Rubik 4x4
Hướng dẫn cách giải Rubik 4x4 cơ bản cho người mới
Rubik lập phương 4×4 là phiên bản biến thể của Rubik 3x3 với độ nổi tiếng và phổ biến không hề kém cạnh. Nếu như bạn đã hoàn thành việc học cách giải Rubik 3x3 và muốn được nâng cấp lên một bài toán khó hơn thì hãy học ngay cách giải về Rubik 4x4 nhé. Cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu cách giải Rubik 4x4 cơ bản thông qua bài viết dưới đây.
Phần
1
Giới thiệu về Rubik 4x4
Rubik báo thù hay Rubik lập phương 4x4 là phiên bản 4x4x4 của Lập phương Rubik, được phát minh bởi Peter Sebesteny vào năm 1981. Ban đầu nó được gọi là Rubik Hiệu trưởng. Rubik 4x4 cũng có thể được dùng như chiếc rubik 2x2, hoặc dùng như rubik 3x3 nếu chỉ xoay các tầng bên ngoài. Do đó, các phương pháp giải khối 3×3×3 cũng có thể được áp dụng cho các cạnh và góc của khối 4×4×4, miễn là người chơi xác định chính xác vị trí tương đối của các màu.
Phần
2
Các quy ước của Khối 4x4
Để bắt đầu giải Rubik 4x4, bạn cần phải hiểu và nắm rõ các quy ước cơ bản của khối Rubik 4x4, bao gồm:
1. Hình dạng và màu sắc
Rubik 4×4 là một khối lập phương 6 mặt. Mỗi mặt bao gồm 16 ô vuông, được sơn một màu trong 6 màu cơ bản, trong đó mặt Trắng đối diện mặt Vàng, mặt Đỏ đối diện mặt Cam, mặt Xanh Dương đối diện mặt Xanh Da Trời.
2. Quy ước về các mảnh của khối Rubik
Giống như Rukib 3x3, Rubik 4×4 cũng được ghép lại bởi các mảnh Rubik được gọi là các Viên Góc, Viên Cạnh và Viên Trung Tâm.
- Viên Trung Tâm: 24 viên, mỗi viên có 1 mặt màu duy nhất. Khác với Rubik 3x3, các khối tâm này không cố định.
- Viên Góc: Bao gồm 8 viên, mỗi viên chỉ có 3 mặt màu khác nhau.
- Viên Cạnh: bao gồm 24 viên, mỗi viên có 2 mặt màu.
3. Các mặt và các lớp
Các mặt
Các mặt của khối Rubik 4x4 được đặt tên và kí hiệu bằng các chữ cái viết hoa là R, L, U, B, F, D, tương ứng với các kí tự tiếng Anh của chúng. Tùy vào cách cầm, các mặt này sẽ tương ứng với các màu khác nhau.
R: Right - Mặt Phải
L: Left - Mặt Trái
U: Up - Mặt Trên
D: Down - Mặt Dưới
F: Front - Mặt Trước
B: Back - Mặt Sau
Các lớp bên trong
Được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường, tương ứng với chữ cái của mặt liền kề với nó, lần lượt là r, l, u, b, f, d.
Ví dụ: Mặt liền kề bên trong của của mặt R có kí hiệu là r.
4. Cách xoay các mặt
Quy ước về cách xoay mặt Rubik có ý nghĩa rất quan trọng trong việc học các công thức, do đó đây là phần bạn cần lưu ý để nắm rõ nhất. Tuy nhiên các quy ước này tương đối giống với quy ước trong xoay Rubik 3x3, nên nếu bạn đã học qua về cách xoay Rubik cơ bản thì điều này lại tương đối dễ dàng.
- Khi viết các chữ cái in hoa như R L U D F B: có nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ ( tức 1/4 vòng ).
- Khi viết các chữ cái in hoa kèm theo dấu ' như R’ L’ U’ D’ F’ B’ hoặc thêm chữ i như Ri Li Ui Di Fi Bi: có nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.
