Ném vòng cổ vịt là một trong những trò chơi dân gian tập thể tạo được không khí chơi cực kỳ sôi động và hấp dẫn. Điểm hấp dẫn của trò chơi này chính là yêu cầu người chơi phải ném được vòng vào con vịt đang di chuyển trong vòng tròn quy định. Chính vì vậy đòi hỏi những người tham gia trò chơi phải là người khéo léo, có khả năng phán đoán chuẩn xác về cự ly ném, căn chỉnh tốc độ ném để có thể giành phần thưởng. Vậy trò chơi này diễn ra như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Rải ranh là trò chơi dân gian giúp cho thế giới xung quanh các bạn nhỏ trở nên tốt đẹp và rộng mở hơn. Trò chơi không chỉ giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu vui chơi mà còn giúp phát triển tinh thần tập thể, tình đoàn kết, chia sẻ và giao lưu học tập cùng nhiều bạn khác.
Đây cũng là cách để rèn luyện sự khéo léo của đôi tay kết hợp quan sát, phán đoán để làm sao giành chiến thắng trong khi chơi. Vậy cách chơi trò chơi rải ranh này như thế nào? Hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu chi tiết về trò chơi này nhé!
Đánh búng là một trò chơi dân gian giúp tăng cường thể chất cho người chơi. Trò chơi yêu cầu đến sử dụng đôi tay một cách linh hoạt và còn phải là đôi tay có sức lực tốt thì mới có thể làm các hạt di chuyển đi xa được. Ngoài ra trò chơi này còn giúp phát triển trí tuệ của trẻ, giúp trẻ biết cách quan sát, tính toán, khéo léo và nhanh nhạy hơn bởi khi chơi cần phải nhắm chính xác mục tiêu cần bắn để có thể ghi điểm. Chính lối chơi cạnh tranh này mà có rất nhiều bạn nhỏ hăng say chơi cùng nhau tạo nên tinh thần đoàn kết và thêm yêu quý nhau hơn.
Đập niêu đất là một trong những trò chơi dân gian quen thuộc và mang nhiều ý nghĩa của miền quê Việt Nam. Niêu đất được gọi là một đồ gốm được làm từ đất đem nung và dùng để nấu ăn. Tuy nhiên ở trò chơi đập niêu này sẽ sử dụng niêu đất cỡ nhỏ với đường kính khoảng 11cm. Trò chơi không mang đến những giây phút vui vẻ cho mọi người mà còn là một sự trải nghiệm của bản thân khi chơi bởi người chơi sẽ bị bịt mắt tạo sự hấp dẫn cho cuộc chơi. Vậy bạn đã từng được tham gia trò chơi này chưa? Nếu chưa, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu về trò chơi này nhé!
Chọi gà là một thú vui tao nhã mang đậm nét văn hóa truyền thống lâu đời của nước ta, thường diễn ra từ tháng chạp cho đến tháng tư âm lịch nhưng tổ chức nhiều nhất là vào dịp tết đến xuân về bởi trò chơi này không chỉ nhằm mục đích giải khuây hay bình luận về tài nghệ của gà mà nó còn mang ý nghĩa xem “lộc” đầu năm. Vậy thú chơi này diễn ra như thế nào? làm sao để tìm được các gà nòi để thi đấu? Hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu!
Pháo đất là một trong những trò chơi dân gian được các em nhỏ vùng nông thôn yêu thích và chơi nhiều, nhất là khi dịp lễ tết cận kề. Tương truyền trò chơi này được bắt nguồn từ sự kiện trận đánh Bạch Đằng, con voi của Trần Hưng Đạo đã bị sa lầy ở khúc sông Hóa (Thái Bình). Nhân dân vùng này đã dùng đất ném xuống để cho voi thoát lên. Từ đó để ghi nhớ về sự kiện này, nhân dân thường hay mở hội thi pháo đất và được giữ gìn cho đến ngày nay. Dưới đây là chi tiết trò chơi hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu!
