Rubik nâng cao ZZ Method - Bước 3: Giải LL
ZZ Method thực chất là một sự kết hợp giữa phương pháp CFOP và Petrus, với mục tiêu tận dụng các ưu điểm và hạn chế nhược điểm của chúng. Tiếp tục chuỗi bài viết về Hướng dẫn giải Rubik nâng cao bằng ZZ Method, bài viết hôm nay Thủ thuật chơi sẽ hướng dẫn bạn Bước đầu tiên của phương pháp này là Bước 3: Giải LL
Phần
1
Tổng quan về ZZ Method
Như đã nói về ở bài Tổng quan Hướng dẫn giải Rubik nâng cao theo ZZ Method, ZZ Method là sự kết hợp của 2 phương pháp khá nổi tiếng là CFOP và Petrus, tập trung vào cả vào hai việc:
- Thứ nhất là giảm số bước thao tác của phương pháp CFOP
- Thứ hai là nâng cao khả năng sử dụng Finger Trick, giúp tăng tốc độ xoay.
ZZ Method bao gồm 3 bước cơ bản là:
Bước 1: Giải EOLine - Định hướng cạnh và tạo đường Line
Mục đích của Bước 1: đó là đưa Rubik vào trạng thái chỉ cần sử dụng các thuật toán L, U, R mà không sử dụng F, B hoặc D ở các bước còn lại.
Xem thêm: Giải EOLine theo ZZ Method
Bước 2: Giải F2L - Giải đồng thời tầng 1 và 2
Mục tiêu của Bước 2: đó là giải hoàn thành 2 tầng đầu tiên của Rubik cùng lúc. Khái niệm F2L chắc chắn đã khá quen thuộc với những bạn nào đã học qua CFOP.
Xem thêm: Giải F2L theo ZZ Method
Bước 3: LL - Giải lớp cuối cùng
Mục tiêu của Bước 3: là hoàn thành lớp cuối cùng của Rubik để kết thúc việc giải Rubik 3x3. Và đây cũng là cũng là bước được nhắc tới trong bài viết này.
Đây là bước cuối cùng của phương pháp giải Rubik nâng cao 3x3 theo ZZ Method. Bởi vì các cạnh đã được định hướng ở bước 1 EOLine và được bảo toàn qua bước 2 F2L, nên các cạnh của lớp cuối cùng cũng đã được định hướng. Điều này giúp cho ở bước cuối cùng sẽ có đơn giản hơn và có nhiều phương pháp để giải hơn. Có những phương pháp giải 2 - look chỉ cần khoảng 20 công thức, đến những phương pháp giải 1 - look tối đa 493 công thức.
Phần
2
Cách 1: Giải LL sử dụng OCLL/PLL
Cách dễ nhất để hoàn thành bước 3 này là sử dụng OCLL/ PLL: bao gồm việc định hướng các góc trong một bước (OCLL), sau đó hoán vị cả góc và cạnh (PLL).
Cách này giống hệt như OLL/ PLL của CFOP (OCLL thực chất là 2 look OLL), nhưng cần ít công thức OLL hơn vì tầng cuối cùng đã có sẵn dấu thập.
OCLL bao gồm 7 công thức và PLL gồm 21 công thức, tổng cộng 28 công thức cho cả hai bước. Số move trung bình là 7,93 cho OCLL và 11,21 cho PLL, như vậy trung bình cho cả hai là 19,14 move.
Nếu bạn mới bắt đầu học PLL thì 21 có thể là hơi nhiều, bạn hoàn toàn có thể giảm số lượng công thức bằng cách chia nhỏ nó ra thành 2 bước - được gọi là 2 look PLL. Nó chỉ bao gồm 7 công thức nhưng sẽ tốn thời gian hơn chút.
Công thức OCLL
(U L U' R') (U L' U' R)
R U R' U R U2 R'
R U' L' U R' U' L
(R' U L U') (R U L')
L' U' L U' L' U2 L
L' U R U' L U R'
R U R' U R U' R' U R U2 R'
y R U2 R' U' R U R' U' R U' R'
y F (R U R' U')3 F'
R U2 R2' U' R2 U' R2' U2 R
R U' L' U R' U L U L' U L
R' U L U' R U' L' U' L U' L'
R2' D' R U2 R' D R U2 R
R' U2 R F U' R' U' R U F'
F R U' R' U R U R' U R U' R' F'
L F R' F' L' F R F'
r U R' U' L' U R U' x'
r U R' U' r' F R F'
R' F' L' F R F' L F
y F' L F R' F' L' F R
Công thức PLL
Phần
3
Cách 2: Giải LL sử dụng COLL/ EPLL
Phương pháp này nhằm sử dụng COLL để định hướng và hoán vị các góc của tầng cuối chỉ với một bước, rồi sử dụng EPLL hoán vị các cạnh còn lại.
Phương pháp này được khá nhiều người ưa thích vì nó có số lần di chuyển thấp hơn OCLL/ PLL, và được một số Cuber nhận xét rằng có khả năng nhận biết trường hợp dễ dàng hơn. Chưa kể việc các cạnh đã được định hướng sẵn sau khi làm F2L xong khiến ZZ cực kỳ phù hợp với bộ công thức này.
Học COLL/ EPLL cũng là một bước trung gian rất hữu ích để học ZZLL hoặc ZBLL. COLL có 42 công thức khác nhau, EPLL chính là 4 công thức hoán vị cạnh nằm trong PLL, tổng cộng 46 cho toàn bộ Layer cuối.
COLL trung bình move là 9,78 và EPLL là 8,75. Cách này mang lại số move là 18,53 (ít hơn một chút so với OCLL/ PLL).
Công thức COLL
Phần
4
Phương pháp giải khác
Ngoài 2 phương pháp trên, chúng ta còn có số phương pháp khác như:
- OCELL/CPLL
- ZBLL: Các bộ công thức ZBLL
Hãy trở thành người bình luận đầu tiên