- Khi viết chữ cái các mặt in hoa kèm theo số 2 như R2 L2 U2 D2 F2 B2: có nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 180 độ, theo chiều nào cũng được.
Phần
3
Trình tự 3 bước giải Rubik lập phương 4x4
Nếu tìm hiểu trên mạng, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều các cách giải Rubik 4x4 khác nhau, nhưng hầu hết đều tương đối khó dùng hoặc trình bày hơi khó hiểu. Vì vậy, Thủ thuật chơi đã tổng hợp và chỉ ra phương pháp với số lượng bước ít hơn, giúp bạn dễ dàng học xoay Rubik 4x4 hơn.
Thực chất cách giải của Rubik 4x4 đó là thực hiện các bước xoay để dần dần đưa Rubik 4x4 về thành một khối Rubik 3x3, sau đó sử dụng phương pháp giải của 3x3 để hoàn thành. Do đó, bạn cần trải qua 3 bước lớn sau:
Bước A: Giải các viên Trung tâm của Rubik
Bước B: Giải các các viên Cạnh của Rubik
Bước C: Giải hoàn thiện Rubik 4x4x4 theo phương pháp giải Rubik 3x3
Trong đó, bước 1 và 2 là bước giúp biến đổi Rubik 4x4 về 3x3. Chi tiết các bước xoay như thế nào thì hãy theo dõi trong từng mục hướng dẫn bên dưới nhé.
Phần
4
Bước A: Giải các viên Trung tâm của Rubik
Mục tiêu
Khác với Rubik 3x3, Rubik 4x4 có 24 viên Trung tâm và các viên Trung tâm lại không hề cố định. Mỗi mặt có 4 viên trung tâm, và chúng có thể là các màu khác nhau. Do đó, mục tiêu của bước này là giải đúng màu của 4 viên trung tâm mỗi mặt.
Lưu ý: Các màu ở khối Trung tâm đối diện nhau phải tuân thủ theo nguyên tắc màu sắc của khối Rubik 4x4. Chúng đối diện nhau theo các cặp là: Vàng - Trắng, Xanh lá cây- Xanh da trời, Đỏ - Da cam.
Cách thực hiện
- Hướng dẫn nhanh
Giải 1 tâm → Giải tâm đối diện → Giải tâm thứ 3 → Giải tâm thứ 4 → Giải 2 tâm cuối
- Hướng dẫn chi tiết
Để giải quyết các viên Trung tâm, chúng ta sẽ hoàn thành tâm từng mặt một theo các bước như sau:
Bước 1: Giải tâm một tâm
Chọn một tâm để giải, ở đây, chúng ta sẽ chọn là tâm Trắng. Trung tâm đầu tiên thường có thể được giải quyết chỉ trong khoảng 5 lần di chuyển. Bước này khá đơn giản và bạn hoàn toàn có thể tự nghiệm được. Trong trường hợp gặp khó khăn, bạn có thể tham khảo thêm công thức dưới đây để đưa một mảnh tâm Rubik từ mặt U xuống mặt F. Cầm Rubik như hình và thực hiện công thức: d' r' d
Bước 2: Giải tâm đối diện
Tiếp tục giải tâm đối diện. Đối diện màu Trắng là tâm Vàng. Chiến lược ở đây khá đơn giản. Cầm Rubik sao cho tâm đầu tiên đã giải ( tâm Trắng) ở mặt D. Sau đó dùng các công thức dưới đây để chèn các mặt màu vàng lên mặt U đối diện.
- Chèn 2 mảnh tâm Vàng ở F lên U như hình: r U2 r'
- Chèn một mảnh tâm Rubik từ mặt F lên mặt U như hình: r U r'
Bước 3: Giải tâm thứ ba
Để giải quyết tâm thứ ba, chúng ta vẫn có thể tự do xoay nhiều cách. Kể từ thời điểm này, bạn nên sử dụng các phép quay r, l và U. Chiến lược là: tạo một cặp hai mảnh ở giữa và xếp chúng theo chiều dọc ở bên trái. Sau đó, tạo một cặp thứ hai của hai tâm và ghép nó với cặp còn lại để hoàn thành. Khi bạn đã thực hiện xong, hãy xoay khối lập phương để đặt tâm này lên mặt B.
