Giải PLL 3x3 ( 21 công thức) phương pháp CFOP (Fridrich) - Rubik nâng cao

Giải PLL 3x3 ( 21 công thức) phương pháp CFOP (Fridrich) - Rubik nâng cao

Như ở bài trước đã đề cập, phương pháp Fridrich hiện tại là phương pháp phổ biến nhất mà các người chơi Rubik trên thế giới đang sử dụng nhằm nâng cao tốc độc xoay Rubik. Trong chuỗi bài viết về giải Rubik nâng cao bằng CFOP, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Bước cuối cùng của CFOP, đó là Bước 4: Giải Permutate the last layer ( PLL) hay hoán vị lớp cuối cùng.

1. Về Phương pháp Fridrich (CFOP) nói chung

Phương pháp Fridrich hay phương pháp CFOP bao gồm 4 bước là:

Về Phương pháp Fridrich (CFOP) nói chung 0

Bước 1: White Cross - Làm dấu cộng nâng cao

Bước 2: First two layers ( F2L) - Giải đồng thời tầng 1 và 2

Bước 3: Orienting the last layer ( OLL) - Định hướng lớp cuối cùng

Bước 4: Permutate the last layer ( PLL) - Hoán vị lớp cuối cùng

 

Như vậy sau khi qua 3 bước Giải dấu cộng nâng cao, Giải tầng 1 và 2 và Định hướng lớp cuối cùng, chúng ta sẽ được 1 khối Rubik hoàn thành được 2 lớp đầu tiên và mặt cuối cùng. Nếu như may mắn, các mặt cạnh của mặt cuối cùng sẽ về đúng vị trí của chúng, vậy thì Xong, bạn đã hoàn thành xong khối Rubik.

Tuy nhiên, phần lớn thì sau bước số 3, các mặt cạnh cần phải điều chỉnh lại để đúng màu với các ô giữa các bên. Do đó cần đến bước 4 - Hoàn vị lớp cuối cùng.

2. Permutate the last layer ( PLL) - Hoán vị lớp cuối cùng

Bước thứ 4 và cũng là bước cuối cùng của phương pháp Fridrich nâng cao đó là hoán vị của lớp cuối cùng ( PLL). Mục tiêu của bước này là hoán vị lại các mảnh lớp cuối cùng để đảm bảo các mảnh cạnh trùng màu với các viên trung tâm cạnh và hoàn thành giải khối Rubik.

 

Ở bước này chúng ta cần lưu ý 1 số kí hiệu sau:

X, Y ( x,y) là các phép quay cả khối Rubik

u: là hai lớp cuối cùng

Xem thêm Tổng hợp các kí hiệu cần nhớ khi chơi Rubik

 

Trước tiên, hãy tự xoay lớp trên cùng để tự căn chỉnh được càng nhiều mảnh càng tốt, sau đó bạn tiến hành thực hiện theo 1 trong số 21 thuật toán dưới đây.

Nếu cảm thấy việc nhớ các thuật toán như vậy là quá nhiều, bạn nên thử phương pháp PLL 2look. Phương pháp này chỉ cần nhớ 6 thuật toán, nhưng dĩ nhiên là mất thêm nhiều thời gian hơn. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách giải PLL bằng PLL 2look

Ở đây, để dễ dàng định dạng các thuật toán, mình sẽ đặt tên cho các thuật toán, chúng khác nhau ở hình dạng các dấu chấm. Dấu chấm đại diện cho các mảnh lớp cuối cùng. Các dấu chấm được hoán vị cho nhau sẽ được liên kết bằng các dấu nối  -

Ví dụ: tham khảo thuật toán A1, có hình khối Rubik thực tế như sau:

Permutate the last layer ( PLL) - Hoán vị lớp cuối cùng 0

Các mảnh cần hoán vị lại là 3 mảnh góc được kí hiệu bằng 3 dấu chấm. Và 3 mảnh này sẽ hoán vị đổi chỗ cho nhau, nên ta liên kết chúng bởi các dấu gạch và tạo được hình như mô tả ở dưới.

