14 loại biến thể đặc biệt của Rubik Lập phương
Lập phương Rubik (Khối Rubik hay đơn giản là Rubik) là một trò chơi giải đố trí tuệ được giáo sư người Hungary, Ernox Rubik phát minh vào năm 1974. Đây là một trong những trò chơi được phát minh ra nhằm giúp người chơi giải trí. Phiên bản tiêu chuẩn của khối rubik là khối 3×3x3. Mỗi mặt của phiên bản này có 9 ô vuông và được sơn phủ một trong sáu màu khác nhau, thông thường là trắng, đỏ, vàng, cam, xanh lá cây và xanh dương (một số khối khác thay thế mặt màu trắng bằng màu đen), gồm 26 viên ghép lại với nhau. Từ khối Rubik tiêu chuẩn 3x3x3, ngày nay Rubik được phát triển thêm nhiều phiên bản khác nhau cùng với các hình dạng hình học đặc biệt để tăng mức độ thú vị cho trò chơi. Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn 14 phiên bản biến thể của khối Rubik lập phương.
Phần
1
Rubik bỏ túi (2x2)
Rubik bỏ túi là phiên bản biến thể 2x2x2 của lập phương Rubik. Vì cấu dạng đơn giản, nên nó chỉ có 8 khối góc. Đây là phát minh của Lary Nichols vào năm 1970.
Cách thông thường là mô phỏng cách xoay tầng đầu và chỉnh lại đỉnh tầng dưới của Rubik tiêu chuẩn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thuật giải khác cũng rất phổ biến.
Tham khảo Hướng dẫn cách giải Rubik 2x2x2
Phần
2
Rubik báo thù (4x4)
Rubik báo thù là phiên bản biến thể 4x4x4 của Lập phương Rubik, phát minh của Peter Sebesteny. Ban đầu nó được gọi là Rubik Hiệu trưởng. Hai phiên bản chính của nó là dạng văn phòng và mẫu của hãng đồ chơi Eastsheen.
Mặc dù có nhiều phiên bản khác nhau song nhìn chung mọi Rubik báo thù đều có khung cùng 56 khối ghép nhỏ (8 khối góc, 24 khối cạnh, 24 khối mặt). Khác với Rubik 3x3x3, nó không có tâm cố định do các tâm được tự do tạo hoán vị.
Cách giải kinh điển nhất của Rubik báo thù là giải riêng lẻ tâm và cạnh về cùng màu để quy về giải Rubik 3×3×3. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể xảy ra các vị thế như sau:
- Một là có hai khối cạnh cùng màu đã đúng chỗ nhưng đều chưa chính xác.
- Hai là có hai cặp khối cạnh cùng màu hoán đổi cho nhau.
Để tránh những "lỗi" như thế, một cách khác là định hướng giải các khối góc về đúng chỗ trước, sau đó sẽ giải các khối cạnh và tâm theo các khối góc.
Tham khảo bài viết Hướng dẫn cách giải Rubik 4x4x4
Phần
3
Rubik giáo sư (5x5)
Rubik giáo sư là phiên bản biến thể 5×5×5 của Lập phương Rubik. Đây được coi như phiên bản mở rộng và nâng cấp các tính năng của Rubik tiêu chuẩn và Rubik báo thù khi nó có cả tâm cố định lẫn khối tâm có thể di chuyển.
Rubik giáo sư có tổng cộng 8 khối đỉnh, 36 khối cạnh trong đó có 12 tâm cạnh, 54 khối tâm trong đó có 6 tâm diện cố định. Tám khối đỉnh cùng 12 tâm cạnh và 6 tâm diện đó lập nên một khung 3×3×3.
Các cách giải của Rubik tiêu chuẩn hoàn toàn có thể áp dụng được cho Rubik giáo sư nếu như giải các khối tâm và cạnh thành đồng nhất. Tuy nhiên đôi khi một số thủ thuật giải cạnh từ Rubik báo thù có thể áp dụng được.
Tham khảo bài viết Hướng dẫn cách giải Rubik 5x5x5
Phần
4
V-cube 6 (6x6)
V-Cube 6 là phiên bản biến thể 6×6×6 của Lập phương Rubik. Cũng như Rubik báo thù, nó cũng không có khối tâm cố định. Lô hàng V-Cube 6 đầu tiên được ra lò từ công ty Verdes Innovations SA của nhà phát minh người Hy Lạp Panagiotis Verdes vào năm 2008 (V là viết tắt của tên nhà phát minh).
V-Cube 6 gồm có 8 khối đỉnh, 48 khối cạnh và 96 khối tâm, cùng với 60 khối cầu nối giữa các khối nhỏ với khung chính của toàn khối lớn.
Vì cấu dạng của V-Cube 6 giống như Rubik báo thù nên các cách giải của Rubik báo thù hoàn toàn áp dụng được.
Phần
5
V-cube 7 (7x7) đến 11
Tương tự như V Cube 6, V-Cube 7 là phiên bản biến thể 7×7×7 của Lập phương Rubik đều do Panagiotis Verdes người Hy Lạp vào năm 2004 và chính thức sản xuất hàng loạt vào năm 2008.
Bởi cơ chế mới áp dụng hoàn toàn khác so với các Cube nhỏ từ 5x5 trở xuống, sáng chế Panagiotis Verdes có thể tạo ra các khối Cube lên tới 11 x 11.
