Hướng dẫn cách chơi trò chơi Xếp hình tiếp sức
Trò chơi xếp hình tiếp sức là một trò chơi vận động thường dành cho các bé từ 4-5 tuổi trở lên. Tham gia trò chơi, các bé được cùng nhau thi đua sôi nổi, mỗi bạn sẽ có rất nhiều ý tưởng về những hình đồ vật, sự vật theo ý riêng của bản thân rồi từ đó tìm kiếm những hình khối có sẵn để lắp ghép ra đồ vật đó. Trò chơi giúp các bé nhận biết và vận dụng được những hình khối đơn giản như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật tạo ra những sản phẩm độc đáo. Không chỉ vậy, việc cùng các thành viên lắp ghép hình khối sẽ giúp các bạn ấy biết cách hoạt động nhóm, biết liên kết với nhau để tạo ra sản phẩm có ý nghĩa. Chi tiết trò chơi như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Phần
1
Chuẩn bị trước khi chơi
Người chơi
Trò chơi cần nhiều người tham gia chơi, khoảng 20 bạn và thường được chia thành 4 nhóm để thi đấu
Không gian chơi
Địa điểm chơi nên lựa chọn những nơi rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho người chơi vì các bé thường phải di chuyển nhiều lần
Dụng cụ chơi
Bìa carton được cắt thành nhiều hình dạng (hình vuông, hình tròn, hình thoi, tam giác, chữ nhật...) với nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau.
Phần
2
Cách chơi trò chơi Xếp hình tiếp sức
Luật chơi
Các đội thi nhau lựa chọn các mẫu hình dạng bằng carton để xếp thành những hình có ý nghĩa.
Cách chơi
Giáo viên chia số lượng người chơi thành từng nhóm nhỏ, khoảng 3,4 nhóm với mỗi nhóm có từ 5-7 thành viên
Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu. Mỗi đội cử 1 trẻ lên chọn bất kì các hình dạng nào để xếp thành các hình có ý nghĩa. Mỗi trẻ thực hiện trong khoảng 1- 2 phút. Khi nghe cô giáo nói "Thay người" thì trẻ dừng việc lắp ghép lại rồi chạy về đội, trẻ khác trong đội chạy lên tiếp tục lắp ghép. Trẻ tiếp theo này có thể chọn xếp tiếp hình của bạn hoặc xếp hình khác.
Ví dụ:
Bạn đầu tiên của đội “Hoa mặt trời” có ý định ghép thành hình tàu hỏa. Vậy là trong 2 phút bạn ấy sẽ tìm mọi hình chữ nhật để ghép thành chiếc tàu hỏa. Hết giờ thì bạn thứ hai sẽ lên ghép và bạn đầu tiên sẽ về vị trí. Bạn thứ hai có thể chọn việc hoàn thiện tàu hỏa của bạn thứ 1 hoặc tự nghĩ ra hình bản thân muốn ghép để thực hiện. Cứ lần lượt như vậy cho đến khi cô giáo báo trò chơi kết thúc. Giáo viên tổng kết xem mỗi đội có bao nhiều hình có ý nghĩa. Đội nào được nhiều hình nhất sẽ giành chiến thắng
Lưu ý:
Giáo viên nên cho trẻ giải thích thêm những hình lạ mắt để hiểu thêm ý trẻ, đồng thời để tất cả người chơi cùng quyết định xem đâu là hình có ý nghĩa. Ví dụ: Bé có thể giải thích bé xếp ông mặt trời màu xanh do ông mặt trời bị bệnh vì mấy ngày trước trời cứ mưa.
Hãy trở thành người bình luận đầu tiên