Tổng hợp các kí hiệu cần nhớ khi chơi Rubik
Trong quá trình tìm hiểu cách chơi Rubik, chắc chắn các bạn sẽ bắt gặp và cần nắm bắt rất nhiều kí hiệu khác nhau. Đặc biệt là các bạn đang muốn nâng cao khả năng giải Rubik nhanh thì thông thường cần phải tìm hiểu cả các bài , video tiếng Anh, do đó nếu không nắm được kí hiệu khi chơi thì sẽ gặp khó khăn rất nhiều. Vì vậy, Thủ thuật chơi hôm nay sẽ dành hẳn 1 bài viết để giới thiệu với các bạn về các Kí hiệu cần nhớ trong khi chơi Rubik nhé.
Phần
1
Quy ước kí hiệu về các mặt của Rubik 3x3
Kí hiệu trong chơi Rubik giống như 1 loại ngôn ngữ giúp cho bạn có thể đọc được các hướng dẫn xoay một cách dễ dàng. Việc thống nhất các ký hiệu nhằm giúp các bạn có thể xem thêm các cách giải trong nhiều tài liệu khác. Vì vậy, để chơi được Rubik giỏi, việc nhớ các kí hiệu Rubik là điều bắt buộc. Trong đó, mình sẽ chia sẽ kĩ hơn cho các bạn các quy ước kí hiệu của Rubik 3x3x3 do tính phổ biến của loại Rubik này.
Khối Rubik 3x3x3 có 6 mặt, chúng được ký hiệu theo tên viết tắt của các mặt này trong tiếng Anh.
Các kí hiệu các mặt
Đại diện bởi các từ viết tắt bao gồm R , L , U, D, F, B cụ thể xem tại hình dưới:
Lưu ý, việc các mặt màu nào được coi là R hay L hay U là tùy thuộc vào cách cầm nắm Rubik của bạn trên tay.
Các kí hiệu các lớp
M: Là lớp nằm giữa mặt trái - L và mặt phải R
E: Là lớp nằm giữa hai mặt trên - U và mặt dưới D
S: Là lớp nằm giữa mặt trước - F và mặt sau B
Ví dụ: tại hình phía trên, đây là cách xoay M.
Cách xoay M | Cách xoay E | Cách xoay S |
Phần
2
Quy ước kí hiệu về cách xoay các mặt và lớp của Rubik 3x3
- Khi viết chữ cái ở mục 1 in hoa như R L U D F B E M S ... : có nghĩa là ta tiến hành xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Đối với Rubik 3x3, đó là 1 lớp, đối với Rubik 4x4 là 2 lớp...
Ví dụ đây là U - cách xoay U theo chiều kim đồng hồ
- Khi viết các chữ cái với dấu ‘ hoặc chữ i đằng sau như R’ L’ U’ D’ F’ B’ E’ M’ S’ hoặc Ri Li Ui Di : ta xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.
- Khi viết chữ in hoa và thêm số 2 đằng sau các kí hiệu như R2 L2 U2 D2 F2 B2 E2 M2 S2: ta xoay các mặt tương ứng 180 độ ( chiều nào cũng được ).
Ví dụ: khi gặp công thức B tức là xoay mặt B 90 độ theo chiều kim đồng hồ thì ta phải để mặt B hướng về phía mình rồi mới xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Các mặt khác cũng tương tự.
- Khi viết chữ cái in thường như r, l, u, d, f,b : tức là ngoài lớp ngoài cùng ra, ta cần phải xoay cả lớp kế của nó ( là 1 trong 3 lớp E, M, S).
