít nhất 2 công thức để giải, trong đó công thức có tô đậm là công thức được cho là nhanh nhất. Tất nhiên, tùy vào kĩ năng của bạn, bạn có thể thấy một số công thức dễ thực hiện.

Trước tiên, nhìn vào mặt U, và quan sát vị trí của các màu vàng để lựa chọn công thức phù hợp.

Định hướng và hoán vị 4 góc mặt U (CMLL) 0

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu trước về CMLL đầy đủ và cập nhật về 2 look CMLL trong bài viết sắp tới. Trong quá trình đọc các công thức, nếu bạn gặp khó khăn trong việc các kí tự Rubik, xem qua bài viết Tổng hợp các kí hiệu cần biết khi xoay Rubik.

3. Nhóm O

Tất cả các mặt vàng đều ở mặt U.

O1: Adjacent Swap - Hoán vị liền kề.

Nhận biết: Một cặp góc đúng vị trí, đặt hai góc đó ở mặt L. Cần hoán đổi hai góc ở mặt R với nhau.

O2: Diagonal Swap - Hoán vị chéo

Nhận biết: Không có góc nào đúng vị trí. Cần hoán đổi các góc chéo nhau cho nhau.

 Nhóm O 0

4. Nhóm H

Các mặt vàng đều không ở lớp U mà nằm trên hai mặt đối diện nhau. Cầm Rubik sao cho chúng ở 2 mặt F và B.

H1: Columns- Hai hàng dọc

Nhận biết: Trên mặt U, ta thấy có hai cặp màu theo hàng dọc. Ví dụ như hình dưới, ta thấy hai cặp màu cam bên trái và đỏ bên phải.

H2: Rows - Hai hàng ngang

Nhận biết: Trên mặt U, ta thấy có hai cặp màu theo hàng ngang. Ví dụ như hình dưới, ta thấy hai cặp màu xanh lá cây phía trên và xanh da trời phía dưới.

H3: Column - Một hàng dọc

Nhận biết: Trên mặt U, ta thấy có một cặp màu theo hàng dọc, ta cầm Rubik sao cho nó nằm ở bên phải R. Ví dụ như hình dưới, ta thấy  cặp màu đỏ trên mặt U ở bên phải.

H4: Row - Một hàng ngang

Nhận biết: Trên mặt U, ta thấy có một cặp màu theo hàng ngang, ta cầm Rubik sao cho nó nằm ở dưới . Ví dụ như hình dưới, ta thấy  cặp màu đỏ trên mặt U, đặt nó ở dưới, giao với F.

 Nhóm H 0

5. Nhóm Pi

Nhóm này bao gồm các trường hợp: Không có mặt vàng nào ở U. Hai màu vàng ở cùng một mặt và hai mặt vàng còn lại ở hai mặt bên, đối diện nhau. 

Cầm Rubik sao cho, cặp cạnh vàng ở mặt R, hai mặt còn lại ở F và B.

Bao gồm 6 công thức:

Pi1 - Right bar - Hai hàng dọc

Nhận biết: Trên mặt U, ta thấy có hai cặp màu trên hai hàng dọc.

Right Bar

Nhận biết: Trên mặt U, ta thấy có một cặp màu của cùng một màu trên cùng một hàng dọc, Cặp đó nằm bên phải của mặt U.

Pi2 - Left Bar

Nhận biết: Trên mặt U, ta thấy có một cặp màu của cùng một màu trên cùng một hàng dọc, Cặp đó nằm bên trái của mặt U.

Pi3- Back Slash

Nhận biết: Trên mặt U, ta thấy có một cặp màu của cùng một màu trên cùng một đường chéo. Một mặt ở góc trên bên trái, một mặt ở góc dưới bên phải.

Pi4 - Forward Slash

Nhận biết: Trên mặt U, ta thấy có một cặp màu của cùng một màu trên cùng một đường chéo. Một mặt ở góc dưới bên trái, một mặt ở góc trên bên phải.

Pi5 - X Checkerboard

Nhận biết: Trên mặt U, ta thấy có hai cặp màu trên hai đường chéo.

Pi6 - Columns

Nhận biết: Trên mặt U, ta thấy có hai cặp màu trên hai hàng dọc.

Nhóm Pi 0

6. Nhóm U

Nhóm này bao gồm 6 trường hợp khi có hai cặp màu vàng ở 2 mặt, cặp một ở mặt U, cặp 2 ở mặt B. Các cặp này tạo với nhau thành hình như chữ U.

Nhóm U 0

7. Nhóm T

Nhóm T 0

8. Nhóm S

Nhóm S 0

9. Nhóm As

Nhóm As 0

10. Nhóm L

Nhóm L 0

 

Như vậy, bạn đã hoàn thành xong việc Định hướng và hoán vị 4 góc mặt U (CMLL) của phương pháp Roux Method.  Hãy tập làm thật trơn tru và gần như không dừng lại cho đến khi hoàn thành bước 3.

Nếu mọi thứ đã ổn thì bạn hãy bước sang Bước 4: Hoàn thiện 6 cạnh còn lại để hoàn thành Rubik (Last six edge - LSE)

2020/03/14 - 7k lượt xem
30 lượt thích, 13 lượt không thích
Chia sẻ bài viết
Bài viết liên quan
Viết bình luận
Có 4 bình luận
Nguyễn Việt Hùng
4 năm
Cho mình hỏi I là cạnh nào
Thủ thuật chơi Channel
Admin
4 năm
Hi bạn. l là chữ viết thường của L. Khi viết chữ cái in thường như r, l, u, d, f,b : tức là ngoài lớp ngoài cùng ra, ta cần phải xoay cả lớp kế của nó ( là 1 trong 3 lớp E, M, S). Vậy khi viết l, tức là bạn xoay cả 2 lớp L và lớp giữa ( lớp giữa lớp L và R).
Vuhoai Anh
4 năm
Thuthuatchoi ơi sao ko có bước 4 của Roux method vậy, mk ko ấn vào bc 4 đc
Thủ thuật chơi Channel
Admin
4 năm
Hi. Bước 4 nay mình mới up nha. Tầm đầu giờ chiều bạn vô coi lại nhé.