Hướng dẫn cách giải Rubik 5x5x5

Hướng dẫn cách giải Rubik 5x5x5

Hình dạng: Lập phương
Người phát minh: Udo Krell
Rubik 5x5x5 hay còn được gọi là Rubik Giáo sư ( Professor Rubik ) là một phiên bản của Rubik lập phương được sáng tạo bởi Udo Krell. Rubik 5x5 có tổng cộng 2,82 x 1074 hoán vị. Con số này gần bằng với số lượng nguyên tử ước tính có trong Vũ trụ. Vì vậy, việc giải ngẫu nhiên ra khối Rubik 5x5 là gần như không thể. Để gải được Rubik 5x5, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Thủ thuật chơi.

1. Quy ước, kí hiệu

Kết cấu, màu sắc

Rubik 5x5 có kết cấu hình lập phương 6 mặt. Mỗi mặt bao gồm 5x5 các mảnh hình vuông, được sơn một trong số 6 màu là Xanh lá cây, Xanh da trời, Đỏ, Vàng, Trắng và Cam.

Quy ước, kí hiệu 0

Quy ước về các mặt, cách quay

Để giải được Rubik 5x5, chúng ta cũng sẽ sử dụng các quy ước chung của Rubik 3x3 về các mặt và các cách quay, nếu bạn chưa tìm hiểu, tham khảo bài viết Các kí hiệu cần nhớ khi chơi Rubik. 

Các kí hiệu các mặt bao gồm:

R ( Right)- Phải, L (Left)- Trái, B (Back) - Sau, F (Front) - Trước, D (Down) - Dưới, U ( Up) - Trên.

Ngoài ra do việc bổ sung thêm các lớp, chúng ta sẽ cần xác định thêm các kí hiệu cho chúng như sau:

- Khi viết chữ cái in thường như r, l, u, d, f,b:  tức là ngoài lớp ngoài cùng ra, ta cần phải xoay cả lớp kế của nó. Ví dụ: r

Quy ước, kí hiệu 1

- Định nghĩa hướng quay theo chiều kim đồng hồ, và ngược chiều kim đồng hồ, xoay một vòng 180 độ đều tương tự như với cách chơi Rubik 3x3.

2. Các bước giải Rubik 5x5

Để giải Rubik 5x5, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp Rút gọn. Về cơ bản, phương pháp này được hiểu là việc “ giảm” dần khối Rubik  về dạng tương đồng với Rubik 3x3 bằng cách giải các mảnh trung tâm, mảnh cạnh tương tự như phương pháp giải Rubik 4x4x4 đã áp dụng. Hay chính là việc biến khối 5x5 về 1 khối Rubik 3x3 lớn.

Cách bước giải Rubik 5x5x5 bao gồm: 

Bước 1: Giải các miếng trung tâm

Bước 2: Kết hợp các miếng cạnh

Bước 3: Giải Rubik 5x5 theo phương pháp giải Rubik 3x3

3. Bước 1: Giải các miếng trung tâm

Bước đầu tiên trong việc giải Rubik 5x5 là giải các mảnh trung tâm. Trên khối Rubik 4x4, không có mảnh trung tâm cố định, tuy nhiên trên một khối 5x5 (và tất cả các khối Rubik có số lớp lẻ) thì có các mảnh trung tâm cố định. Đó là các mảnh trung tâm nằm ở giữa mỗi bên biểu thị màu đại diện của bên đó, giống như trên 3x3. 

Trên khối Rubik 5x5, có ba loại mảnh trung tâm khác nhau, không thể thay thế cho nhau đó là: trung tâm tâm (cố định), trung tâm góc và trung tâm cạnh. 

Bước 1: Giải các miếng trung tâm 0Bước đầu tiên của phần này đó là chúng ta cần phải giải một mặt trung tâm trước. Ở đây ta chọn mặt màu trắng. Để giải các miếng trung tâm chúng ta sẽ thực hiện theo các bước sau:

Bước 1.1 - Tạo hình chữ thập ở mặt cần giải.

Bước 1: Giải các miếng trung tâm 1

Trước tiên, đưa mặt màu trắng về phía trước. Xác định xem mảnh trung tâm màu trắng cần di chuyển đang ở vị trí nào trên khối Rubik. 

