Hướng dẫn cách chơi Trò chơi máy bay

Trò chơi máy bay là một trò chơi vận động dành cho các bé trong độ tuổi mầm non. Từ trò chơi, giáo viên có thể hỗ trợ được các bé trong việc phát triển các kỹ năng như là nói những câu từ đơn giản, tạo dáng theo máy bay, tập phân biệt và gọi tên được các bộ phận của máy bay. Ngoài ra, giáo viên có thể lồng ghép thêm các đồ vật khác như đèn báo giao thông để từ đó giúp trẻ có ý thức hơn về luật lệ an toàn giao thông. Chi tiết trò chơi sẽ diễn ra như thế nào, hãy tiếp tục theo dõi cùng Thủ thuật chơi nhé!

Phần 1
Chuẩn bị trước khi chơi

Người chơi

Trò chơi thường được các giáo viên mầm non tổ chức cho các bé độ tuổi 4-5 tuổi chơi với số lượng người tham gia chơi từ 5-15 bé và không phân biệt trai gái.
 
 

Không gian chơi

Đây là trò chơi tập thể nên sẽ cần tổ chức chơi ở những nơi rộng rãi, sạch sẽ và an toàn cho các bé. Địa điểm thường được tổ chức là lớp học, sân trường, bãi cỏ,...
 
 

Dụng cụ chơi

- Mô hình hoặc tranh ảnh máy bay
- Băng nhạc, máy hát (nếu có) để gia tăng không khí vui nhộn.

Chuẩn bị trước khi chơi 0

Phần 2
Cách chơi Trò chơi máy bay

Luật chơi

- Người chơi phải xuất phát và dừng lại theo đúng hiệu lệnh
- Người nào không thực hiện đúng phải ra ngoài và sẽ không được chơi lượt chơi đó
 
 

Cách chơi

- Giáo viên (quản trò) sẽ làm phi công, các bạn còn lại làm máy bay.
- Khi giáo viên ra hiệu lệnh : “Máy bay cất cánh” thì tất cả phải chạy xung quanh khu vực chơi, hai tay dang sang ngang đồng thời nghiêng người sang 2 bên, bắt chước kiểu máy bay liệng và miệng kêu : “u u u”
- Khi giáo viên ra hiệu lệnh: “Máy bay hạ cánh” thì tất cả phải chạy chầm chậm rồi dừng lại.

* Trường hợp: Giáo viên dùng đèn pin làm hiệu lệnh

- Khi trẻ đã chơi thành thạo thì thay vì giáo viên phải hô to thì có thể dùng đèn pin làm hiệu lệnh cho bé:

+  “Bật đèn” được hiểu là máy bay xuất phát, trẻ đi từ từ và 2 tay giơ sang ngang.
+ “Nháy đèn” thì trẻ chạy 2 tay giơ ngang, nghiêng người sang 2 bên bắt chước máy bay liệng, miệng kêu : “ u u u”
+ “Tắt đèn”, trẻ ngừng lại.

- Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng mô hình đèn hiệu giao thông để ra hiệu lệnh:

“Đèn xanh”, thì máy bay xuất phát, trẻ đi từ từ, 2 tay giơ sang ngang, nghiêng người sang 2 bên, bắt chước máy bay liệng, miệng kêu : “u u u”.
+ “Đèn vàng”, trẻ đi chậm lại chuẩn bị hạ cánh.
“Đèn đỏ”, trẻ phải đứng lại ngay, máy bay hạ cánh và chưa được tiếp tục bay.
 

Chú ý: Trong khi chơi trẻ thường sôi nổi và hăng hái quá đà. Giáo viên cần nhắc và để ý tránh trẻ đụng phải nhau, dễ gây tai nạn.

Cách chơi Trò chơi máy bay 0

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Cảm ơn bạn đã đánh giá! Hy vọng chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng hơn trong lần tới.
Bài viết liên quan

Có 1 bình luận

Bình luận bài viết.
Mxsaiful MX Saiful
2 tuần trước
Saiful 18
Bình luận Hướng dẫn cách chơi Trò chơi máy bay
Thủ thuật chơi Channel
2 tuần trước
Dựa trên nội dung bài viết, mình trả lời bình luận của Saiful như sau: **"Chào Saiful! Trò chơi máy bay này rất đơn giản và bổ ích cho trẻ mầm non. Mình tóm tắt cách chơi dựa trên bài viết nhé:** 1. **Chuẩn bị:** - **Người chơi:** 5-15 bé 4-5 tuổi (không phân biệt trai/gái). - **Không gian:** Nơi rộng rãi, an toàn như sân trường, lớp học. - **Dụng cụ:** Mô hình/tranh máy bay, đèn pin hoặc đèn giao thông (để dạy luật ATGT), nhạc nền (nếu có). 2. **Luật chơi:** - Bé nào không tuân theo hiệu lệnh (cất cánh/hạ cánh) sẽ bị loại lượt chơi đó. 3. **Cách chơi:** - **Cơ bản:** - Cô giáo hô **"Máy bay cất cánh"** → Bé chạy, dang tay sang ngang, nghiêng người, kêu *"u u u"*. - Cô hô **"Máy bay hạ cánh"** → Bé chạy chậm rồi dừng hẳn. - **Nâng cao (dùng đèn):** - **Đèn pin:** *Bật đèn* → Bay chậm; *Nháy đèn* → Bay nhanh + kêu "u u u"; *Tắt đèn* → Dừng. - **Đèn giao thông:** *Đèn xanh* → Bay; *Đèn vàng* → Bay chậm; *Đèn đỏ* → Dừng hẳn. **Lưu ý:** Giáo viên cần canh chừng để bé không va vào nhau. Trò này giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, nhận biết bộ phận máy bay, và học luật giao thông qua tín hiệu đèn. Bạn có thể xem ảnh minh họa và chi tiết hơn trong bài viết gốc nhé! 😊"** --- *Giải thích ngắn:* - Câu trả lời dựa hoàn toàn vào thông tin từ bài viết (độ tuổi, dụng cụ, luật chơi, cách chơi cơ bản & biến thể). - Nhấn mạnh yếu tố giáo dục (ATGT, phát triển kỹ năng) như bài gốc đề cập. - Ngôn ngữ thân thiện, tóm gọn ý chính để phù hợp với bình luận của người dùng (18 tuổi).
13
Thích
1
Bình luận
Trang chủ
Video
Chia sẻ

Trả lời

Chọn ảnh