Giải  OLL (57 công thức)  - Tạo mặt vàng trên đỉnh khối Rubik phương pháp CFOP (Fridrich )

Giải OLL (57 công thức) - Tạo mặt vàng trên đỉnh khối Rubik phương pháp CFOP (Fridrich )

Như ở bài trước đã đề cập, phương pháp Fridrich (CFOP) hiện tại là phương pháp phổ biến nhất mà các người chơi Rubik trên thế giới đang sử dụng nhằm nâng cao tốc độc xoay Rubik. Cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu chuỗi bài viết liên quan đến việc sử dụng CFOP vào quá trình giải Rubik 3x3 nhé.

1. Về Phương pháp Fridrich nói chung

Về Phương pháp Fridrich nói chung 0

Phương pháp Fridrich bao gồm 4 bước là

Bước 1: White Cross - Làm dấu cộng nâng cao

Bước 2: First two layers ( F2L) - Giải đồng thời tầng 1 và 2

Bước 3: Orienting the last layer ( OLL) - Định hướng lớp cuối cùng

Bước 4: Permutate the last layer ( PLL) - Hoán vị lớp cuối cùng

Như vậy sau khi giải xong 2 bước đầu tiên là Giải Cross dấu cộng nâng cao và Giải F2L - tầng 1 và tầng 2 của Rubik, chúng ta sẽ có một khối Rubik đã hoàn thành xong cả 2 tầng. Khi đó chúng ta chỉ cần giải tầng cuối cùng. Tầng cuối cùng của Rubik được giải qua 2 bước. Ở bài viết này Thủ thuật chơi giới thiệu với bạn về Bước 3: Định hướng lớp cuối cùng (OLL)

2. 57 công thức của bước giải OLL - Định hướng lớp cuối cùng của phương pháp Fridrich.

Để giải lớp cuối cùng của Rubik, trước tiên cần xoay lớp màu vàng - là lớp cần giải lên trên. Mục tiêu của bước này là chúng ta sẽ hoàn thành lớp màu vàng, nhưng không cần quan tâm đến việc đúng với màu của các mặt bên. 

Ở bước này, sẽ có 57 thuật toán cần phải ghi nhớ. Nếu bạn thấy như vậy là nhiều quá, thì bạn có thể tham khảo phương pháp OLL 2look với chỉ 10 thuật toán cần nhớ, nhưng tất nhiên là chậm hơn.

Xem thêm : Hướng dẫn giải OLL bằng OLL 2 Look

Nếu gặp khó khăn trong quá trình đọc hiểu các kí tự dưới đây, bạn tham khảo thêm Bài viết: Tổng hợp các kí hiệu cần nhớ khi chơi Rubik.

57 công thức của bước giải OLL này thường được chia thành các nhóm. Nếu xem qua trên mạng, bạn sẽ thấy có rất nhiều phiên bản khác nhau của 57 công thức OLL. Sở dĩ là vậy vì mỗi trường hợp OLL không chỉ có một cách giải. Người ta thường nhóm các công thức với nhau thành các phiên bản, sao cho chúng dễ học, dễ nhớ nhất.

Vì vậy, trong bài viết này, Thủ thuật chơi sẽ giới thiệu với bạn một số phiên bản khác nhau của công thức OLL để bạn có thể tiện nghiên cứu và chọn lựa phương pháp tốt nhất.

3. 57 công thức OLL - Phiên bản 1

Phiên bản 2 của 57 công thức OLL được cung cấp bởi trang Ruwix.com , được chia thành 14 nhóm theo hình dạng của mặt màu vàng.

Trong đó, một số công thức được đánh dấu () và màu đỏ, đó là những công thức được áp dụng thường xuyên, dễ dàng sử dụng fingertrick.