Bước 4: Giải tâm thứ tư
Tâm thứ tư được giải quyết theo cách tương tự như tâm thứ ba ngoại trừ có ít tự do hơn một chút vì ba tâm đã hoàn thành. Chỉ cần cẩn thận không làm bất cứ điều gì sẽ ảnh hưởng đến trung tâm đã hoàn thành trên mặt B. Khi bạn đã giải được tâm này, hãy xoay khối lập phương để đặt nó trên mặt B.
Bước 5: Giải quyết hai tâm cuối cùng
Tất cả các trường hợp này đều khá trực quan, tuy nhiên nếu bạn gặp khó khăn trong cách giải 2 tâm cuối cùng, có thể tham khảo các công thức sau. Lưu ý: đối với mỗi trường hợp này, tâm U phải có màu xanh lam và tâm F phải có màu đỏ.
- Trường hợp 1: Hai trung tâm được giải quyết nhưng cần phải được hoán đổi cho nhau: r U2 r2' F2 r
- Trường hợp 2: r U2 r'
- Trường hợp 3: r U r'
- Trường hợp 4: r U' r2' F2 r
- Trường hợp 5: r U' r' U r U2 r'
- Trường hợp 6: r' F r F' r U2 r'
- Trường hợp 7: r U r2' F r
Kết thúc
Ta có được kết quả như sau:
Phần
5
Bước B: Giải các viên Cạnh của Rubik
Mục tiêu
Mục tiêu của bước 2 đó là nhóm các viên cạnh tương đồng của Rubik vào với nhau (các viên cạnh cùng màu cả 2 mặt), nhưng không cần chúng ở vị trí đúng.
Cách thực hiện
- Hướng dẫn nhanh
Giữ khối Rubik sao cho viên cạnh muốn ghép đôi nằm giữa mặt F (mặt trước) và mặt R (mặt Phải) > Sử dụng một số cách xoay các mặt U, L, D, B để di chuyển viên cạnh còn lại có cùng 2 mặt về 1 trong hai vị trí dưới đây. Sử dụng công thức R F' U F và d R F' U R' F d' > Lặp lại bước 1- bước 2 đối với từng cặp cạnh.
- Hướng dẫn chi tiết
Bước 1: Xác định viên Cạnh mà bạn muốn ghép đôi
Giữ khối Rubik sao cho viên Cạnh này nằm giữa mặt F ( mặt trước ) và mặt R ( mặt Phải). Được làm nổi bật như hình:
Bước 2: Tìm viên Cạnh còn lại có cùng hai mặt.
Sử dụng một số cách xoay các mặt U, L, D, B, để di chuyển Viên Cạnh này về 1 trong hai vị trí dưới đây.
- Trường hợp 1: Sử dụng công thức R F' U F
- Trường hợp 2: Sử dụng công thức d R F' U R' F d'
Bước 3: Lặp lại bước 1- bước 2 đối với từng cặp cạnh để hoàn thiện.
Kết thúc
Sau khi thực hiện xong, chúng ta có một khối Rubik có hình dạng như sau:
Phần
6
Bước C: Giải hoàn thiện Rubik 4x4 theo phương pháp giải Rubik 3x3
Như ở đầu mục đã nói, thực tế cách giải Rubik 4x4 là việc dần dần đưa khối Rubik 4x4 về với dạng của Rubik 3x3. Sau khi thực hiện xong Bước 1 và Bước 2, chúng ta đã hoàn thành việc quy đổi này.
Từ bước 3, chúng ta sẽ sử dụng công thức và cách giải quyết của Rubik 3x3 để giải.
Tuy nhiên, trong quá trình này, sẽ có một số trường hợp cần phải bổ sung một số bước thêm vào, do bị sinh ra lỗi gọi là Lỗi Chẵn Lẻ, sẽ được đề cập ở bước 4 và Bước 7 nhỏ ở mục này.
