Hướng dẫn cách chơi trò chơi Cảm xúc của bé

Hướng dẫn cách chơi trò chơi Cảm xúc của bé

Trò chơi cảm xúc của bé là một trong những trò chơi vận động dành cho các bé từ 5 tuổi trở lên. Trò chơi giúp trẻ phân biệt và nhận dạng được một số các trạng thái biểu hiện cảm xúc vui, buồn, sung sướng, tức giận, ngạc nhiên, chán ghét,... để từ đó các bé sẽ biết thể hiện đúng trạng thái cảm xúc trong từng trường hợp xảy ra với trẻ. Không chỉ vậy, việc vui chơi sinh hoạt như vậy sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn, vui vẻ và hoạt bát hơn. Chi tiết trò chơi như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!

1. Chuẩn bị trước khi chơi

Người chơi

Trò chơi cần nhiều trẻ tham gia để thêm đông vui hơn. Số lượng người chơi thường dao động từ 5-20 trẻ nam nữ
 
 

Không gian chơi

Trò chơi vận động nên sẽ cần sử dụng những nơi có không gian rộng rãi, sạch sẽ và an toàn cho người chơi. Địa điểm lý tưởng để tổ chức có thể là lớp học, sân trường hoặc bãi cỏ trong khu vực trường học,..
 

Dụng cụ chơi

Các hình ảnh, cắt tranh bằng bìa với các hình vẽ các khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc như vui, buồn, phấn khởi (thoải mái), tức giận (không hài lòng).

Chuẩn bị trước khi chơi 0

2. Cách chơi trò chơi Cảm xúc của bé

Luật chơi

Để úp các bức tranh. Cho trẻ lên rút bức tranh. Trẻ rút phải hình vẽ chứa kiểu cảm xúc nào thì phải thể hiện trạng thái cảm xúc đó. Các trẻ còn lại có trách nhiệm quan sát xem bạn mình thể hiện trạng thái cảm xúc gì và thể hiện có đúng không.
 
 

Cách chơi

- Vẽ từ 3-5 vòng tròn với mỗi vòng tròn biểu thị cho một khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc (buồn, vui, tức giận, bình thản ...).
- Giáo viên cùng trẻ tự do làm các động tác vận động của thỏ (con vật bất kỳ mà các bé yêu thích và có bài hát liên quan đến càng tốt) hoặc cầm tay nhau cùng hát: "Trên bãi cỏ, các chú thỏ, tìm rau ăn, thỏ ngoan, vâng lời mẹ, mẹ thỏ khen, thỏ rất vui". Khi cô dừng lại và hỏi: "Thỏ con cảm thấy thế nào nhỉ?" thì tất cả trẻ phải tìm thấy vòng tròn có khuôn mặt biểu tượng cho cảm xúc của thỏ con. Tương tự như vậy với các cảm xúc buồn, phấn khởi, ngạc nhiên, chán ghét,...
- Ngoài ra cô có thể cho trẻ thể hiện cùng lúc các trạng thái cảm xúc khác nhau bằng cách hỏi trẻ thích thể hiện trạng thái cảm xúc nào. Sau đó bật nhạc cho trẻ vận động theo ý thích. Khi kết thúc bài hát, trẻ phải chạy nhanh về vòng tròn có khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc đã chọn trước đó.
- Trẻ nào không về kịp phải đứng ngoài vòng tròn hoặc đứng sai chỗ thì phải nhảy lò cò một vòng.

Cách chơi trò chơi Cảm xúc của bé 0

2022/04/13 - 2k lượt xem
Bài viết liên quan
Viết bình luận
Chưa có bình luận nào