Giải Rubik nâng cao - Bước 4: Hoàn thiện 6 cạnh cuối cùng (Last six edge - LSE) theo Roux Method
Như đã nói trong bài trước, mặc dù hầu hết những Cuber nhanh nhất thế giới đều sử dụng CFOP, nhưng vẫn có một nhóm người giải Roux cực kỳ tài năng và tốc độ không hề thua kém. Nếu bạn muốn học giải Rubik nâng cao bằng Roux Method thì hãy tham khảo chuỗi các bài viết dưới dây của Thủ thuật chơi nhé.
Phần
1
Về Phương pháp Roux nói chung
Các bước giải Rubik nâng cao theo phương pháp Roux bao gồm 4 bước sau:
Bước 1: Tạo một khối 1x2x3 bất kì ( First Block - FB)
Xem thêm: Hướng dẫn giải Bước 1- First Block của Roux Method
Bước 2: Tạo một khối 1x2x3 thứ hai (Second Block - SB)
Xem thêm: Hướng dẫn giải Bước 2 - Second Block theo Roux Method
Bước 3: Định hướng và hoán vị 4 góc mặt U (CMLL)
Xem thêm: Hướng dẫn giải Bước 3 - CMLL của Roux Method
Bước 4: Hoàn thiện 6 cạnh còn lại để hoàn thành Rubik (Last six edge - LSE)
Bước 4.1: Định hướng cạnh (Edge Orientation - EO)
Bước 4.2: Giải cạnh UL và UR (ULUR).
Bước 4.3: Giải tâm và cạnh mặt M để hoàn thành Rubik (Last Four Edge - L4E)
Xem thêm: Hướng dẫn giải Bước 4 - LSE của Roux Method
Như vậy, sau khi giải xong Bước 3, bạn đã có một khối Rubik được giải hoàn thành 2 khối 1x2x3 và 4 góc của mặt cuối cùng. Như vậy hiện tại Rubik chỉ 6 mảnh cạnh cuối cùng chưa được giải.
Trong bài viết này mình tiếp tục giới thiệu với các bạn ước 4: Hoàn thiện 6 cạnh còn lại để hoàn thành Rubik (Last six edge - LSE) của phương pháp Roux.
Xem thêm: Giới thiệu chung về phương pháp Roux.
Phần
2
Bước 4: Hoàn thiện 6 cạnh còn lại để hoàn thành Rubik (Last six edge - LSE)
Mục tiêu của bước 4 đó là giải hoàn thành 6 cạnh còn lại của khối Rubik, bao gồm 4 cạnh của mặt U và 2 cạnh mặt trước và sau của mặt D để hoàn thành việc giải Rubik.
Thực tế, 3 bước đầu tiên của phương pháp Roux là khá đơn giản nhưng bước cuối cùng này sẽ là một thử thách lớn! Bước 4 được chia ra thành 3 bước nhỏ:
Bước 4.1: Định hướng cạnh (Edge Orientation - EO)
Bước 4.2: Giải cạnh UL và UR (ULUR).
Bước 4.3: Giải tâm và cạnh mặt M để hoàn thành Rubik (Last Four Edge - L4E)
Phần
3
Bước 4.1: Định hướng cạnh (Edge Orientation - EO)
Mục tiêu của bước 4.1 đó định hướng các cạnh chính xác. Như ban đầu khi mới giải, mặt U và mặt D của chúng ta mặc định cuối cùng sẽ lần lượt là mặt màu vàng và mặt màu trắng. Vậy một cạnh được coi là đã định hướng chính xác nếu như các mặt vàng/ trắng của nó hướng lên mặt U hoặc hướng xuống mặt D. Lưu ý: Kể cả cạnh có mặt màu trắng, đáng nhẽ ra sẽ ở lớp D, nhưng hiện tại đang ở lớp U thì cũng chỉ cần lật lên mặt trắng hướng mặt U là được.
Trong số 6 cạnh còn lại, số lượng các cạnh cần lật luôn luôn là số chẵn: 0, 2, 4, 6. Trên hình ảnh của Thủ thuật chơi sẽ có một cạnh là cạnh DB bị khuất ở phía sau, do đó từ số lượng các hình chưa lật đang nhìn thấy, bạn có thể suy đoán ra tình trạng của cạnh DB là cần lật/ hay không cần lật, để chọn lựa công thức cho chính xác nhé!
Sẽ có tổng cổng 9 công thức cho tất cả các trường hợp có thể xảy ra, chỉ sử dụng xoay M và U. Dưới đây, các công thức sẽ được kí hiệu theo dạng X/Y, trong đó X là số cạnh cần lật ở mặt U/ Y là số cạnh cần lật ở mặt D và Cạnh màu xám là cạnh cần lật.
Lưu ý: Nếu Rubik của bạn không giống 1 trong 9 trường hợp dưới đây, hãy sử dụng phép quay U cho đến khi xuất hiện một trạng thái tương đồng.