 

Nhóm OLL 1:  Mặt cuối có dạng các Dot - Chấm

57 công thức OLL - Phiên bản 1 0

Nhóm OLL 2: Mặt cuối có dạng Line

57 công thức OLL - Phiên bản 1 1

Nhóm OLL 3: Mặt cuối có dạng dấu cộng - Cross

57 công thức OLL - Phiên bản 1 2

Nhóm OLL 4: Mặt cuối có 4 góc

57 công thức OLL - Phiên bản 1 3

Nhóm OLL 5: Mặt cuối có dạng Hình _|

57 công thức OLL - Phiên bản 1 4

Nhóm OLL 6: Mặt cuối có dạng Hình |_

57 công thức OLL - Phiên bản 1 5

Nhóm OLL 7: Mặt cuối có dạng Hình ¯|

57 công thức OLL - Phiên bản 1 6

Nhóm OLL 8: Mặt cuối có dạng Hình |¯

57 công thức OLL - Phiên bản 1 7

Nhóm OLL 9: Mặt cuối có dạng C

57 công thức OLL - Phiên bản 1 8

Nhóm OLL 10: Mặt cuối có dạng L

57 công thức OLL - Phiên bản 1 9

Nhóm OLL 11: Mặt cuối có dạng P

57 công thức OLL - Phiên bản 1 10

Nhóm OLL 12: Mặt cuối có dạng T

57 công thức OLL - Phiên bản 1 11

Nhóm OLL 13: Mặt cuối có dạng W

57 công thức OLL - Phiên bản 1 12

Nhóm OLL 14: Mặt cuối có dạng Z

57 công thức OLL - Phiên bản 1 13

4. 57 công thức OLL - Phiên bản 2

Phiên bản 2 của 57 công thức OLL được cung cấp bởi trang speedcubereview.com, được chia thành 4 nhóm lớn theo số cạnh được giải và chia thành các nhóm nhỏ hơn theo số góc.

Một số công thức được đóng trong dấu () như (R U R' U') ( hay còn gọi là Sexy move) và (R' F R F') hay còn gọi là "sledgehammer" , là các công thức phổ biến hay gặp. 

Kèm theo đó là Tips để học các công thức có tính chất tương tự hoặc là Mirror của nhau.

 

Nhóm OLL 1: Không có cạnh nào được giải

57 công thức OLL - Phiên bản 2 0

 

Nhóm OLL 2: Các cạnh đã giải Hình chữ L

Không có góc nào được giải

 57 công thức OLL - Phiên bản 2 1

 

1 Góc được giải

57 công thức OLL - Phiên bản 2 2

 

2 Góc được giải

57 công thức OLL - Phiên bản 2 3

 57 công thức OLL - Phiên bản 2 4

 

4 Góc được giải

 57 công thức OLL - Phiên bản 2 5

Nhóm OLL 3: Các cạnh đã giải Ngang dọc

Không có góc nào được giải

57 công thức OLL - Phiên bản 2 6

 

1 Góc được giải

57 công thức OLL - Phiên bản 2 7

 

2 Góc được giải

57 công thức OLL - Phiên bản 2 8

 

4 Góc được giải

57 công thức OLL - Phiên bản 2 9

 

Nhóm OLL 4: 4 cạnh được giải

Thực chất đây chính là tất cả các công thức định hướng góc của OLL 2-look

57 công thức OLL - Phiên bản 2 10

 

 

5. Một số lời khuyên khi học OLL

1. Nên học mỗi ngày nên học từ 1 đến 2 công thức: việc học cùng lúc nhiều công thức sẽ khiến bạn bị rối. Lời khuyên là hãy chỉ nên học tối đa 2 công thức một ngày, nhưng tập luyện đi tập luyện lại trong một thời gian dài. Khi nhớ 1 công thức mới thì vẫn cần ôn lại các công thức cũ. 

2. Học các cụm công thức tương tự nhau như T, P, ... trong các lần gần nhau.

3. Nên học OLL 2 Look và PLL trước khi học OLL: nếu cảm thấy việc học OLL đầy đủ với 57 công thức là khó khăn. Bạn hãy thử học OLL đơn giản là OLL 2 Look với chỉ 10 công thức. 