Ví dụ: Đây là cách xoay d , xoay đồng thời 2 lớp dưới cùng theo chiều kim đồng hồ ( Lớp D và lớp E)
Phần
3
Quy ước về cách xoay cả khối
Phép quay này không dùng để giải khối Rubik nhưng chúng ta vẫn cần sử dụng chúng để định hướng lại cách cầm khối Rubik và thực hiện các công thức cho chính xác. Những động tác này có thể được thực hiện theo 2 hướng hoặc quay đôi. Các kí hiệu bao gồm: x, y, z
x - xoay toàn bộ khối lập phương trên mặt R (thực hiện di chuyển R mà không giữ hai lớp còn lại hay xoay R cùng 2 lớp kế M và L )
y - xoay toàn bộ khối lập phương trên U ( xoay U và 2 lớp kế theo E và D)
z - xoay toàn bộ khối lập phương trên F ( xoay F và 2 lớp kế theo S và B)
Xoay toàn bộ khối có thể được đánh dấu bằng chữ thường hoặc chữ hoa và cũng áp dụng quy ước về dấu phẩy ' để chỉ quay ngược chiều kim đồng hồ và thêm số 2 để chỉ quay 180 độ như khi quay lớp.
Cách xoay x | Cách xoay y | Cách xoay z |
Phần
4
Quy ước kí hiệu đối với Rubik 4x4
Đối với Rubik 4x4:
- Khi viết chữ cái in thường như r, l, u, d, f,b : tức xoay lớp liền trong mặt có chữ cái hoa tương ứng. Ví dụ : r là lớp liền trong của mặt R
- Thêm w: được hiểu là quay 2 lớp ngoài cùng và bên cạnh cùng lúc. Ví dụ:
Fw2 tức xoay lớp F và lớp bên cạnh nó 1 góc 180 độ.
2-3Fw3
3Fw | Fw |
- Các kí hiệu xoay 2 lớp giữa bao gồm:
M: Là lớp nằm giữa mặt trái - L và mặt phải R
E: Là lớp nằm giữa hai mặt trên - U và mặt dưới D
S: Là lớp nằm giữa mặt trước - F và mặt sau B
Phần
5
Quy ước kí hiệu đối với Rubik N x N (N>4)
Ký hiệu của khối Rubik 3x3x3 cũng áp dụng cho các hình khối lớn hơn, nhưng do các khối này có nhiều lớp khác nhau, nên cần bổ sung những kí hiệu hỗ trợ như:
- Thêm số thứ tự lớp trước chữ cái chỉ mặt.
Ví dụ: 2F là lớp ở mặt trước, ở bên trong, vị trí thứ 2 ( liền kề với mặt F)
- Thêm chỉ số nhỏ dưới chữ cái chỉ mặt.
Ví dụ: F2 là chỉ cả hai lớp mặt trước, tức bao gồm lớp F và 2F. Đây còn được gọi là cách quay sâu.
- Ngoài ra, đối với các khối một khối lập phương lớn , thêm số phía trước chữ cái mặt và thêm chữ w vào sau để thể hiện phép quay sâu.
Ví dụ:
3Fw được hiểu là ba lớp mặt trước.
Khi đó, 3Fw2 - được hiểu là xoay 180 độ ba lớp phía trước trên một khối lập phương lớn.
Phần
6
Quy ước về các viên Rubik
Có loại viên Rubik trên khối Rubik: viên trung tâm, viên cạnh và viên góc.
- Viên trung tâm: Chỉ có một mảnh trung tâm thuộc về mỗi mặt, vì vậy chúng ta đánh dấu chúng bằng chữ in hoa của mặt mà nó thuộc về.
Ví dụ: F đánh dấu mảnh trung tâm phía trước.
- Viên cạnh: Một viên cạnh được xác định bởi hai mặt mà nó thuộc về.
Ví dụ: FU là viên cạnh ở mặt trước bên trên.
- Viên góc: Một viên góc được mô tả bởi ba mặt quanh nó.
Ví dụ: FRU là viên Góc trên cùng bên phải.
Ngoài ra, trong quá trình đọc, tìm hiểu các cách chơi Rubik, bạn sẽ có thể thấy 1 số từ ngữ viết tắt như WF, OH, Cube, Cuber... Vậy tìm hiểu thêm các Thuật ngữ cơ bản trong Rubik nhé.
Có 46 bình luận