7 bước cơ bản để giải Rubik theo phương pháp của Rubik 3x3, bạn có thể xem tại bài viết về Hướng dẫn giải Rubik 3x3 cơ bản, hoặc xem tóm tắt tại mục dưới đây:
Bước 1: Giải dấu cộng màu trắng tại tầng 1.
Tham khảo: Bước 1: Tạo thành hình Chữ thập màu trắng ở tầng 1 của Rubik 3x3
Bước 2: Giải các góc màu trắng để hoàn thiện tầng 1.
Tham khảo: Bước 2: Giải tầng 1 màu trắng của Rubik 3x3
Bước 3: Coi hai lớp giữa của khối Rubik là một, gọi là tầng 2 như Rubik 3x3x3. Tiến hành giải để hoàn thành tầng 2.
Tham khảo: Bước 3: Giải tầng 2 của Rubik 3x3
Bước 4: Tạo dấu cộng màu vàng ở tầng 3.
Tham khảo: Bước 4: Tạo chữ thập màu vàng tầng 3 của Rubik 3x3
Ở bước này, việc sử dụng phương pháp cơ bản của Rubik 3x3x3 có thể gặp một chút khó khăn do sinh ra Lỗi Chẵn Lẻ. Để thực hiện bước này bạn nên theo các chỉ dẫn như sau:
Giữ mặt Vàng là mặt U. Xác định xem có bao nhiêu mảnh Vàng cần phải sắp xếp lại. Chúng ta sẽ có hai trường hợp như sau:
- Nếu có 1 hoặc 3 mảnh vàng cần phải sắp xếp, hãy giữa khối Rubik như hình và làm theo công thức sau: 2r 2B 2U I 2U ri 2U r 2U 2F r 2F Ii 2B 2r.
- Nếu có 0, 2 hoặc4 mảnh Vàng ở mặt U cần phải sắp xếp thì sử dụng theo phương pháp của Rubik 3x3x3.
Bước 5: Hoàn thành mặt màu vàng nhưng không cần đúng vị trí.
Bước này có phần hơi khác so với thứ tự giải Rubik 3x3. Nhưng bước này cũng sử dụng công thức định hướng góc như Rubik 3x3 như sau:
- Chọn hướng cầm Rubik sao cho viên góc màu vàng bị sai hướng nằm ở mặt trước, phía trên, bên phải như vị trí đánh dấu như bên dưới, tức vị trí FRU.- Thực hiện 1 hoặc nhiều lần công thức sau: R’ D’ R D để định hướng đúng góc này.
Tiếp tục di chuyển các ô vàng sai hướng đến vị trí đánh dấu và áp dụng lại công thức trên cho đến khi tất cả các ô góc vàng được giải.
Lưu ý: Việc xáo trộn các tầng 1, 2 không có vấn đề gì cả vì chúng sẽ tự về vị trí đúng sau khi bạn giải xong tất cả các góc sai. Chỉ sử dụng U và U' để di chuyển các góc đó tới vị trí FRU.
Bước 6: Định hướng các góc đúng vị trí.
Bước này sử dụng chung công thức Bước 6: Đưa các viên góc màu vàng về đúng vị trí như sau:
Ở bước này, một điều thú vị chúng ta sẽ thấy rằng: sẽ luôn chỉ có 0, 1 hoặc là 4 viên góc ở vị trí đúng.
- Nếu có 1 viên góc ở vị trí đúng: Cầm khối Rubik sao cho viên đúng này ở vị trí FRU ( mặt trước, phía trên, bên phải). Áp dụng công thức: U R U’ L’ U R’ U’ L
- Nếu không có viên góc nào ở vị trí đúng: bạn cần thực hiện công thức trên khoảng 2 lần để tạo được 1 góc đúng rồi quay lại trường hợp phía trên.
