Giới thiệu và hướng dẫn giải Ivy Cube
1. Giới thiệu chung
Ivy Cube được thiết kế bởi Eitan Cher lấy cảm hứng từ những chiếc lá. Ivy Cube có cơ chế lỗi dựa trên cơ chế của khối Pyraminx, nhưng thực chất nó có cấu trúc giống 1 khối Skewb bị thiếu một nửa các góc của nó.
Ivy Cube bao gồm 6 màu mặt tương ứng với sáu màu, được tạo nên bởi 6 mảnh trung tâm hình lá và 4 mảnh góc.
Hiện tại Ivy Cube được sản xuất chính thức bởi QiYi MoFangGe, và là Cube đầu tiên của hãng QiYi không thuộc phạm vi giải WCA.
2. Cách giải Ivy Cube
Ivy Cube là một câu đố khá đơn giản để giải, và với kinh nghiệm giải với các câu đố khác, bạn có thể giải hoàn toàn trực quan (không yêu cầu thuật toán).
Các bước giải Ivy Cube cơ bản như sau:
Bước 1: Giải hoàn thành 1 mặt
Mục tiêu của bước 1 đó là hoàn thành 1 mặt của khối Ivy Cube, tức khớp mảnh trung tâm ( hình chiếc lá) với hai mảnh góc cùng màu.
Bước 2: Hoàn thành giải mặt Đối diện
Mục tiêu của bước 2 đó là hoàn thành mặt đối diện với mặt đã giải ở bước 1. Điều này liên quan đến việc khớp trung tâm đối diện với hai góc đối diện cùng màu.
Bước 3: Điều chỉnh các viên trung tâm
Mục tiêu của bước 3 đó là di chuyển các viên trung tâm còn lại về đúng vị trí để hoàn thành Ivy Cube.
Các bước giải khối Ivy Cube tương đối giống giải cách giải khối Skewb nâng cao, bằng cách xây dựng các mặt đối diện và sau đó hoán vị các mặt trung tâm bằng một công thức. Tuy nhiên, Ivy Cube không cần sử dụng công thức, vì vậy bước cuối cùng đơn giản hơn nhiều. Bạn hoàn toàn có thể giải Ivy Cube bằng trực quan với chỉ những hướng dẫn tổng quan về cách giải như trên. Tuy nhiên nếu bạn muốn học 1 cách giải cụ thể hơn, hãy đọc tiếp cách giải chi tiết ở các phần dưới.
3. Các kí hiệu cần nhớ
Tương tự như học cách giải các khối Puzzle khác, để học giải Ivy Cube, bạn cần ghi nhớ 1 số các kí hiệu mặt và cách xoay để có thể áp dụng các công thức cho phù hợp. Các kí hiệu này khá tương đồng với các tiêu chuẩn đặt mặt và cách xoay như khi giải Rubik.
Các mảnh
Ivy Cube được cấu tạo bởi 2 loại mảnh ghép.
Mảnh tâm: có hình lá, bao gồm 6 mảnh, đại diện 6 màu tương ứng với 6 mặt.
Mảnh góc: mỗi mảnh góc gồm 3 mặt, tương ứng với 3 màu tại vị trí của nó. Có tổng cộng 4 mảnh góc.
Kí hiệu các mặt
Cũng được kí hiệu bởi các từ viết tắt đầu tiên tên Tiếng Anh của các mặt.
F- Front: Mặt trước
B- Back: Mặt sau
U- Up: Mặt trên
D- Down: Mặt dưới
L- Left: Mặt bên trái
R- Right: Mặt bên phải
Ví dụ theo cách cầm như hình vẽ, các mặt tương ứng như sau:
F: Mặt xanh da trời
B: Mặt màu xanh lá cây
U: Mặt màu vàng
D: Mặt màu trắng
L: Mặt màu cam
R: Mặt màu đỏ
Kí hiệu cách xoay
Để giải Ivy Cube, chúng ta cũng sử dụng các kí hiệu quy ước như khi xoay Rubik lập phương, tuy nhiên các chữ cái sẽ dùng để đánh dấu các góc thay vì để đánh dấu các mặt. Chúng ta gắn các chữ R, L, U cho các góc của khối như nhìn thấy trên hình ảnh.
Ở đây mỗi 1 lần xoay được hiểu là xoay 1/3 toàn bộ vòng xoay (120 độ). Nếu ghi một chữ cái tự nó có nghĩa là một lần xoay theo chiều kim đồng hồ ↻ và dấu nháy đơn ' đánh dấu một lượt ngược chiều kim đồng hồ ↺.
Ví dụ: U có nghĩa là xoay mặt U 120 độ ( 1/3 vòng) theo chiều kim đồng hồ
U' có nghĩa là xoay mặt U 120 độ ( 1/3 vòng) theo ngược chiều đồng hồ.
4. Bước 1: Giải hoàn thành 1 mặt
Mục tiêu: đó là giải hoàn thành 1 mặt của Ivy Cube, mà ở đây chúng ta sẽ mặc định chọn là mặt màu Xanh da trời, bằng việc ghép sao cho viên tâm hình lá trùng với màu 2 mảnh góc.
Cách thực hiện
- Trước tiên, xác định vị trí của 2 mảnh góc Màu xanh da trời, sau đó xoay chúng sao cho chúng đều ở mặt trên U như hình.
- Tiếp theo, xác định vị trí của mảnh màu tâm màu xanh da trời. Xoay sao cho mảnh tâm vào vị trí mặt trước F như hình.
- Thực hiện công thức 1: L’ R L R’ hoàn thành mặt Xanh da trời.
5. Bước 2: Hoàn thành giải mặt Đối diện
Mục tiêu: đó là hoàn thành mặt đối diện mặt đã giải ở bước 1 của Ivy Cube, ở đây sẽ là mặt màu Xanh lá cây.
Cách thực hiện
Trước tiên, xoay mặt màu Xanh da trời xuống dưới, trở thành mặt D.
Tìm vị trí của 2 mảnh góc màu xanh lá cây và đưa chúng về vị trí mặt trên U.
Xác định vị trí của mảnh tâm Xanh lá cây. Tùy vào vị trí của mảnh tâm so với hai mảnh góc mặt U để thực hiện 1 trong hai công thức dưới đây:
Công thức 1: L’ R L R’ ( tương tự công thức bước 1)
Công thức 2: R L’ R’ L
6. Bước 3: Điều chỉnh các viên trung tâm
Mục tiêu: Sau bước 2, chúng ta còn 3 hoặc 4 mảnh tâm cần phải giải. Mục tiêu của bước 3 chính là điều chỉnh vị trí của chúng để hoàn thành việc giải Ivy Cube.
Cách thực hiện
- Trường hợp có 3 viên tâm chưa được giải.
- Nếu mặt đã giải nằm ở mặt sau - B như hình. Sẽ có hai trường hợp vị trí của các viên tâm như sau:
+ Hoán vị tâm theo chiều kim đồng hồ: thực hiện công thức số 1
+ Hoán vị tâm theo chiều ngược kim đồng hồ: thực hiện công thức số 2.
- Nếu mặt đã giải nằm ở mặt bên trái - L như hình. Sẽ có hai trường hợp vị trí của các viên tâm như sau:
+ Hoán vị tâm theo chiều kim đồng hồ: thực hiện công thức số 1
+ Hoán vị tâm theo chiều ngược kim đồng hồ: thực hiện công thức số 2.
- Trường hợp có 4 viên tâm chưa giải: thực hiện bất kì phép xoay cần thiết nào để giải 1 viên tâm rồi đưa về trường hợp 3 viên tâm cần giải ở trên.