Hướng dẫn cách chơi trò chơi Thỏ đổi chuồng
Trò chơi vận động là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển thể chất và trí tuệ. Thông qua các trò chơi vận động, trẻ sẽ trở lên tự tin, tăng khả năng tìm tòi khám phá và thích nghi tốt hơn với môi trường sống xung quanh. Hôm nay, cùng Thủ Thuật Chơi tìm hiểu một trong số trò chơi vận động phổ biến cho trẻ mầm non, đó là “Thỏ đổi chuồng” thông qua bài viết dưới đây.
Phần
1
Chuẩn bị trước khi chơi
Không gian chơi
Trò chơi Thỏ đổi chuồng là trò chơi vận động, có các hoạt động chạy, nhảy vì vậy nên chơi trên mặt phẳng không có chướng ngại vật. Diện tích chơi rộng hay hẹp phụ thuộc vào cách chơi và số lượng người tham gia chơi. Địa điểm lí tưởng để chơi Thỏ đổi chuồng là sân trường, sân chơi, lớp học mầm non.
Người chơi
Trò chơi Thỏ đổi chuồng phù hợp với tất cả mọi người, cả nam và nữ, mọi lứa tuổi khác nhau. Càng đông càng vui. Tuy nhiên để đảm bảo yếu tố trật tự, dễ quản lí, nên chơi tối đa từ 20-30 trẻ cùng lúc.
Mũ Thỏ
Chuẩn bị 10-15 mũ thỏ bằng giấy. Tùy theo số lượng trẻ chơi, số mũ thỏ lớn hơn 1/3 số trẻ.
Bài thơ, bài hát về Thỏ
Trò chơi Thỏ đổi chuồng gắn liền với các bài hát, bài thơ về loài Thỏ. Vì vậy trước khi chơi, nên chuẩn bị sẵn một số bài thơ, bài hát về Thỏ để làm lời dẫn khi chơi. Tham khảo ở mục phía dưới.
Phần
2
Cách chơi Thỏ đổi chuồng
Chia Thỏ và Chuồng
- Chọn một người chơi đóng vai trò là Quản trò
- Chọn nhiều hơn 1/3 số trẻ tham gia làm Thỏ và số trẻ còn lại ( ít hơn ⅔ số trẻ tham gia) làm chuồng.
- Cứ hai trẻ làm chuồng sẽ cầm tay nhau, tượng trưng cho chuồng thỏ.
- Số trẻ làm Thỏ được chia mũ Thỏ để phân biệt. Số Thỏ sẽ nhiều hơn số chuồng.
Tổ chức chơi
Những con thỏ đi kiếm ăn, vừa đi vừa hát hoặc đọc thơ về con thỏ ở bên ngoài các chuồng thỏ.
Khi nghe hiệu lệnh “Trời tối” hoặc “Trời mưa” của Quản trò, thì các con thỏ phải thật nhanh tìm cho mình một cái chuồng để chui vào. Con thỏ nào chậm chạp sẽ không có chuồng.
Khi có hiệu lệnh của người điều khiển là “Đổi chuồng”, tất cả thỏ phải đổi chuồng - nghĩa là phải chạy từ chuồng này sang chuồng khác. Trong lúc này những con "thỏ" chưa có chuồng phải nhanh chóng tìm lấy một chuồng mà vào. Thỏ nào chậm không có chuồng nghĩa là phải đứng ngoài, thì sẽ tiếp tục tìm chuồng mới (khác trong lần chơi sau).
Trò chơi cứ thế tiếp tục. Qua một thời gian, đổi những em làm "chuồng" thành "thỏ" và ngược.
Lưu ý:
- Khi có lệnh, bắt buộc các chú " thỏ" phải rời chuồng cũ để chuẩn bị tìm chuồng mới
- Các em đứng làm chuồng không được gây khó khăn trong lúc "thỏ" đi tìm chuồng.
Phần
3
Bài hát, bài thơ về Thỏ
1. Bài thơ "Thỏ Trắng"
Mắt đỏ hồng
Lông trắng muốt
Tai dài dài
Đuôi ngắn tẹo
Chú Thỏ Trắng
Ôm cà-rốt
Chạy đi chơi
Thỏ Trắng ơi
Ngoan, ngoan nhé!
2. Thỏ con và mặt trăng
Thỏ chạy, trăng chạy
Thỏ đứng, trăng dừng
Thỏ con ngẩng mặt
Nhìn trăng lạ lùng:
- “Trăng ơi! Có phải
Trăng cũng có chân?”
3. Bài thơ " Tình bạn"
Hôm nay đến lớp
Thấy vắng thỏ nâu
Các bạn hỏi nhau
Thỏ đi đâu thế?
Gấu liền vội kể
Thỏ bị ốm rồi
Nào các bạn ơi
Đi thăm thỏ nhé
Gấu tôi mua khế
Khế ngọt lại thanh
Mèo tôi mua chanh
Đánh đường mát ngọt
Hươu mua sữa bột
Nai sữa đậu nành
Chúc bạn khỏe nhanh
Cùng nhau đến lớp
Học tập thật tốt
Xứng đáng trò ngoan
Trò giỏi kết đoàn
Xứng tình bè bạn
Hãy trở thành người bình luận đầu tiên