Cách chơi trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây

Rồng rắn lên mây là trò chơi dân gian gắn với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp, có liên quan đến nghi thức cầu mưa của cư dân nông nghiệp: “Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nắc/ Có nhà khiển binh/ Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không…” . Trò chơi này hiện vẫn được vẫn rất được yêu thích tại các trường mẫu giáo hoặc trong các buổi team building ngoài trời. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Cách chơi và việc tổ chức trò chơi Rồng rắn lên mây.

Phần 1
Chuẩn bị trước khi chơi

Trước khi chơi trò chơi Rồng rắn lên mây, cần chuẩn bị các yếu tố sau đây:

Người chơi tham gia

Trò chơi Rồng rắn lên mây thực tế không giới hạn số người tham gia.Tuy nhiên, số lượng người chơi nên trong khoảng từ 6 đến 8 người chơi để trò chơi được thú vị nhất và thoải mái chạy nhảy mà không bị xô đẩy nhiều. Ngoài ra cần có một thành viên đứng ra làm người quản trò.

Dụng cụ sử dụng

Về cơ bản, trò chơi Rồng rắn lên mây không cần sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nào. Tuy nhiên trò chơi lại gắn liền với bài hát Đồng dao. Vì vậy trong trường hợp người chơi chưa thuộc bài hát Đồng dao thì nên chuẩn bị sẵn bản in lời Đồng dao để người chơi dễ thực hiện.

Địa điểm tổ chức

Chọn địa điểm có diện tích tương đối rộng và bằng phẳng để người chơi có thể chơi thoải mái mà không gặp phải cản trở hoặc nguy hiểm khi chơi. Có thể chọn sân trường, sân chơi tập thể, bãi biển, sân bóng…

Chuẩn bị trước khi chơi 0

Phần 2
Cách tổ chức trò chơi Rồng rắn lên mây

Trước khi bắt đầu trò chơi 

Các thành viên tham gia sẽ chọn ra một người đóng vai trò là Thầy thuốc bằng cách oẳn tù tì. 

Những thành viên còn lại sẽ làm “rồng rắn” bằng cách chọn ra một người đi đầu. Trong thường người đứng đầu cần là thành viên lớn nhất, khỏe nhất hoặc nhanh nhẹn nhất.

Các thành viên còn lại sẽ túm đuôi áo nhau lần lượt hoặc tay ôm lưng lấy nhau.

Bắt đầu trò chơi

Thầy thuốc đứng cố định tại một vị trí. Được gọi là Nhà thầy thuốc.

Đoàn Rồng rắn bám đuối nhau đi theo người đi đầu,  đi lượn vòng vèo, vừa đi vừa đọc bài đồng dao:

Rồng rắn lên mây

Có cây núc nắc

Có nhà hiển binh

Thầy thuốc có nhà hay không?

Khi hát đến chữ “không” cuối cùng thì cũng là lúc đầu của đoàn rồng rắn đứng ngay trước mặt Thầy thuốc và cả rồng rắn dừng lại, chăm chú xem Thầy thuốc nói gì.

Nếu Thầy thuốc trả lời: 

Không. Thầy thuốc đi chợ rồi ! ( Hoặc đi chơi, đi vắng nhà…)

Thì đoàn Rồng rắn lại tiếp tục vừa đi vừa hát, cho đến khi Thầy thuốc trả lời là Có

Từ đó, Thầy thuốc và đoàn Rồng rắn cùng nhau đối đáp.

 Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu?

- Rồng rắn: Rồng rắn đi lấy thuốc cho con

- Thầy thuốc: Con lên mấy?

- Rồng rắn: Con lên một

- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

- Rồng rắn: Con lên hai

- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

- Rồng rắn: Con lên ba

- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

- Rồng rắn: Con lên bốn

- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

- Rồng rắn: Con lên năm

- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

- Rồng rắn: Con lên sáu

- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

- Rồng rắn: Con lên bảy

- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

- Rồng rắn: Con lên tám

- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

- Rồng rắn: Con lên chín

- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

- Rồng rắn: Con lên mười

- Thầy thuốc: Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu

- Rồng rắn: Cùng xương cùng xẩu.

- Thầy thuốc: Xin khúc giữa.

- Rồng rắn: Cùng máu cùng me.