Bước 7: Định vị các mảnh Cạnh vàng về đúng vị trí để hoàn thành Rubik
Ở bước này, cũng xảy ra một số trường hợp sai khác khi sử dụng phương pháp xoay Rubik 3x3x3.
- Trường hợp 1: Không có hoặc chỉ có 1 cạnh Vàng đúng vị trí. Sử dụng công thức: 2F U L Ri 2F Li R U 2F.
Cách sử dụng như sau:
Nếu không có cặp cạnh Vàng nào đang đúng vị trí của chúng, thì thực hiện theo công thức trên từ một đến hai lần cho đến khi có ít nhất một cạnh Vàng đúng vị trí. Nếu có 1 cạnh Vàng đã đúng vị trí, quay cạnh Vàng đó ra mặt B ( mặt sau) và thực hiện tiếp công thức trên một đến hai lần nữa cho đến khi Rubik được giải hoàn thành.
- Trường hợp 2: Nếu đã có 2 cặp Cạnh vàng được định vị chính xác. Lúc này khối lập Phương đang gặp lỗi Chẵn lẻ. Cách thực hiện như sau:
Xác định vị trí của 2 Cạnh vàng cần phải hoán vị cho nhau. Ta sẽ xảy ra 2 trường hợp:
+ Nếu hai cạnh Vàng này nằm ở hai mặt kề nhau thì ta cầm khối Rubik sao cho chúng ở mặt F (mặt trước ) và mặt R ( mặt Phải). Sau đó thực hiện công thức: 2R Di 2R 2r 2U 2F 2r 2F 2U 2R 2r D 2R.
+ Nếu hai cạnh Vàng này nằm ở hai mặt đối diện nhau, giữ khối Rubik sao cho chúng ở mặt F và mặt B. và thực hiện công thức : 2r 2U 2r 2U 2u 2r 2u
Kết thúc
Bạn đã hoàn thành khối Rubik 4x4x4 rồi.
Việc giải Rubik 4x4 yêu cầu bạn cần phải nắm bắt và hiểu biết qua về việc giải Rubik 3x3x3. Nên nếu bạn vẫn chưa thực sự hiểu về cách giải Rubik lập phương cơ bản, hãy quay lại đọc bài viết Hướng dẫn cách giải Rubik 3x3 cơ bản để nhập cuộc một cách dễ dàng hơn nhé.
Phần
7
Các Lỗi Chẵn lẻ khi giải Rubik 4x4
Vì kết cấu của Rubik 4x4 khác với Rubik 3x3, do đó trong quá trình giải Rubik 4x4 theo phương pháp Rút gọn, sẽ dẫn tới một trong số lỗi thường gặp đó là Lỗi Chẵn lẻ ( hay Parity). Đây được coi là một trong số nỗi đau lớn nhất của người chơi Rubik. Bởi khi xảy ra lỗi này, người chơi sẽ phải nhớ và sử dụng nhiều các công thức khác nhau để giải 100% khối Rubik, khiến thời gian chơi kéo dài.
Có rất nhiều trường hợp lỗi Rubik xảy ra như bị lật cạnh, lật góc Rubik,...
Để xem các hướng dẫn kĩ hơn, xem tại bài viết về Các lỗi thường gặp của Rubik 4x4 và cách giải
Phần
8
Nâng cao tốc độ giải 4x4
Sau khi đã tập luyện thành thạo giải Rubik 4x4 cơ bản, bạn có thể nâng cao tốc độ giải của mình bằng một số phương pháp sau đây:
- Sử dụng các phương pháp nâng cao để tối ưu bước giải.
+ Đối với các bước A và B, cải tiến bằng việc học theo phương pháp nâng cao, ví dụ Yau Method.
Xem thêm: Hướng dẫn giải Rubik 4x4 nâng cao bằng Yau Method
+ Đối với bước C, cải tiến bằng cách học các phương phải giải Rubik 3x3 nâng cao. Ví dụ: CFOP, Roux Method, ZZ Method
- Cải thiện khả năng sử dụng Finger Trick
Xem thêm: Những kiến thức cần biết về Finger Trick
Có 111 bình luận