- Trường hợp 1: Nếu mảnh trắng ở mặt bên cạnh, đưa nó về vị trí như hình và sử dụng công thức: r U' r'

Bước 1: Giải các miếng trung tâm 2

- Trường hợp 2: Nếu mảnh màu rắng ở mặt đối diện, sử dụng công thức: r2 B' r'2

Bước 1: Giải các miếng trung tâm 3

Bước 1.2 - Giải các trung tâm góc còn lại để hoàn thành trung tâm

Bước 1: Giải các miếng trung tâm 4

- Trường hợp 1: Nếu mảnh màu trắng ở mặt bên cạnh như hình, sử dụng công thức:  r U r' U r U2 r'

Bước 1: Giải các miếng trung tâm 5

- Trường hợp 2: Nếu mảnh màu trắng ở mặt đối diện như hình, sử dụng công thức:  r2 B r'2 B r2 B2 r'2

Bước 1: Giải các miếng trung tâm 6

Sau hai bước trên, chúng ta đã giải hoàn thành xong mặt màu trắng. Sử dụng phương pháp trên để tiếp tục giải 5 mặt còn lại để hoàn thành bước 1.

4. Bước 2: Kết hợp các mảnh cạnh

Bước 2: Kết hợp các mảnh cạnh 0

Việc giải các mảnh cạnh được coi là một trong số những khó khi giải Rubik 5x5x5. Tuy nhiên, nếu bạn đã có kinh nghiệm giải Rubik 4x4 trước đây rồi, thì việc này sẽ đơn giản hơn vì chúng có sự tương đồng.

Trong khối Rubik 5x5, chúng ta có hai loại  mảnh cạnh khác nhau: mảnh cạnh giữa ( gọi tắt là mảnh giữa) và mảnh cánh hai bên mảnh giữa ( gọi tắt là mảnh hai bên).

Bước 2: Kết hợp các mảnh cạnh 1

Mảnh giữa có thể bị lật ( thay đổi định hướng) so với hướng đúng của chúng, còn các mảnh hai bên thì không, do vậy thi thoảng bạn sẽ cần phải định hướng lại mảnh giữa này.

Để giải kết hợp các mảnh cạnh, chúng ta tiến hành như sau:

Bước 1.1 : Tìm mảnh cạnh giữa của cạnh mà bạn đang muốn kết hợp. Đặt nó ở vị trí mặt trước bên phải. 

Bước 1.2: Tùy vào từng trường hợp vị trí có thể đưa về của các mảnh cạnh cánh bên dưới, áp dụng các công thức sau:

- Trường hợp 1: Nếu mảnh cạnh cánh ở lớp d hoặc lớp u, có mặt đỏ ở phía trước. Sử dụng công thức như giải Rubik 4x4 là : R F' U  F

Bước 2: Kết hợp các mảnh cạnh 2

- Trường hợp 2:  Mảnh cạnh cánh ở lớp d hoặc lớp u, có mặt xanh ở mặt trước. Vị trí muốn di chuyển nó đến là vị trí màu đen phía trên . Sử dụng công thức: u L' F U' L F' u'

Bước 2: Kết hợp các mảnh cạnh 3

- Trường hợp 3: Nếu mảnh vị trí của mảnh cạnh cần di chuyển đến vị trí màu đen phía dưới như mình. Sử dụng công thứ: d' L' F U' L F' d

Bước 2: Kết hợp các mảnh cạnh 4

 

5. Lỗi Chẵn Lẻ ( Parity)

Như đã nói ở trên, nếu bạn may mắn thì sau khi ghép, các mảnh cạnh của bạn sẽ được giải chỉ với 3 trường hợp trên. Nhưng cũng có thể, sau khi giải cạnh bạn sẽ gặp các trường hợp bị định hướng sai. Lỗi này được gọi là Lỗi Chẳn Lẻ hay Parity.

Dưới đây là những lỗi Chẵn Lẻ thường gặp và công thức giải cho từng trường hợp.

Lưu ý: Các công thức áp dụng với mặt lỗi là mặt U nhé! Tức hình ảnh là nhìn từ trên xuống.