Tổ tôm là một trò chơi bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam đã được cải thiện sao cho gần gũi với phong tục lối chơi của người Việt Nam. Đây được xem như thú vui của người quân tử thời bấy giờ vì sử dụng chữ Nho để ghi tên lá bài. Cũng từ đây, rất nhiều bài thơ,ca dao được sáng tác ra có ý nói về trò chơi, ví dụ như: “Làm trai biết đánh tổ tôm, uống trà Mạn Hảo, xem Nôm Thúy Kiều”. Chi tiết trò chơi như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Đánh trỏng ( hay đánh khăng) là một trò chơi dân gian rất được các bạn nhỏ khắp mọi miền đất nước Việt Nam yêu thích,đặc biệt là ở những vùng nông thôn. Trò chơi mang lại những giây phút vui vẻ sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng. Dưới đây là chi tiết trò chơi hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Chơi hóp là một trong những trò chơi dân gian nổi tiếng ở vùng đất Ninh Hoà của tỉnh Khánh Hòa. Trò chơi này không chỉ mang đến những giây phút vui vẻ bên nhau mà nó còn giúp cho người chơi tăng cường khả năng phán đoán, óc tư duy quan sát, tính toán, đo lường để làm sao giành phần thắng cuộc về bản thân. Dưới đây là chi tiết trò chơi, cùn Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Kéo chữ là một trò chơi dân gian phát triển mạnh ở đất Tam Điệp, Hoa Lư, Ninh Bình. Cho đến ngày nay, trò chơi này vẫn thu hút đông đảo các khách du lịch ghé thăm mỗi khi có dịp về chơi. Đây không chỉ là trò chơi mang lại không khí sôi động cho người xem mà nó còn được xem như một cách để bày tỏ niềm ước mong về một đất nước yên bình về một cuộc sống ấm no. Vậy trò chơi này diễn ra như thế nào hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Cướp cầu là trò chơi dân gian độc đáo và gắn liền với nghi lễ trong việc cầu mùa của cư dân vùng nông nghiệp, mong cho một năm mưa thuận gió hoà, cây trồng được bội thu như ý nguyện của người dân lao động. Hình thức chơi trò chơi này thường có hai kiểu tùy theo từng địa phương, đó là cướp cầu cạn và cướp cầu nước, trong đó số người chơi theo hình thức cướp cầu cạn thông dụng hơn. Dưới đây là trò chơi cướp cầu trên cạn được Thủ thuật chơi trình bày.
Vật cù là một trong những trò chơi dân gian độc đáo và tạo kịch tính cho người xem bởi những pha giằng co giữa các đội chơi với nhau nhằm tranh cướp được cù. Trò chơi này được tổ chức vào dịp lễ hội đền Bạch Mã vào ngày 9 và 10 tháng Giêng( tức ngày 25-26/3) tại xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương. Gắn liền với trò chơi chính là truyền thuyết Phan Đà- một vị tướng thời nhà Lê tuyển binh tướng giỏi cho Bình Định Vương Lê Lợi. Cũng bởi lẽ đó là từ xưa đến nay, vật cù được xem như nét đẹp văn hóa, món ăn tinh thần trong các dịp lễ hội của người dân Võ Liệt. Dưới đây là chi tiết về trò chơi vật cù, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Đấu vật là một trò chơi dân gian mà hiện nay vẫn được biết đến nhiều nhất ở hầu hết các tỉnh phía bắc như Trung Mầu (Gia Lâm), Vị Thanh (Vĩnh Yên) , Mai Động( Hà Nội), Đoan Hùng( Vĩnh Phúc),....tương truyền môn đấu vật này đã được bà Lê Chân- nữ tướng tiên phong của Hai Bà Trưng dùng để tuyển binh tướng. Chính vì vậy, ngày nay trò chơi này cũng được xem như là một cách để nhắc nhở lại kỉ niệm thuở xưa. Bây giờ, trò chơi này không chỉ dành cho các lễ hội của người lớn mà một số trường học đặc biệt là các trường mầm non cũng lấy trò chơi này ra để tổ chức nhằm mục đích giúp các bạn nhỏ vận động, tăng cường sức khỏe hoặc xem như một cách nhắc nhở về việc ăn uống. Chi tiết trò chơi được Thủ thuật chơi trình bày ở phần dưới đây.
Trò chơi dân gian nhún đu ( đánh đu) là một trong những trò chơi không biết đã có từ lúc nào nhưng qua các thế hệ này đến thế hệ khác đã từng ít nhất một làn được tham gia trò chơi hoặc được chứng kiến trò chơi vui nhộn này. Đây không chỉ là cách gìn giữ nét đẹp văn hóa trong các dịp lễ hội ở đất nước mình mà còn là cách để rèn luyện được sức khỏe, thử thách bản thân về độ cao mà đây còn có thể là nơi kết bạn, giao lưu hay cao hơn là tạo mối duyên tơ đẹp đẽ. Dưới đây là chi tiết trò chơi, cùng Thủ thuật chơi khám phá nhé!
Đánh roi múa mọc ( hay còn có tên khác là Đánh roi múa mộc) là một trong những trò chơi dân gian có truyền thống từ lâu và thường xuất hiện tại các hội lễ ở miền bắc và ngày nay, trò chơi này cũng được tổ chức chơi trong các dịp vui chơi giải trí của rất nhiều khu vực khác. Trò chơi này thường diễn ra vào đầu tháng giêng âm lịch khi mọi người đang trong dịp nghỉ tết. Đây không chỉ là trò chơi mang lại không khí vui tươi cho ngày tết, mang đến tiếng cười sảng khoái cho mọi người mà còn là trò chơi giúp rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai bền bỉ cực kì hiệu quả. Trò chơi này thường thu hút được rất nhiều người chơi và thường được tổ chức kết hợp cùng các trò chơi khác như đấu vật, kéo co,.. Vậy trò chơi này có gì hấp dẫn và chi tiết trò chơi này như thế nào hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu trong phần dưới đây!
