Hướng dẫn cách chơi trò chơi Bộ đội hành quân
Trò chơi bộ đội hành quân là một trong những trò chơi vận động dành cho các bé thuộc độ tuổi mầm non (khoảng 4 tuổi trở lên) chơi. Trò chơi thiên hướng về việc giúp các bé biết vượt qua các thử thách mà giáo viên đặt ra thông qua việc chui qua hầm, leo cầu, chạy, nhảy qua vật cản,... để về đích. Điều đó giúp các bé tăng sức bền, dẻo dai và sự kiên trì. Không chỉ vậy, trò chơi còn được tổ chức chơi theo đội nhóm, giúp các bé hình thành thói quen làm việc nhóm sao cho hiệu quả, tạo ra những mối quan hệ giữa các bạn nhỏ thêm gắn bó, khăng khít hơn. Cụ thể trò chơi diễn ra như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Phần
1
Chuẩn bị trước khi chơi
Người chơi
Trò chơi thường được tổ chức theo từng nhóm nhỏ, số lượng người chơi có thể lên đến 30 người tham gia
Không gian trò chơi
Trò chơi cần được tổ chức ở những nơi rộng rãi, sạch sẽ và an toàn đối với người chơi. Một số địa điểm có thể đáp ứng điều kiện đó là sân trường, lớp học,...
Dụng cụ chơi
- Cầu tuột (có thể dàn dựng hoặc có sẵn ở trong trường). Nếu tổ chức ngay tại lớp học thì có thể làm mô phỏng bằng hình vẽ, xếp đồ vật làm cầu,...
- Vòng chui cao khoảng 50cm (3 – 5 cái dùng để làm “hầm”) hoặc dùng thùng phi đường kính 50cm thay vòng chui.
Phần
2
Cách chơi trò chơi Bộ đội hành quân
Luật chơi
Đội nào có tất cả thành viên đều vượt qua thử thách và thành viên cuối cùng về đích nhanh nhất sẽ là đội giành chiến thắng
Cách chơi
Giáo viên chia số lượng trẻ tham gia chơi thành các nhóm với mỗi nhóm có từ 3-5 thành viên. Sau khi phổ biến hình thức chơi cho các bé, giáo viên cho các nhóm xếp theo hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu của cô, một thành viên của mỗi nhóm sẽ bắt đầu vượt qua thử thách bằng việc bò chui qua “hầm” (vòng chui) leo “đồi” (cầu tuột) chạy, nhảy qua “chiến hào” rồi chạy về vạch xuất phát. Sau đó sẽ chạy xuống cuối hàng để chờ đến lượt sau của mình.
Khi trẻ số thứ nhất bò hết đường “hầm”, thì trẻ thứ hai sẽ bắt đầu bò. Khi trẻ thứ nhất leo “đồi” thì trẻ thứ 3 bắt đầu bò vào đường “hầm” và cứ tương tự với những trẻ thứ 4,5,6,...
Do cầu tuột đặt cách nhau và đặt ở khắp sân nên trẻ có thể chạy đến bất cứ cầu tuột nào, nếu cầu tuột ở sau “chiến hào” thì trẻ có quyền nhảy qua “chiến hào” rồi mới chạy đến cầu tuột.
Sân trường có bao nhiêu cầu tuột thì cho từng đó trẻ chạy cùng lúc. Giáo viên có thể làm số “hầm” bằng với số cầu tuột.
Hãy trở thành người bình luận đầu tiên