Hướng dẫn cách chơi trò chơi Hãy xếp theo thứ tự
Trò chơi Hãy xếp theo thứ tự là trò chơi vận động dành cho các trẻ mầm non từ 4 tuổi trở lên. Thông qua trò chơi, các bé sẽ được củng cố hiểu biết của trẻ về quá trình chăm sóc và phát triển của thực vật, củng cố biểu tượng về số và phép đếm. Phát triển ở trẻ khả năng phán đoán,nâng cao trí tưởng tượng sáng tạo từ đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc; Giáo dục trẻ tình cảm xã hội. Chi tiết trò chơi được Thủ thuật chơi trình bày dưới đây!
Phần
1
Chuẩn bị trước khi chơi
Người chơi
Trò chơi với sự tham gia của cả lớp cùng nhau chơi và thường được giáo viên chia thành nhiều nhóm nhỏ để thi đua
Không gian chơi
Trò chơi cần được tổ chức ở những nơi rộng rãi, sạch sẽ và an toàn cho các bé.
Chuẩn bị
- Mỗi đội khi tham gia chơi đều có một bộ tranh về quá trình phát triển của các loại thực vật khác nhau và chăm sóc chúng (ví dụ: tranh gieo hạt, tranh chăm sóc cây cảnh, tranh cây ra hoa, kết quả, tranh hái quả, tranh mang quả biếu bà...).
- Bộ số đếm 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- Bảng gài gắn xung quanh lớp.
- Phần thưởng dành cho đội chiến thắng.
Phần
2
cách chơi trò chơi Hãy xếp theo thứ tự
Cách 1
Cô để các bức tranh (gieo hạt, chăm sóc, ra hoa, quả chín) vào trong một cái rổ. Sau đó, cô yêu cầu trẻ hãy xếp các bức tranh theo trình tự phát triển của cây sao cho phù hợp nhất
Cách 2
Cô gắn tất cả các bức tranh lên bảng và không theo trật tự nào (theo chiều dọc). Yêu cầu trẻ xếp lại cho đúng thứ tự, tìm số và gắn vào bên cạnh bức tranh theo trình tự phát triển của cây.
Sau khi tất cả các đội chơi thực hiện xong, cô cho đại diện của từng nhóm lần lượt nói về sự phát triển của cây mà đội mình vừa thực hiện.
Cách 3
Nâng cao mức độ khó của hai cách chơi trên bằng cách cho trẻ tiếp tục trò chơi "Thi ai đoán giỏi". Cô nói với trẻ: "Sau các bức tranh ở đây, cô còn có các bức tranh khác nữa. Bây giờ các con hãy tiếp tục suy nghĩ và đoán xem đó là bức tranh gì? Các con tự suy nghĩ kết quả trong đầu và không nói cho bạn khác biết. Cô sẽ phát cho mỗi bạn một đến hai tờ giấy để các con vẽ bức tranh con dự đoán vào tờ giấy."
Cô sẽ viết các ý tưởng dự đoán của trẻ vào mặt sau của tờ giấy. Khi trẻ đã vẽ xong, cô cho trẻ chia sẻ ý tưởng cho nhau. Cô đưa bức tranh của cô ra cho tất cả trẻ cùng xem (tranh vẽ bé gái hái táo đỏ mang đến biếu bà) tranh sản phẩm chế biến từ quả. Trẻ nào đưa ra ý tưởng hay, cô thưởng cho một quả gì đó hoặc một chiếc kẹo.
Sau khi đã chơi xong, cô và trẻ lại tiếp tục chơi "Thi kể chuyện giỏi". Cô và trẻ cùng nhau tạo ra các câu chuyện dựa vào các bức tranh đã xếp theo thứ tự. Ngoài ra, hình thức chơi "Kể chuyện nối tiếp", trẻ này kể nối trẻ kia và cô sẽ là người ghi lại câu chuyện của trẻ.
Hãy trở thành người bình luận đầu tiên