- Thầy thuốc: Xin khúc đuôi

- Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi.

Khi đối thoại với Thầy thuốc, đoàn Rồng rắn có thể không nhất thiết phải trả lời tuần tự từ 1 đến 10 mà có thể trả lời ngắt quãng tuổi: 1-3-5-7-... cho ngắn thời gian đối thoại.

Khi hô đến “ Tha hồ mà đuổi” , Thầy thuốc đuổi bắt đoàn Rồng rắn, trẻ đứng đầu dang tay cản Thầy thuốc, Thầy thuốc tìm mọi cách để bắt được " khúc đuôi" (tức là chạm vào được trẻ cuối cùng). Nếu Thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì bạn khúc đuôi bị loại khỏi cuộc chơi. Nếu Rồng rắn bị đứt khúc ( nhiều bạn cùng bị rời ra khỏi đoàn ) hoặc bị ngã thì cũng bị xem như là thua. Và các bạn này cũng bị loại ra khỏi trò chơi.

Các ván chơi tiếp theo

Trò chơi lại bắt đầu chơi lại từ đầu nhưng lúc này đoàn Rồng rắn không bao gồm các bạn bị loại. Trò chơi tiếp tục diễn ra cho đến đoàn Rồng rắn ngắn dần vì mất bạn chơi. 

Hoặc có thể chơi lại trò chơi với Thầy thuốc khác.

 

Phần 3
Biến thể bài đồng dao Rồng rắn lên mây

Để trò chơi phù hợp với hoàn cảnh chơi như chơi với trẻ thành phố, chơi trong các buổi team building công ty…, bài đồng dao của trò chơi có thể được cái biên để thú vị hơn. Chẳng hạn:

Tiến hành đặt tên hai nhóm nhân vật chơi mới như là Ông chủ ( Bà chủ ) - Đoàn rồng rắn ; Sếp - Đoàn rồng rắn …

Bài đồng dao cải biên như sau

Mở đầu

Rồng rắn lên mây cái cây xúc xắc Hỏi thăm ông chủ (hoặc bà chủ) có ở nhà không?

Câu trả lời Không

Ông chủ: Không! Ông chủ đi vắng rồi.

Hoặc Ông chủ: Không Ông chủ ông đi lượm rác.

 Rồng rắn: Trời ơi, hôi quá! (hay ngoan quá)

Ông chủ: Ông chủ đi dự sinh nhật.

Rồng rắn: Trời ơi, vui quá!

 Ông chủ: Ông chủ đi du lịch.

Rồng rắn: Trời ơi, vui quá!

Câu trả lời có

Ông chủ : Có nhà! Bọn mày đi đâu?

Rồng rắn: Đi mượn con dao với cái thớt.

 Ông chủ: Mượn để làm gì?

Rồng rắn: Để chặt cá (hoặc xúc xích).

 Ông chủ: Chặt khúc nào? 

Đầu của đoàn rồng rắn nói: Chặt khúc đầu (hoặc khúc giữa, khúc cuối)

Lúc đó ông chủ phải đuổi cho bằng được khúc mà người đầu đoàn rồng rắn nói.

 

Xem thêm cách chơi các trò chơi dân gian trên Thủ thuật chơi:

Cách chơi Chi chi chành chành

Cách chơi Nhảy lò cò

Cách chơi Trồng nụ trồng hoa

Cách chơi Mèo đuổi chuột

Cách chơi Cướp cờ

Cách chơi Kéo cưa lừa xẻ

Cách chơi Nu na nu nống

Cách chơi Bịt mắt bắt dê

Cách chơi Nhảy bao bố

Cách chơi Cá sấu lên bờ

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Cảm ơn bạn đã đánh giá! Hy vọng chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng hơn trong lần tới.
Bài viết liên quan

Có 2 bình luận

Bình luận bài viết.
hoadutu music
2 năm trước
Hay lắm ạ, những trò chơi dân gian làm nhớ về tuổi thơ quá :)
Thủ thuật chơi Channel
2 năm trước
Cảm ơn bạn. Mong bạn tiếp tục ủng hộ Website.
89
Thích
2
Bình luận
Trang chủ
Video
Chia sẻ

Trả lời

Chọn ảnh