Các cách giải của các V Cube lớn đều có thể áp dụng từ các cách giải của các Rubik lập phương cơ sở là 3x3, 4x4.
Phần
6
Rubik Pyraminx
Pyraminx hay Rubik Kim tự tháp là Rubik biến thể có dạng tứ diện đều được phát triển bởi nhà phát minh Uwe Meffert từ năm 1981.
Cấu tạo của khối gồm 4 khối đỉnh có thể xoay độc lập với nhau, 6 khối cạnh và 4 khối cầu nối đỉnh và cạnh. Những khối cầu nối này đều có dạng bát diện đều và có 3 mặt lộ ra ngoài. Chúng kết nối với nhau tạo nên một khung cố định tại tâm của cả khối.
Để giải Pyraminx ta cần chỉnh các khối đỉnh về đúng khối cầu nối tương ứng, tiếp theo là giải đúng một mặt. Cuối cùng là chỉnh các khối cạnh còn lại về đúng vị trí.
Tham khảo bài viết Hướng dẫn Cách giải Rubik tam giác
Phần
7
Rubik Skewb Diamond
Skewb Diamond là dạng Rubik bát giác tương tự như khối lập phương Rubik. Tuy nhiên khối Rubik này bao gồm 14 mảnh hình tam giác di động.
Phần
8
Rubik Megamix
Megaminx hay là Rubik thập nhị diện là khối Rubik có dạng thập nhị diện đều. Đó là phát minh của Uwe Meffert. Có hai phiên bản là 6 màu (2 mặt cạnh nhau có chung 1 màu) và 12 màu (mỗi mặt có 1 màu riêng).
Tham khảo: Hướng dẫn cách giải Rubik Megaminx
Phần
9
Rubik Dogic
Là phiên bản khối Rubik 20 mặt. Nó bao gồm 5 hình tam giác gặp nhau ở mỗi đỉnh hoặc 5 mặt ( bao gồm các hình tam giác) nằm xung quanh trục xoay.
Rubik Dogic có tổng cộng 80 mảnh so với 20 mảnh của phiên bản gốc.
Phần
10
Square -1
Square - 1 có tên gọi khác là Cube - 21 và tên đầy đủ là Back to Square One, được thiết kế bởi Karel Hršel and Vojtěch Kopský vào khoảng năm 1990.
Việc giải Square - 1 cực kì độc đáo vì các góc và các cạnh có thể hoán đổi vị trí cho nhau. Các lớp của Square -1 có thể xoay tự do, nếu bạn sắp xếp được chúng thành hàng phù hợp, có thể vắn xoắn khối Square theo cả chiều dọc, hoán đổi các mảnh lớp trên với các mảnh lớp dưới. Điều này dẫn đến rất nhiều những hình dạng cực kì kì quái khác lạ của Square - 1.
Xem thêm: Hướng dẫn cách giải Square - 1
Phần
11
Rubik Skewb Cube
Thật ra Skewb Cube không được gọi là Rubik. Bởi vì từ "Rubik" chỉ đc dùng cho những cube/puzzle do Erno Rubik làm ra thôi như Pocket rubiks cube, Rubik's cube, Rubik's revenge, Rubik's professor, Rubik's snake, Rubik's magic v..v..... những loại còn lại thường có tên riêng hoặc đi kèm chữ "Cube" ví dụ như Skewb Cube.
Skewb, được phát minh bởi Tony Durham là một trò chơi khối xoay giải đố, bao gồm 8 góc và 6 mảnh vuông ở giữa.
Phần
12
Rubik Mirror
Rubik Gương hay còn gọi là Rubik Mirror ( Rubik Bump, Rubik Blocks) là một phiên bản được cải tiến từ Rubik lập phương bởi Hidetoshi Takeji, ra mắt năm 2006.
Cơ chế hoạt động bên trong của Rubik Gương gần giống với Rubik lập phương. Điểm khác biệt của Rubik Gương là ở chỗ, thay vì được đánh dấu các mặt bằng các màu 6 màu sắc như Rubik lập phương, các mặt của Rubik Gương đều có cùng màu ( thường là màu vàng hoặc màu bạc). Các mảnh của Rubik Gương được phân biệt bằng các kích thước và hình dạng của chúng, bởi tất cả các mảnh là những những lăng trụ chữ nhật hoàn toàn riêng biệt.
Tham khảo: Hướng dẫn giải Rubik Gương hay Rubik Mirror
Phần
13
Rubik Snake
Rubik Snake hay còn gọi là Rubik rắn, Rubik dài, Rubik xoắn, Rubik rắn biến hình, Rubik rắn giải đố… Là một trò chơi giải đố do chính cha đẻ của Rubik lập phương sáng tạo ra - Ernő Rubik vào năm 1981.
Khi mới mua, Rubik Rắn thường có dạng “quả bóng” với 8 mặt hình tam giác và 18 mặt hình vuông lõm và không đều. Bằng cách xoay các mảnh của Rubik Snake, chúng ta có thể tạo ra nhiều hình dạng giống nhiều các vật thể, con vật hoặc hình học khác nhau.
Phần
14
Rubik không lập phương
Ngoài các phiên bản lập phương và đa phương, Rubik cũng có các phiên bản không lập phương như 2×3×4, 3×3×5, 1×2×3…
Các phiên bản này hết sức đa dạng và có các cách giải hoàn toàn riêng biệt.
Có 48 bình luận