Xem thêm: Công thức giải Rubik OLL 2 Look.

4. Nên nhớ 1 số cụm hay lặp lại như [ R U R' U' ]: trong công thức sẽ có một số cụm được đánh dấu ngoặc màu đỏ, đó là các cụm công thức thường được lặp lại. Hãy hoc bằng cách nhóm 1 số công thức để tiện thực hiện và ghi nhớ.

Như vậy, sau bước thứ 3, chúng ta sẽ được 1 khối Rubik hoàn thành được 2 lớp đầu tiên và mặt cuối cùng. Nếu như may mắn, các mặt cạnh của mặt cuối cùng sẽ về đúng vị trí của chúng, vậy thì Xong, bạn đã hoàn thành xong khối Rubik.

Tuy nhiên, phần lớn thì sau bước số 3, các mặt cạnh cần phải điều chỉnh lại để đúng màu với các ô giữa các bên. Do đó cần đến bước 4 - Hoàn vị lớp cuối cùng.

Xem lại 1 số bài viết sau nếu như bạn còn chưa hiểu:

Tổng quan Hướng dẫn xoay Rubik 3x3x3 nâng cao theo phương pháp Fridrich

Bước 1 - Hướng dẫn giải Cross ( dấu cộng) nâng cao - Bước 1 của phương pháp Fridrich

Bước 2 -Hướng dẫn giải First two layers ( F2L) nâng cao - phương pháp Fridrich

Bước 4: Permutate the last layer ( PLL) - Hoán vị lớp cuối cùng

2019/08/19 - 167k lượt xem
Bài viết liên quan
Viết bình luận
Có 47 bình luận
Nguyen Dinh Bao An
5 tháng
Bạn thủ thuật chơi ơi, kí hiệu x' là gì vậy ạ? Mình không hiểu! Mình đang giải 4x4.
Thủ thuật chơi Channel
Admin
5 tháng
Hi bạn. x, y,z là phép quay cả khối. x - xoay toàn bộ khối lập phương trên mặt R (thực hiện di chuyển R mà không giữ hai lớp còn lại hay xoay R cùng 2 lớp kế M và L ). x' thì là quay ngược lại. Bạn xem chi tiết hơn ở bài viết sau: https://thuthuatchoi.com/tong-hop-cac-ki-hieu-can-nho-khi-choi-rubik.html#content-2
Nguyen Dinh Bao An
5 tháng
Kí hiệu x' là gì?
Nguyen Dinh Bao An
5 tháng
haha
Nguyễn Tiến
8 tháng
cho mình hỏi I là kí hiệu của cách xoay nào v bạn
Thủ thuật chơi Channel
Admin
7 tháng
Hi bạn. I là chữ L viết thường nhé. Khi viết chữ cái in thường như r, l, u, d, f,b : tức là ngoài lớp ngoài cùng ra, ta cần phải xoay cả lớp kế của nó ( là 1 trong 3 lớp E, M, S). Chi tiết bạn xem tại bài viết sau: https://thuthuatchoi.com/tong-hop-cac-ki-hieu-can-nho-khi-choi-rubik.html
Thanh Phong Nguyễn
một năm
Phần 3 57 công thức OLL - Phiên bản 1 Phiên bản 2 của 57 công thức OLL được cung cấp bởi trang Ruwix.com , được chia thành 14 nhóm theo hình dạng của mặt màu vàng. Phần này là phiên bản 1 nhé
Văn Tuấn Lê
2 năm
Bản chất của việc giải rubik là nhớ tất cả công thức đúng không ạ?
Thủ thuật chơi Channel
Admin
2 năm
Thực tế có thể coi là vậy bạn ạ. Nhưng về sâu xa là xuất phát từ khả năng nhanh nhạy, tính toán và tư duy logic. Vì công thức đều do quá trình các cuber tự nghiệm từ quá trình nghiên cứu của mình.