Xem thêm: Các kí hiệu cần nhớ khi xoay Rubik.
Trường hợp 3/1
M' U M'
y2 mirror ( tức khi xoay khối Rubik 3/1 theo y2), công thức trên sẽ chuyển thành là: M U M
Hai công thức này sẽ sử dụng rất nhiều trong quá trình giải các trường hợp còn lại, do sau khi thực hiện 1 số công thức đầu, chúng sẽ trở về dạng 3/1. Cụm công thức này mình sẽ đặt trong dấu ngoặc ()
Trường hợp 1/1
M' U M U (M U M)
hoặc
M' U M U y2 (M' U M')
Trường hợp 2/0 kề nhau
M’ U M’ U2 (M’ U M’)
Trường hợp 2/0 đối nhau
M' U M U' (M' U M')
Trường hợp 2/2 kề nhau
M2 U' (M' U M')
Trường hợp 2/2 đối nhau
M U2 M' U2 (M U M)
hay M U2 M' U2 y2 (M' U M')
Trường hợp 4/0
M' U2 M' U2 (M' U M')
Trường hợp 0/2
M U M U' (M U M)
hoặc M U M U' y2 (M' U M')
Trường hợp 4/2
R U' r' U' M' U r U r'
Phần
4
Bước 4.2: Giải cạnh UL và UR (ULUR).
Mục tiêu của bước 4.2 đó là giải 2 cạnh UL và UR, tức giải hoàn thành mặt trái L và mặt phải R.
Tương tự như bước 4.1, ở bước này, chúng ta cũng chỉ được phép sử dụng các phép quay M/M’, U/U’ mà thôi. Ở bước 4.2, bạn sẽ phải tiến hành tự nghiệm theo các hướng dẫn sau:
a) Quan sát khối Rubik, kiểm tra xem 2 cạnh vàng đúng UL và UR đang nằm ở đâu trên khối Rubik. Thực hiện phép xoay U hoặc M cần thiết để đưa 2 cạnh vàng này vào hai vị trí chéo nhau nhau trên lớp M. Tức: ở UF và DB hoặc ở UB và DR.
Lưu ý: vẫn phải đảm bảo mặt vàng đang hướng lên hoặc hướng xuống.
b) Dùng M/M’ để đưa 1 trong 2 cạnh này xuống mặt D ( sao cho mặt vàng hướng ra F hoặc B).
c) Rồi sử dụng U2 để đưa hai cạnh vàng đối diện nhau trên cùng lớp F hoặc B.
d) Dùng M/M’ để đưa cặp cạnh vàng này xuống mặt D.
e) Dùng U/U’ để để xoay ngang mặt U, sao cho tại mặt F, 2 viên góc tầng 3 khác màu với viên cạnh tầng 1. Ví dụ: ở đây là 2 viên góc màu Xanh dương, còn viên cạnh tầng 1 là màu xanh lá.
f) Dùng M2 hoặc M2’ để đưa 2 viên UL và UR về mặt U để hoàn thành.
Phần
5
Bước 4.3: Giải 4 cạnh còn lại (Last Four Edge - L4E)
Sau tất cả các bước trên, Rubik của bạn đã gần như hoàn thành. Mục tiêu của bước 4.3 đó là giải 4 cạnh cuối cùng để hoàn thành khối Rubik, đó là các cạnh của lớp M.
Thực ra bước này rất dễ xác định, vì vậy bạn sẽ có thể thực hiện các động tác đúng ngay lập tức . Bạn chỉ cần sử dụng các bước xoay E2, M2 and U2 và hoàn toàn có thể tự nghiệm được.
- Đầu tiên: Dùng phép xoay M/ M’ để điều chỉnh lớp M nếu cần thiết.
- Dùng một công thức trong 4 công thức sau để giải: U2 M U2, U2 M’ U2 , U2 M2 U2 và E2 M E2 trường hợp cuối cùng này có thể hơi khó khăn, nhưng chỉ mất 1 giây và bạn có thể dự đoán trước khi kết thúc 4b).
Ví dụ:
Phần
6
Tối ưu hóa Bước 4
Tùy thuộc vào vị trí của 2 cạnh UL và UR, bạn có thể rút ngắn việc giải bước 4 của Roux Method. Phương pháp này gọi là EOLR, viết tắt của Edge Orientation Left (and) Right. Mục tiêu của phương pháp này nó là gộp hai bước 4.1 và 4.2 vào với nhau.
Chỉ có khoảng 60 trường hợp để ghi nhớ vì nhiều trường hợp bị loại do tính đối xứng, và những trường hợp này đều trực quan.
Thủ thuât chơi sẽ giới thiệu với các bạn trong một bài viết sắp tới.
Hãy trở thành người bình luận đầu tiên