 

Lỗi Chẵn Lẻ ( Parity) 0 (r U2) (r U2) (r' U2) (r U2) (l' U2) (r U2) (r' U2) x' (r' U2) (r' U2) M'

 

Lỗi Chẵn Lẻ ( Parity) 1 x' M' U' R' U R' F R F' M

 

Lỗi Chẵn Lẻ ( Parity) 2 r2 F2 U2 r2 U2 F2 r2

 

Lỗi Chẵn Lẻ ( Parity) 3 (r U2) (r U2) (r' U2) (r U2) (l' U2 l) (F2 r' F2) (r' U2) r'

 

Lỗi Chẵn Lẻ ( Parity) 4 r' U' R' U R' F R F' r

 

Lỗi Chẵn Lẻ ( Parity) 5 l U' R' U R' F R F' l'

 

Lỗi Chẵn Lẻ ( Parity) 6 (l' U2) (l' U2) (F2 l' F2) (r U2) (r' U2) l2

 

Lỗi Chẵn Lẻ ( Parity) 7 l2 F2 U2 l' U2 l2 F2 l' U2 l2 U2 F2 l'

 

Lỗi Chẵn Lẻ ( Parity) 8 r2 F2 U2 l' U2 l2 F2 l' U2 r2 U2 F2 r

 

Lỗi Chẵn Lẻ ( Parity) 9 (r' U2) (r2 U2) (r U2) (r' U2) (r U2) (r2 U2) r'

 

Lỗi Chẵn Lẻ ( Parity) 10 r U2 r2 U2 r' U2 r U2 r' U2 r2 U2 r

 

Lỗi Chẵn Lẻ ( Parity) 11 (r' U2) (r' U2) (B2 r' B2) r' F2 l2 F2 r U2 r2

 

6. Bước 3: Giải Rubik 5x5 theo phương pháp giải Rubik 3x3

Sau khi giải xong bước 2, chúng ta có một khối Rubik 5x5 với các mảnh tâm đã được giải ( khối 3x3) và các cạnh được giải ( khối 1x3). Giờ chúng ta có thể coi khối 5x5 như một khối 3x3 thông thường. Không giống như giải 4x4, giải 5x5 sẽ không có các trường hợp đặc biệt khi áp dụng công thức của 3x3, nên bạn hoàn toàn yên tâm nhé.

Sử dụng cách giải Rubik 3x3 theo phương pháp cơ bản hoặc tham khảo thêm cách giải Rubik nâng cao để giải nhanh và hoàn thành khối nhé. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm cách giải Rubik khác

Cách giải Rubik tam giác

- Cách giải Rubik 2x2x2

Cách giải Rubik Skewb Cube

- Cách giải Rubik 4x4x4

- Cách giải Rubik Gương ( Mirror)

- Cách giải Rubik 6x6

Chúc các bạn thành công !

2019/10/26 - 348k views
Relate posts
Write comment
There are 119 discussions
Tamm
a month
công thức thứ 3 phần lỗi chẵn lẽ mình thử thì giải được cái trường hợp thứ 1 ở mục đó, còn ko giải được trường hợp như hình
Soup Timmy
2 months
Ad ơi, có thể dùng công thức của 4x4 để chơi 5x5 không? (trừ trường hợp Parity)
Thủ thuật chơi Channel
Admin
2 months
Cơ bản là không nha bạn. Vì cấu trúc lõi bên trong của 4x4 và 5x5 là khác nhau.
Béo Heo
4 months
x là xoay mặt nào v ad?
Thủ thuật chơi Channel
Admin
2 months
x - xoay toàn bộ khối lập phương trên mặt R (thực hiện di chuyển R mà không giữ hai lớp còn lại hay xoay R cùng 2 lớp kế M và L ). Bạn xem chi tiết hơn hình ảnh ở bài viết này nhe: https://thuthuatchoi.com/tong-hop-cac-ki-hieu-can-nho-khi-choi-rubik.html#content-2
Dũng Nguyễn Trung
2 years
Uầy em tự mò giải được luôn :))
Hoàng Luận
2 years
Công thức này sai rồi nha bạn
16- Huỳnh Phạm An Khánh 5.6
2 years
Mình cũng y chang
Thủ thuật chơi Channel
Admin
2 months
Hi bạn, Bạn đang nói công thức ở mục Parity bị sai phải ko ? Để mình ktra lại
Suggestions