Permutate the last layer ( PLL) - Hoán vị lớp cuối cùng 1

Cách xoay theo thuật toán A1 lần lượt qua các bước như sau:

Permutate the last layer ( PLL) - Hoán vị lớp cuối cùng 2

 

3. 21 công thức giải PLL 3x3

Dưới đây là tổng hợp 21 công thức  PLL mà bạn cần nắm rõ để giải bước cuối cùng của phương pháp Fridrich (CFOP) như sau:

21 công thức giải PLL 3x3 0

21 công thức giải PLL 3x3 1

21 công thức giải PLL 3x3 2

21 công thức giải PLL 3x3 3

 

Xem lại 1 số bài viết sau nếu như bạn còn chưa hiểu:

Tổng quan Hướng dẫn xoay Rubik 3x3x3 nâng cao theo phương pháp Fridrich

Bước 1 - Hướng dẫn giải Cross ( dấu cộng) nâng cao - Bước 1 của phương pháp Fridrich

Bước 2 - Hướng dẫn giải First two layers ( F2L) nâng cao - phương pháp Fridrich

Bước 3 - Hướng dẫn giải Orienting the last layer ( OLL ) nâng cao - phương pháp Fridrich

 

Ngoài phương pháp giải Rubik nâng cao bằng CFOP, bạn có thể tìm hiểu thêm về các phương pháp giải Rubik nâng cao khác, trong đó phương pháp Roux là một trong số những phương pháp phổ biến thứ 2. Cùng tìm hiểu Cách giải Rubik nâng cao bằng Roux Method

2019/08/19 - 155k lượt xem
Bài viết liên quan
Viết bình luận
Có 28 bình luận
Mai Phu
2 năm
X và X' xoay như nào vậy?
Thủ thuật chơi Channel
Admin
2 năm
x, x' là phép quay cả khối. Bạn tham khảo tại : https://thuthuatchoi.com/tong-hop-cac-ki-hieu-can-nho-khi-choi-rubik.html#content-2
Bùi Văn Nhật
2 năm
Cho mình hỏi cái trường hợp j1 sao giải mà cứ sai v ạ
Đặng Quang Khánh
2 năm
mik thấy xoay M' rất dễ nhưng xoay M rất khó thì phải lm sao ???
Thủ thuật chơi Channel
Admin
2 năm
Hi bạn. Bạn có thể tham khảo Finger Trick cho xoay M tại bài viết dưới đây nhé: https://thuthuatchoi.com/finger-tricks-cach-xoay-rubik-nhanh-hon.html#content-3
Vêu Tó
3 năm
Trường hợp này của mình thì áp dụng3 A1 hay A2? Mình quay kiểu nào thấy cũng như cũ
Thủ thuật chơi Channel
Admin
3 năm
Bạn gắn ảnh lại mình coi nha !
Nguyễn Tím
3 năm
Trường hợp A1 mình có công thức dễ thuộc hơn là l" UR"D2RU"R"D2R2
Vêu Tó
3 năm
Cho mình hỏi trường hợp A1 đó là hoán vị các góc theo chiều kim đồng hồ hay ngược lại vậy? Mình nghĩ thay vì để dấu chấm nên để mũi tên có phải dễ hiểu hơn ko.
Thủ thuật chơi Channel
Admin
3 năm
Hi bạn. Trường hợp này là hoán đổi theo chiều kim đồng hồ nha. Vị trí dấu chấm là điểm cuối di chuyển ( hay chính là đầu mũi tên, nếu bạn muốn hiểu là dạng mũi tên). TH A1 cũng có ví dụ ở cuối phần 2 : https://thuthuatchoi.com/huong-dan-giai-permutate-the-last-layer-pll-nang-cao-phuong-phap-fridrich.html#content-2