Thi thả chim bồ câu là một trò chơi dân gian xuất hiện từ thời Lý và được các ông cha ta gìn giữ thú vui tao nhã này cho đến tận ngày nay. Hằng năm có rất nhiều hội thi thả chim được tổ chức vào hai mùa là mùa hạ (tháng 3-4 âm lịch) và mùa thu (tháng 7-8 âm lịch). Khu vực trung tâm hội thi thuộc khu vực Sông Hồng và một phần ở Vĩnh Phúc, Đan Phượng, Hoài Đức. Chim bồ câu là biểu tượng cho sự hòa bình-tự do, chúng có những đặc tính rất tốt như khả năng định hướng, hợp quần cao, sống theo đàn, chung thủy và nghĩa tình. Chính vì lí do đó mà người dân xem thú vui lành mạnh này như biểu tượng cho khát vọng tự do, đức tính đoàn kết thủy chung của loài người. Chi tiết trò chơi này ra sao, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Trò chơi Thi dưa là một trò chơi dân gian gắn liền với công việc đồng ruộng của người dân làng Thổ Tang, Vĩnh Tường, Phú Thọ. Đây không chỉ là cách tạo ra nét đẹp trong việc cần cù lao động mà còn giúp cho mọi người nơi đây cùng nhau có dịp nghỉ ngơi và thưởng thức trái ngon từ chính bàn tay mình làm ra. Vậy cách thức trò chơi này như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi làm rõ nhé!
Thi thơ là một trong những trò chơi dân gian được phổ biến rộng rãi thời bấy giờ trong đó, cuộc thi lớn thường được tổ chức là ở Hoa Lư (Ninh Bình) và Yên Đỗ (Hà Nam). Trò chơi này không những là cách giúp gìn giữ nếp xưa khuyến khích dân chúng trên con đường văn học mà còn mang đến niềm vui thú nho nhã cho các văn sĩ, giúp các học giả dùi mài kinh sử, đỗ đạt ở những chức cao hơn trong con đường sự nghiệp. vậy cách thức trò chơi ngày xưa tổ chức thi thơ như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Tả cáy (đánh gà) là một trò chơi dân gian rất ít người biết đến, tuy nhiên nó lại được chơi phổ biến nhất ở làng Sán Dìu thuộc vùng Thanh Lanh (Bình Xuyên). Trò chơi này không những giúp mọi người tạo ra thời gian thư giãn, sảng khoái, tạo mối quan hệ khăng khít với nhau mà còn giúp người tham gia chơi vận dụng được óc tư duy, quan sát và vận động cực kì hiệu quả bởi khi chơi cần phải quan sát để né tránh đòn tấn công của đối phương, vừa phải thể hiện sự khéo léo để điều khiển cây gậy. Trước khi chơi trò chơi này, người chơi cũng cần phải chuẩn bị một số dụng cụ như con gà làm từ tre, gỗ; chuẩn bị cây gậy và cần đào lỗ. Vậy chi tiết cách chơi trò chơi này như thế nào, hãy cùng thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Chặt cây dừa, chừa cây mỏng là một trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ trẻ ở vùng quê nông thôn. Đây là cách mà các bạn nhỏ gắn kết tình cảm khăng khít với nhau mỗi khi có dịp được tụ tập. Vậy cách thức chơi trò chơi này như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!
Chùm nụm là một trò chơi dân gian có từ lâu đời nhưng không ai biết chính xác nó được bắt nguồn từ đâu mà chỉ biết rằng chùm nụm đc biết đến qua đường truyền miệng. Khi chơi chùm nụm, không cần chia theo đội nhóm và yếu tố thắng thua phụ thuộc vào phản xạ nhanh chậm của từng cá nhân, chính vì vậy mỗi người đều phải hành động độc lập. Dưới đây là chi tiết trò chơi được Thủ thuật chơi tìm hiểu.
Thả chó là một trong những trò chơi dân gian mà ít ai biết đến. Tuy nhiên đây lại được coi là trò chơi tập thể mang đến không khí vui vẻ, sảng khoái cho các bạn nhỏ và ngày nay trò chơi này cũng được rất nhiều các trường học mầm non, tiểu học lựa chọn để tổ chức. Vậy yêu cầu và cách thức chơi của trò chơi này như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi giải đáp nhé.
Nếu như bạn đang băn khoăn không biết nên tổ chức trò chơi hoạt náo gì trong những buổi hoạt động ngoại khóa cho các em thiếu nhi thì Đúc nậm đúc nị cũng là một sự lựa chọn không tồi đấy! Trò chơi dân dân gian này vừa rèn luyện cho các em một sự phán đoán chính xác, sự nhanh nhạy của của đôi chân, cũng như là đem lại những tiếng cười, sự sảng khoái sau những giờ học căng thẳng.
Chọi cỏ gà là một trò chơi thường rất được những đứa trẻ ở vùng quê yêu thích, thực chất đây là chọi gà bằng những nhánh cỏ, sở dĩ người ta gọi kèm tên là “gà” vì cỏ ở phần ngọn phình to và lù xù như y như cái đầu của một con gà vậy. Chọi gà cỏ, một thú chơi rất lành mạnh, đặc biệt đối với trẻ mầm non lại càng tăng thêm sự hiểu biết về thiên nhiên, đem lại cảm giác vui vẻ, đối với người lớn sẽ khơi gợi lên cái hoài niệm về một tuổi thơ đã qua đi.